--> -->

Một Hà Nội thu nhỏ trong tàu điện

Tàu điện với tiếng leng keng từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng của Thủ đô ở thế kỷ 20. Nhìn dưới góc độ lịch sử, văn hóa, Giáo sư Lê Văn Lan và “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2020, nhà thơ Vũ Quần Phương đã có những lý giải thú vị trong chương trình Quán Thanh xuân tháng 10 với chủ đề “Leng keng ngày tháng cũ”.
Tạo nên điểm nhấn của Hà Nội qua ‘Giao lộ leng keng’ Góp phần nâng cao năng lực vận tải công cộng

Việt Nam hóa tàu điện

Theo Giáo sư sử học Lê Văn Lan thì ngày 13/9/1900, người Pháp cho khánh thành tuyến tàu điện đầu tiên ở Hà Nội chạy từ Bờ Hồ đến Thụy Khuê. Ga tàu điện trung tâm của Hà Nội trước kia, nay được nhiều người nói vui là “hàm cá mập” tọa lạc bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm. Hồ Hoàn Kiếm đã sớm được người Pháp quy hoạch chọn là trung tâm, bởi thế ngoài ga tàu còn có tòa đốc lý, bưu điện… Sở dĩ người Pháp chọn điểm này để mở ga tàu vì tuyến đường sẽ qua chợ Đồng Xuân, Hàng Ngang, Hàng Đào, Quán Thánh - là những nơi buôn bán thịnh vượng, sẽ mang lại lãi suất cao.

Một Hà Nội thu nhỏ trong tàu điện

Nhà thơ Vũ Quần Phương nêu quan điểm của mình trong chương trình Quán Thanh xuân

Năm 1906, Hà Nội có thêm tuyến tàu điện từ Thụy Khuê lên tới đường Bưởi – nơi có chợ Bưởi, chợ lớn rất sầm uất bấy giờ. Do đó, việc khai thác kinh tế của người Pháp rất nhạy bén. Tuyến tàu điện đi từ Bờ Hồ đến Thái Hà ấp, rồi từ đây tới Hà Đông với chiều dài 11km. Thái Hà ấp có dinh cơ của Kinh luật sứ Bắc kỳ Hoàng Cao Khải và Hà Đông là đất có con trai của cụ Hoàng Cao Khải là Hoàng Trọng Phu làm Tổng đốc. Bởi vậy, tuyến tàu điện này cho thấy mục đích chính trị rõ ràng, để chiều lòng các quan Nam triều.

Sau đó Hà Nội có thêm tuyến thứ 3, thứ 4 từ Bờ hồ đi chợ Mơ, Cầu Giấy lại trở về mục đích ban đầu là kinh tế vì chợ Mơ cũng là điểm buôn bán lớn và Cầu Giấy rất phát triển thủ công nghiệp. Tuyến thứ 5, bắt đầu làm từ 1928 đến 1943 từ Nhà thương Vọng (Bạch Mai bây giờ) chạy qua trung tâm lên đến đê Yên Phụ. Và đây cũng là tuyến người ta dùng lại các cửa ô từ thời Lê, thời Nguyễn tạo ra.

Lý giải về việc làm các tuyến ga, vị giáo sư đáng kính cho biết: “Người Pháp rất giỏi trong việc nắm địa lý. Họ thừa hưởng cơ sở hạ tầng của Hà Nội nhưng đồng thời cũng phát huy, khai phá một cách nhạy bén. Ý định của người Pháp là vậy nhưng họ cũng thể không hề ngờ rằng người Việt ta lại nhảy tàu điện trốn vé. Có thể nói chúng ta đã Việt Nam hóa tàu điện mà người Pháp tạo ra một cách vui vẻ”.

Tàu điện là tâm hồn Thủ đô

Nhà thơ Vũ Quần Phương thì khẳng định: Tàu điện chính là tâm hồn của Thủ đô vì tính phổ cập, lam lũ của nó. “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2020 diễn giải, tàu điện là của những bà con áo ngắn với những thúng mủng, lợn gà và ai cũng lên tàu điện được. Đi tàu điện thì có hai loại vé, nếu vé của phòng đầu là ngồi ghế êm, giá cao gấp đôi ghế dọc. Tàu điện cũng dễ thân với con người, cho nên có những gia đình bố mẹ khiếm thị hát xẩm trên tàu điện còn đứa con ôm chậu thau méo mó để xin tiền. Đó là sân khấu lưu động mà người biểu diễn với khán giả rất gần nhau, rất cùng cảnh với nhau.

“Hát xẩm hay nỉ non nỗi buồn của thân phận và hát xẩm trên tàu điện còn đặc biệt ở chỗ như một thông tấn xã. Ví dụ hôm qua có một cô dâu trong đám cưới của mình đến trưa mà chưa được ăn nên cô tranh thủ đưa miếng thịt trâu lên ăn. Bất chợt có người vào phòng, cô dâu ngượng quá, vội nuốt nên bị nghẹn phải đi cấp cứu. Hay cô tân thời nào tự tử trên hồ Trúc Bạch thì cũng là cái tin được chuyển thể thành xẩm trên tàu điện ngày hôm sau”, nhà thơ Vũ Quần Phương nhấn mạnh.

Cũng theo tác giả bài thơ “Áo đỏ” thì tàu điện còn là cái chợ lưu động vì ngày xưa người ta bán cả các loại sách, như: thơ Tản Đà, Đồi thông hai mộ, Bật nữ tháng… Khi quân giải phóng về tiếp quản Thủ đô rồi đánh Mỹ, người ta bán sách bằng túi dết hoặc balo, rồi bày sách, bán cả thuốc, như: Cao dán hiệu bà Lan Trọc, thuốc cam của ông Lang Vòng… Sau này thì có bán cả nơ hồng, bật lửa, băng phiến… Đó đều là những mặt hàng bình dân rất phù hợp với nhu cầu thiết yếu của người dân. Có thể nói tàu điện như một Hà Nội thu nhỏ mà ở đó nó như mạch máu nuôi sống con người theo nhịp đập của cuộc sống.

L.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Chiến thắng 3-0 trước U23 Lào trong trận mở màn giải U23 Đông Nam Á 2025 là một kết quả tích cực, đúng như kỳ vọng của người hâm mộ và ban huấn luyện đội tuyển U23 Việt Nam. Ba điểm trọn vẹn cùng việc giữ sạch lưới là một khởi đầu thuận lợi cho hành trình bảo vệ ngôi vương. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn vào cách vận hành chiến thuật và sự thể hiện của các tuyến trên sân, có thể thấy đoàn quân của HLV Kim Sang Sik vẫn còn nhiều điểm cần điều chỉnh và hoàn thiện nếu muốn tiến xa ở giải đấu lần này, đặc biệt khi đối thủ sắp tới có thể là U23 Campuchia, đội bóng không quá mạnh nhưng tiềm ẩn khả năng gây khó dễ.
Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ đắm tàu du lịch mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long do giông lốc bất ngờ chiều 19/7, tối cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp có mặt chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các du khách và thuyền viên gặp nạn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa có Công điện số 3550/CĐ-BVHTTDL ngày 19/7/2025 về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025. Thủ tướng yêu cầu các địa phương từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi tăng cường kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền, kể cả tàu du lịch, tránh xa vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú ẩn an toàn.
Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Chiều 19/7, một trận mưa lớn bất ngờ đổ xuống Hà Nội, kèm theo gió giật mạnh khiến nhiều tuyến phố ngập sâu, cây xanh gãy đổ, giao thông ùn tắc cục bộ. Trước tình huống thời tiết cực đoan diễn biến nhanh và phức tạp, các lực lượng chức năng của Thành phố - từ Công an cơ sở, Cảnh sát giao thông, lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cùng chính quyền các xã, phường... đã lập tức có mặt tại hiện trường, kịp thời hỗ trợ người dân, điều tiết giao thông, khắc phục sự cố.

Tin khác

Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì mới ra đời, mang trong mình sứ mệnh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính phía Nam Thủ đô Hà Nội. Hình thành từ sự hợp nhất nhiều đơn vị hành chính, Thanh Trì không chỉ rộng lớn về diện tích mà còn giàu về truyền thống, đa dạng về bản sắc và tràn đầy tiềm năng phát triển.
Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Đến thời điểm hiện tại, công trình đập dâng tại Cầu Quang, 1 trong 3 đập dâng trên sông Tô Lịch đã hoàn thành cơ bản phần xây lắp với thiết kế ấn tượng.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạc ồn ào của đô thị, như nét chấm phá trầm mặc giữa bức tranh rực rỡ sắc màu hiện đại.
Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Mỗi khi mùa sen nở, bên những hồ nước Tây Hồ phẳng lặng, lại thấp thoáng hình bóng những người nghệ nhân lặng lẽ gom từng hạt hương sắc của mùa hạ. Không máy móc, không dây chuyền, chỉ có đôi bàn tay khéo léo, khứu giác tinh tế và những bí quyết được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Trà sen Tây Hồ vì thế trở thành một lát cắt tinh tế trong bức tranh văn hóa Hà Nội ngàn năm.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Có những con người, dù cuộc sống mang đến bao nhiêu thử thách, bão giông, vẫn kiên cường bước tiếp, dùng ngòi bút như ánh đuốc soi đường, thắp lên hy vọng giữa những ngày đen tối nhất. Nguyễn Văn Học chính là một trong số đó - người viết không chỉ bằng lý trí mà còn bằng cả trái tim rung động trước những cảnh đời khốn khổ, trước những mảng xanh ngỡ như mỏng manh, dễ vỡ.
Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã triển khai hiệu quả mô hình di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn gắn với thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, qua đó góp phần tạo sự văn minh trong ứng xử đối với người quản lý di tích cũng như người dân, du khách.
Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phong trào thi đua yêu nước có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện các Chỉ thị về thi đua yêu nước của Đảng, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng của thành phố Hà Nội nhiều năm qua đã có nhiều đổi mới.
Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Kinh thành Thăng Long xưa, nay là Thủ đô Hà Nội, vốn là mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa trong suốt chặng đường dựng nước, giữ nước của dân tộc. Ngàn năm qua, biết bao mồ hôi, xương máu của ông cha đã đổ xuống nơi đây, chốn định đô muôn đời mang trong mình biết bao di sản đô thị vô giá mà hôm nay chúng ta thừa hưởng. Giờ đây, mảnh đất này lại là nhân chứng trong bước chuyển mình của dân tộc, gánh vác trách nhiệm “giàu có, hiện đại” nhưng vẫn phải cân bằng với khối “tài nguyên văn hóa - lịch sử” sâu và nặng.
Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”

Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”

Giữa nhịp phát triển hiện đại của Thủ đô, vẫn còn đó hàng nghìn di tích, công trình cũ và cơ sở công nghiệp chưa được khai thác đúng mức, những “nguyên liệu thô” mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa. Nếu được quy hoạch và sử dụng hợp lý, đây sẽ là nền tảng quý giá cho quá trình tái thiết đô thị gắn với bảo tồn và sáng tạo.
Hà Nội lọt top 15 thành phố được du khách yêu thích nhất thế giới

Hà Nội lọt top 15 thành phố được du khách yêu thích nhất thế giới

Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến của Việt Nam tiếp tục khẳng định sức hút mạnh mẽ trên bản đồ du lịch quốc tế khi xếp vị trí thứ 11 trong danh sách 15 thành phố được khách du lịch ưa chuộng nhất thế giới do tạp chí Time Out (Anh) công bố.
Xem thêm
Phiên bản di động