-->
Bộ sưu tầm tư liệu về chuyến thăm CHDC Đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Một góc tư liệu vô giá

Chưa từng có cơ hội được gặp Bác Hồ, nhưng ông Trần Ngọc Quyên - nguyên Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Đức luôn đầy ắp những kỷ niệm về Bác. Tại nhà riêng, ông lần giở từng hình ảnh, từng tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cứ thế, câu chuyện về Bác tại CHDC Đức trước đây như những thước phim quay chậm, dần dần hiện hữu qua lời kể của người cán bộ ngoại giao cao niên.
mot goc tu lieu vo gia Tiếp nhận hơn 1.150 tư liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh
mot goc tu lieu vo gia Hồ Chí Minh - khởi nguồn sáng tạo nghệ thuật

1. Năm 1969, ngay sau khi Bác Hồ qua đời, đoàn lưu học sinh của ông tại Trường Đại học TU Dresden đã lập bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh để sinh viên và nhân dân địa phương đến viếng. Tại lễ truy điệu Bác, do Đảng ủy và Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức, ông cảm nhận được nỗi đau vô hạn của mọi người dành cho vị cha già dân tộc. Những bức ảnh chụp sự kiện này chính là những tư liệu ảnh đầu tiên của ông có được về Bác. Từ đây, ý định lưu giữ những hình ảnh của Bác làm kỷ niệm cá nhân trở thành cơ duyên đưa ông đến việc miệt mài sưu tầm các tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

mot goc tu lieu vo gia
Tập tư liệu về chuyến đi thăm chính thức CHDC Đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh (25.7 - 1.8.1957) trong bộ sưu tầm của ông Trần Ngọc Quyên.

Quý giá nhất trong khối tài liệu mà ông dày công sưu tầm là toàn bộ hồ sơ tư liệu của Bộ Ngoại giao CHDC Đức, gồm trên 300 đơn vị tư liệu sao chụp từ bản gốc lưu trữ từ năm 2002 đến năm 2014. Đây là những hồ sơ lưu trữ hoàn toàn nội bộ của Bộ Ngoại giao CHDC Đức.

Qua các tư liệu này, có thể thấy phía bạn đã đón tiếp Bác rất trọng thị, đồng thời cũng rất chân tình và thân thiết. Chuyến thăm cũng là cuộc hội ngộ đầy cảm động giữa Người với những bạn chiến đấu người Đức đã từng quen thân nhau từ ngày còn hoạt động tại Quốc tế Cộng sản vào những năm 1920 và 1930 với các lãnh tụ của CHDC Đức, đặc biệt là Chủ tịch Wilhelm Pieck. Chương trình hoạt động dày đặc, nhưng Người vẫn rất quan tâm đến việc gặp gỡ mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân lao động, thanh thiếu nhi Đức và các học sinh Việt Nam đang học tập ở Đức.

Từ năm 1979, ông Quyên bắt đầu sưu tầm tư liệu một cách có hệ thống và liên tục ở những trung tâm chính trị của Đức - nơi ông đến công tác. Ông mở rộng sưu tầm cả những sách báo, hiện vật, phim ảnh, tranh áp-phích, phù hiệu và tem bưu chính,…Ông tìm và lưu lại những bằng chứng về các đường phố, trường học, đơn vị quân đội, đội sản xuất của Đức mang tên Bác từ các trang web, bản đồ tới chứng minh thư nhân dân…

Theo tìm hiểu của ông, ở CHDC Đức trước đây, ít nhất 4 thành phố có đường Hồ Chí Minh, có 6 trường học mang tên Người. Tại các địa phương, có nhiều đội sản xuất và một đơn vị quân đội (Trung đoàn huấn luyện của Bộ đội biên phòng ở Berlin) cũng từng mang tên Bác. Sau khi nước Đức thống nhất, tất cả các đường phố và cơ sở mang tên lãnh tụ cộng sản và phong trào công nhân Đức và nước ngoài đều được đổi tên. Tuy nhiên, ông cũng đã kịp quay phim và chụp ảnh đường Hồ Chí Minh ở Berlin khi đường phố này chưa bị đổi tên hoặc nhờ người quen chụp ảnh lại đường phố từng mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các thành phố khác…

Đặc biệt năm 2014, khi đến thăm Bảo tàng quốc gia Đức ở thành phố Nuemberg, ông đã phát hiện ra tên đường Hồ Chí Minh trong bức tranh tường lớn (khoảng 5x10m) ngay ở sảnh bảo tàng, có ghi tên các đường phố chính của Đông Berlin trước năm 1990. Trên đó có tên nhiều lãnh tụ và các chiến sĩ cộng sản tiêu biểu của Đức và nước ngoài. Ông tâm sự, ông rất tự hào vì tin rằng, đường Hồ Chí Minh sẽ được khắc ghi và tồn tại mãi mãi tại một bảo tàng lớn cấp quốc gia của Đức. Và tự hào hơn nữa bởi chính ông là cầu nối cộng đồng, phối hợp với anh em Việt kiều thực hiện dự án bảo tồn di tích vật thể duy nhất còn tồn tại ở nước Đức. Đó là bia tưởng niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm các cháu học sinh VN tại Moritzburg, làm bằng chất liệu đồng, cỡ 50x60cm, trên có ghi dòng chữ (dịch sang tiếng Việt): “Tháng 7.1957, tại đây, các em thiếu nhi Việt Nam đang sống và học tập tại Trường Kaethe Kollwitz Heim đã chào đón vị Chủ tịch của mình”.

mot goc tu lieu vo gia
Ông Trần Ngọc Quyên – nguyên Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức.

2. Sau khi nghỉ hưu, ông Trần Ngọc Quyên đã có 4 lần trở lại Đức để tiếp tục hành trình sưu tầm những tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến nay, dù đã 73 tuổi, nhưng ông vẫn miệt mài với việc tìm kiếm thông tin trên mạng internet để làm giàu hơn kho tư liệu của mình. Ông kể, trong 20 đầu sách tiếng Đức về Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông quý nhất là cuốn “Cuộc khởi nghĩa vũ trang” do Quốc tế Cộng sản xuất bản lần đầu năm 1928. Trong cuốn sách này, có một chương do Nguyễn Ái Quốc viết về công tác nông vận. Đặc biệt là bản thảo cuốn “Hồ Chí Minh - Một cuộc đời cách mạng” dự kiến xuất bản nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Người (1990), nhưng do biến cố chính trị ở Đức, nên cuốn sách này không xuất bản nữa. GS-TS Lulei (đồng chủ biên) đã nhờ ông tặng lại cho Bảo tàng Hồ Chí Minh bản thảo cuối cùng sửa tay của mình. Ông cho rằng đó là một trường hợp “hy hữu”.

Để có được kho tư liệu vô giá này, ông Trần Ngọc Quyên đã không tiếc thời gian và công sức, tìm đến các cơ quan lưu trữ chính thức, các tổ chức đoàn kết với Việt Nam và bạn bè Việt Nam, nhất là những người đã từng công tác tại Việt Nam, đã có dịp được gặp Bác Hồ. Nguồn tư liệu mà ông có được chủ yếu từ các cơ quan lưu trữ như Trung tâm Tư liệu ảnh, Thông tấn xã CHDC Đức (ADN), Trung tâm Tư liệu báo chí và thư viện của Quốc hội CHLB Đức, Cục Lưu trữ Liên bang, Viện Nghiên cứu Rosa - Luxemburg của Đảng Cánh tả; Tổ chức Dịch vụ Đoàn kết quốc tế (SODI);…

Quý giá nhất trong khối tài liệu mà ông dày công sưu tầm là toàn bộ hồ sơ tư liệu của Bộ Ngoại giao CHDC Đức, gồm trên 300 đơn vị tư liệu sao chụp từ bản gốc lưu trữ từ năm 2002 đến năm 2014. Đây là những hồ sơ lưu trữ hoàn toàn nội bộ của Bộ Ngoại giao CHDC Đức.

Trong suốt hành trình tìm kiếm tư liệu ấy, bên ông Quyên luôn có sự đồng hành, giúp đỡ nhiệt tình từ những người bạn quốc tế như GS Lulei, đạo diễn tài năng nổi tiếng Juergen Eike, nhà văn - nhà báo lão thành Franz Faber (dịch giả Truyện Kiều),… Trong đó, ông đặc biệt nhắc tới Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Đức - Việt Klaus Woinar và Thạc sĩ Axel Friedrich - 2 người bạn đã nhiều lần cùng ông đến các cơ quan lưu trữ tìm tư liệu, giúp ông tìm thêm các tư liệu ở những nơi ông không có điều kiện đến hoặc khi ông đã trở về Việt Nam.

Năm 2016, nhân kỷ niệm 71 năm Quốc khánh 2.9, ông Trần Ngọc Quyên đã trao tặng một số tư liệu về Bác Hồ mà ông tìm kiếm bằng thời gian và công sức cá nhân cho Bảo tàng Hồ Chí Minh. Trước đó, ông còn tặng tư liệu và hiện vật cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Nhà truyền thống Bộ Ngoại giao, Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Khu lưu niệm cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du,…

Ông Quyên tâm sự, bộ sưu tầm tư liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Minh tại Đức mà ông có được không phải là báu vật giá trị về vật chất, mà là kho tàng vô giá chứa đựng những bài học giản dị nhất từ tình cảm, trí tuệ của Người. Và kho tàng vô giá đó luôn được người cán bộ ngoại giao cao niên nâng niu, trân trọng như bảo vật của chính mình.

Nguyễn Hoài

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động