Mong không còn người nghèo
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới công tác xoá đói giảm nghèo 196.332 tỷ đồng đầu tư Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 Hà Nội phấn đấu năm 2025 cơ bản không còn hộ nghèo |
![]() |
Năm nay, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Chính phủ tổ chức Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2022 (từ ngày 17/10/2022 - 18/11/2022) nhằm hưởng ứng phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động. Chương trình với mục đích kêu gọi, vận động nhân dân cả nước, doanh nghiệp, doanh nhân, cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm, người Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế,... quan tâm chăm lo, ủng hộ, giúp đỡ người nghèo và cộng đồng nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững của Đảng, Nhà nước đã đề ra. Trong hơn một năm qua, Trung ương và các địa phương đã dành hơn 86.000 tỉ đồng để hỗ trợ cho 56 triệu lượt người dân và trên 730.000 người sử dụng lao động khó khăn do đại dịch Covid-19.
Đến thời điểm này, đã, đang và sẽ có nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân quyên góp tiền ủng hộ Quỹ vì người nghèo. Rồi đây, số tiền đó sẽ được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các cấp chính quyền hỗ trợ người nghèo bằng nhiều hình thức khác nhau, như ủng hộ tiền xây, xóa nhà dột nát… Việc làm này thể hiện đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta trên nền tảng “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Nhưng như lời nhấn mạnh của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2022, phía trước vẫn còn nhiều nỗi lo, trăn trở khi vẫn còn gần 2,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo, chiếm hơn 9% số hộ trong cả nước.
Có thể nói, xóa đói giảm nghèo là vấn đề toàn dân và là trách nhiệm của cả nước, cần phải có cách tiếp cận toàn dân và trên bình diện quốc gia. Đó là sự tham gia tích cực của cộng đồng và sự phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, các ngành. Bên cạnh việc kêu gọi, quyên góp ủng hộ người nghèo, chúng ta cũng cần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội để số người nghèo được hưởng lợi hơn các chính sách an sinh, tiếp cận cơ hội việc làm, kiến thức và kỹ năng sản xuất, từ đó có cơ hội thoát nghèo.
Khi các chính sách, nguồn lực của Nhà nước được đầu tư có hiệu quả, đến được với những người còn khó khăn, khi đó người nghèo sẽ có thêm những cần câu để tự câu cá, qua đó tự xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho chính mình. Với mỗi chúng ta, thấm nhuần đạo lý “bầu ơi thương lấy bí cùng”, sẵn sàng góp một phần ủng hộ của mình vào Quỹ xóa đói giảm nghèo, và từ đáy lòng vẫn mong sao, trong thời gian tới sẽ không còn người nghèo trên dải đất hình chữ S thân yêu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch
Tin khác

Đừng để “cha chung không ai khóc”!
Bình luận 17/04/2025 14:01

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!
Bình luận 15/04/2025 16:21

Giá như thế mới là nhà ở xã hội
Bình luận 10/04/2025 11:37

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin
Thời sự 26/03/2025 18:55

Giải phóng kinh tế tư nhân
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 20/03/2025 11:25

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng
Bình luận 15/03/2025 07:40

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ
Bình luận 11/03/2025 07:45

Những “ánh điện” nơi công sở
Bình luận 06/03/2025 08:56

Học suốt đời và tự học
Bình luận 04/03/2025 11:10

Tinh gọn để phát triển
Bình luận 25/02/2025 09:10