Mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh vừa làm việc với các đơn vị về triển khai nhiệm vụ tổng kết và xây dựng Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Tại buổi làm việc, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự Hành chính Lê Thị Vân Anh đã báo cáo tóm tắt Kết quả tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Trong đó, đề xuất, kiến nghị nghiên cứu hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về pháp nhân thương mại theo hướng mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, bổ sung các quy định liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như đồng phạm của pháp nhân, phạm tội chưa đạt, chuẩn bị phạm tội của pháp nhân thương mại.
Đồng thời, nghiên cứu, hoàn thiện quy định về hình phạt tử hình theo hướng bổ sung trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình; hoàn thiện quy định đối với trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình đối với trường hợp phạm tội Tham ô tài sản, Nhận hối lộ mà trước khi kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Nghiên cứu, hoàn thiện quy định về chuẩn bị phạm tội, miễn trách nhiệm hình sự, biện pháp bắt buộc chữa bệnh… Đề nghị phi hình sự hóa đối với một số tội danh không còn phù hợp với thực tiễn (Điều 181 Bộ luật Hình sự, tội “Cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện”); nghiên cứu hình sự hóa đối với những hành vi mới xuất hiện có tính nguy hiểm cho xã hội.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu kết luận buổi làm việc |
Nghiên cứu, hoàn thiện theo hướng đảm bảo thống nhất giữa quy định của Bộ luật Hình sự và quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với các tội danh quy định dấu hiệu “đã bị xử phạt vi phạm hành chính”. Nghiên cứu hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Hình sự để đáp ứng với các chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam là thành viên…
Góp ý tại buổi làm việc, một số đại biểu đề xuất nghiên cứu bổ sung quy định để xử lý hình sự đối với một số hành vi vi phạm có tính nguy hiểm xã hội, mới xuất hiện như tiền ảo, công nghệ mới, kiểm toán độc lập, thuốc lá điện tử.
Đồng thời, đề nghị sửa đổi một số tội danh, cụ thể đối với nhóm tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, đề nghị miêu tả rõ hơn hành vi phạm tội; đề xuất bổ sung trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình; đề xuất quy định cụ thể, rạch ròi về tội phạm liên quan lĩnh vực ngân hàng…
Phát biểu kết thúc buổi làm việc, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đánh giá cao việc chuẩn bị Báo cáo cũng như quyết tâm triển khai nhiệm vụ tổng kết và xây dựng Bộ luật Hình sự (sửa đổi) của Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính.
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đề nghị Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính nghiên cứu, đề xuất, điều chỉnh một số tội không còn phù hợp với thực tiễn ở một số tội liên quan lĩnh vực hôn nhân và gia đình; mở rộng nguồn quy định về tội phạm và hình phạt ngoài Bộ luật Hình sự theo hướng quy định tội phạm ở luật chuyên ngành.
Nghiên cứu, hoàn thiện quy định về bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội; nghiên cứu hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về pháp nhân thương mại theo các hướng đã dự kiến, mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, bổ sung các quy định liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại; đảm bảo thống nhất giữa quy định của Bộ luật Hình sự và quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính…
Theo Bộ luật Hình sự hiện hành, mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.
Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra...
Theo Điều 76 Bộ luật Hình sự, thì pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về 33 tội phạm thuộc 3 nhóm: Nhóm các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; nhóm tội phạm xâm phạm trật tự công cộng; nhóm các tội phạm về môi trường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Vinamilk trao quà, thăm hỏi hơn 650 thương bệnh binh nhân dịp 50 năm đất nước thống nhất

Hình ảnh chật cứng dòng phương tiện trên khắp các tuyến đường trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Chuỗi chương trình âm nhạc dân tộc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Bến xe đông đúc trong ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Tăng cường rà soát, nắm bắt thông tin liên quan đến việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm

Phó Giám đốc Sở NN&MT Hà Nội: Công tác GPMB là phép thử năng lực giữa các đơn vị liên quan

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội trao hỗ trợ gia đình công nhân môi trường qua đời do tai nạn
Tin khác

Chiến thắng 30/4 và những đóng góp thầm lặng, vẻ vang của ngành Cơ yếu Việt Nam
Thời sự 29/04/2025 18:38

Hòa bình, thống nhất và khát vọng hùng cường
Thời sự 29/04/2025 16:45

Hà Nội chi hơn 381 tỷ đồng tặng quà người có công nhân dịp 30/4 và 2/9
Sự kiện 29/04/2025 15:47

HĐND thành phố Hà Nội xem xét 4 nhóm vấn đề quan trọng
Sự kiện 29/04/2025 09:18

Lung linh màn trình diễn 10.500 drone trên bầu trời TP.HCM
Sự kiện 29/04/2025 06:01

Các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban MTTQ Việt Nam
Sự kiện 28/04/2025 21:34

Sửa Luật để sàng lọc, khắc phục chế độ “biên chế suốt đời” với công chức
Sự kiện 28/04/2025 21:28

Thành ủy Hà Nội “chốt” phương án sắp xếp xã, phường
Sự kiện 28/04/2025 18:54

Chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã đều tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Sự kiện 28/04/2025 17:04

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản gặp gỡ báo chí
Sự kiện 28/04/2025 14:14