-->

Mở hướng phát triển ở huyện ngoại thành

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại những thay đổi tích cực trong nhận thức của người dân huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Từ phương thức sản xuất truyền thống, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn. Đặc biệt, những năm gần đây, trên địa bàn huyện đã xuất hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên từng đơn vị diện tích canh tác, tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế của huyện.
Thành tựu xây dựng nông thôn mới tại các huyện ngoại thành Hà Nội cho phép đầu tư các cầu yếu, cầu nhỏ trên địa bàn một số huyện

Hiệu quả từ việc ứng dụng khoa học công nghệ

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã xuất hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng hoa học kỹ thuật như: Tưới tự động; điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng để cây trồng có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất; chọn tạo được giống vật nuôi năng suất, chất lượng; quy trình chăn nuôi khép kín... Những công nghệ tiên tiến khi được ứng dụng vào sản xuất, giúp hạn chế sức người mà năng xuất chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt.

Mở hướng phát triển ở huyện ngoại thành
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính của Hợp tác rau, quả sạch Chúc Sơn.

Điển hình, tại Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn, dù thời tiết thay đổi, nắng nóng gay gắt, những ruộng rau vẫn xanh tốt, không bị cháy lá; ruộng dưa lưới vẫn cho quả đều và sai. Theo ông Hoàng Văn Thám, Giám đốc Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn: Thành quả đó là nhờ đơn vị đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất, xây dựng các nhà màng, nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm. Kinh phí đầu tư không quá lớn (khoảng 1 triệu đồng/sào) nhưng đã khẳng định hiệu quả rõ rệt, vừa giảm sức lao động cho nông dân, vừa đảm bảo tưới đúng, đủ lượng nước, tránh lãng phí... Cũng theo ông Thám, để phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, việc ứng dụng khoa học công nghệ là hướng đi tất yếu cả trước mắt và lâu dài.

Được biết, Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn là đơn vị đầu tiên của huyện Chương Mỹ đã phối hợp với các nhà khoa học lắp đặt hệ thống trạm quan trắc thời tiết thông minh iMentos 3.3 A-G. Với bán kính phủ sóng 15km, trạm quan trắc dự báo chính xác nhiệt độ, tốc độ gió, lượng mưa... làm căn cứ để nông dân xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ rau, quả. Ngoài ra, Hợp tác xã đầu tư lắp đặt 10 camera tại đồng ruộng, kết nối với máy tính, điện thoại thông minh giúp cho Ban giám đốc dù ở bất kỳ đâu cũng có thể dễ dàng quản lý vùng sản xuất theo quy trình... Nhờ sản xuất rau, quả bằng công nghệ cao, mỗi ngày Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn thu mua gần 2 tấn rau quả mà không lo ảnh hưởng bởi thời tiết. Sản phẩm được cung cấp cho 4 bệnh viện, 2 hệ thống siêu thị lớn là Big C và T-Mart, 15 cửa hàng tiện ích và 11 trường học theo hợp đồng liên kết.

Những năm gần đây, cùng với việc xây dựng các vùng nông nghiệp chuyên canh tập trung, huyện Chương Mỹ đã triển khai các dự án, mô hình ứng dụng công nghệ cao nhằm mục đích nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Điển hình như trong lĩnh vực trồng trọt, huyện đã tập trung ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào khâu giống và công nghệ sản xuất. Đến nay, bộ giống lúa của huyện đã được cải tạo cơ bản với 70% giống lúa chất lượng cao, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế. Huyện cũng ứng dụng thành công giống cà chua ghép cà tím tại một số xã, thị trấn đưa năng suất tăng lên 2 lần so với giống thường, giá trị đạt trên 1 tỷ đồng/ha; giống hoa lan rừng, lan Hồ Điệp nuôi cấy mô đã phát triển mạnh tại địa bàn huyện, giá trị đạt trên 10 tỷ đồng/ha.

Không chỉ riêng lĩnh vực trồng trọt, huyện Chương Mỹ còn chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi. Tiêu biểu như Hợp tác xã thỏ Việt - Nhật ở xã Lam Điền, đã xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín và ứng dụng kỹ thuật hiện đại để phát triển mô hình nuôi thỏ thương phẩm, thỏ sinh sản. Đáng chú ý, quy trình chăm sóc thỏ được thực hiện theo hướng an toàn sinh học và tuân thủ nghiêm ngạt theo các chỉ số kỹ thuật. Hiện tại, Hợp tác xã đang nuôi 1.000 con thỏ cái và 50 con thỏ đực để phối giống. Trung bình mỗi tháng có hơn 4.000 thỏ con được sinh ra và được nuôi trong vòng 45 ngày thì xuất bán. Hợp tác xã xuất bán thỏ thương phẩm 3 tháng/lứa, trừ các khoản chi phí thu về gần 100 triệu đồng tiền lãi.

Thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp

Đồng bộ với ứng dụng giống mới, công nghệ sản xuất tiên tiến, nhiều Hợp tác xã, chủ trang trại trên địa bàn huyện Chương Mỹ cũng mạnh dạn đầu tư ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực quản lý sản xuất, ứng dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc… Trong lĩnh vực chăn nuôi, các hộ nông dân đã chuyển từ thụ tinh lợn, bò trực tiếp sang thụ tinh nhân tạo, với nhiều giống lợn, giống bò chất lượng cao như giống bò BBB đã chiếm 47% tổng đàn bò của huyện, trên 90% đàn lợn ngoại đã tăng sản lượng và chất lượng thịt, tăng thu nhập cho người dân. Trên địa bàn huyện có trên 400 trang trại chăn nuôi đã ứng dụng công nghệ chuồng trại khép kín có hệ thống làm mát, máng ăn, máng uống tự động, hạn chế dịch bệnh và tăng năng suất chăn nuôi lên 2 lần.

Như vậy, các chương trình, mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến trên địa bàn huyện Chương Mỹ bước đầu đã đạt được kết quả rõ rệt, góp phần quan trọng trong tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp của huyện, theo hướng quy mô lớn, tăng giá trị và đảm bảo an toàn thực phẩm, từng bước hiện đại hóa nền nông nghiệp của huyện.

Thời gian tới, huyện Chương Mỹ tiếp tục có những giải pháp để khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Cụ thể là Chương trình số 07-CTr/HU của Huyện ủy về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025”. Chương trình số 07-CTr/HU của huyện hướng tới mục tiêu tiếp tục xác định phấn đấu tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 4,0% trở lên. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng vùng sản xuất chuyên canh tập trung phù hợp với quy hoạch; chú trọng việc nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Huyện sẽ thực hiện chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như: Hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị cơ giới hoá trong sản xuất; hỗ trợ chuyển đổi giống, cây trồng, vật nuôi mới, có chất lượng cao, có khả năng sinh lợi cao hơn gắn với bảo vệ môi trường bền vững. Bồi dưỡng, đào tạo tập huấn nhằm nâng cao trình độ của các chủ thể trong phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển nông nghiệp công nghệ cao và kiến thức kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Triển khai các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn gắn với sản xuất theo hướng sạch, bền vững, vệ sinh, an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn VietGAP, GMP (thực hành sản xuất tốt)...

Bên cạnh đó, huyện sẽ tổ chức định kỳ các lớp bồi dưỡng đào tạo tập huấn ngắn ngày, các chương trình tham quan thực tế gắn kết các nhà khoa học, các chuyên gia với người nông dân để trực tiếp chuyển giao, ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ vào sản xuất. Hướng dẫn ứng dụng chuyển giao công nghệ cao, công nghệ sinh học từ sản xuất đến khâu sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản./.

Minh Khuê - Kim Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 285.631 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thành phố đã phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025.
Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo không cần đầu tư các phòng lab, mà cần tư duy đổi mới và văn hóa đổi mới. Đây chính là con đường khả thi hơn cho các nước chưa đủ tiềm lực nghiên cứu sâu, nhưng có năng lực tổ chức, thích nghi và sáng tạo xã hội.
TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Chiều 21/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín. Tang vật thu giữ lên tới khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.

Tin khác

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động