Mô hình kiểm soát bữa cỗ đông người
Hà Nội: Khuyến khích cung cấp thông tin vi phạm về an toàn thực phẩm | |
Chú trọng đảm bảo an toàn thực phẩm tại chợ đầu mối nông sản |
Mô hình hoạt động hiệu quả
Từ việc thí điểm tại 2 huyện Thanh Oai và Phú Xuyên trong năm 2016, đến nay, mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm bữa cỗ tập trung đông người đã được duy trì và nhân rộng tại 15 quận, huyện với 155 xã, phường. Nhờ đó, các điều kiện an toàn thực phẩm bữa cỗ được cải thiện, nâng cao nhận thức và ý thức chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm của người dân.
Một buổi tập huấn hướng dẫn giám sát bữa cỗ tập trung đông người tại Trung tâm Y tế huyện Phú Xuyên (Ảnh: Thu Trang). |
Là địa phương triển khai mô hình kiểm soát bữa cỗ tập trung đông người từ năm 2016 đến nay, huyện Thanh Oai đã phủ kín 21/21 xã, thị trấn trên địa bàn. Qua thống kê, trong năm 2019, trên địa bàn huyện có 2.940 bữa cỗ tập trung đông người, gồm cỗ cưới, giỗ, khao sinh nhật... (mỗi bữa có từ 60-800 người ăn), trong đó khoảng 95% các bữa cỗ là do gia đình tự chế biến. Trong khi đó, chính quyền địa phương mới chỉ quản lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, còn bữa cỗ tập trung đông người phần lớn là do các gia đình tự bảo đảm.
Theo Trưởng Khoa An toàn thực phẩm, Trung tâm y tế huyện Thanh Oai Nguyễn Như Toan, để thực hiện tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm bữa cỗ tập trung đông người, huyện Thanh Oai chỉ đạo 21/21 xã, thị trấn thành lập, duy trì hoạt động Tổ giám sát tư vấn các điều kiện an toàn thực phẩm với 263 lượt cơ sở được kiểm tra, giám sát. Mỗi xã, thị trấn hỗ trợ tư vấn cho từ 120-150 bữa cỗ đông người, từ khâu kiểm soát nguyên liệu thực phẩm đến chế biến và tổ chức ăn uống, bảo quản, vận chuyển thức ăn. Qua giám sát, đa số các hộ gia đình tổ chức bữa cỗ tập trung đông người đã có ý thức về bảo đảm an toàn vệ sinh, cơ sở vật chất sạch sẽ, dụng cụ nấu nướng bảo đảm theo quy định và nơi nấu ăn được phân khu riêng biệt, tách biệt giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín.
Tương tự, Phú Xuyên cũng là một trong 2 địa phương đầu tiên của Hà Nội được chọn để triển khai thí điểm mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm tại bữa cỗ tập trung đông người từ năm 2016. Từ 5 xã đầu tiên, đến nay trên địa bàn huyện đã có 20/27 xã, thị trấn triển khai mô hình này. Hiện tại, huyện đang phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tăng cường tổ chức các lớp tập huấn an toàn thực phẩm cho cán bộ của các tổ giám sát tư vấn các điều kiện an toàn thực phẩm tại các bữa cỗ tập trung đông người. Trong thời gian tới, huyện sẽ nhân rộng mô hình này đến 100% xã, thị trấn.
Nếu như trước đây, Phú Xuyên từng xảy ra các vụ ngộ độc tập thể tại bữa cỗ tập trung đông người thì sau 5 năm triển khai, số vụ ngộ độc thực phẩm giảm rõ rệt. Qua giám sát, có 99% hộ gia đình sử dụng nước sạch tổ chức bữa cỗ tập trung đông người. 91% sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và 94% các hộ dân có lưu mẫu thức ăn tối thiểu 24 giờ… Trong khi đó, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn huyện, có 170 bữa cỗ tập trung đông người do gia đình tự nấu và 35 bữa thuê đội nấu cỗ lưu động với 114 lượt cơ sở được kiểm tra, giám sát và chưa xảy ra vụ ngộ độc tập thể nào. Huyện phấn đấu 27/27 xã, thị trấn trên địa bàn sẽ triển khai mô hình này trong thời gian tới.
Tiếp tục nhân rộng mô hình
Tuy nhiên, theo Giám đốc Trung tâm y tế huyện Phú Xuyên Tiêu Ngọc Chiến, khó khăn khi triển khai mô hình là nhận thức của người dân về an toàn thực phẩm còn hạn chế. Đặc biệt, khó kiểm soát các đội nấu cỗ lưu động vì họ không đề biển hiệu. Hình thức nấu nướng lưu động, không có chỗ cụ thể, cơ sở chật hẹp. Khâu sơ chế, nấu nướng kéo dài, việc bảo quản không đảm bảo, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm…
Đồng quan điểm, Trưởng Khoa An toàn thực phẩm, Trung tâm y tế huyện Thanh Oai Nguyễn Như Toan cho rằng, do người dân chủ yếu mua nguyên liệu thực phẩm tại các chợ ở địa phương nên khó truy xuất nguồn gốc. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ chưa đảm bảo, chưa phân khu riêng thức ăn sống, thức ăn chín. Khó khăn nhất là việc lưu mẫu thực phẩm tại các bữa cỗ. Một hộ dân lầm tưởng việc lưu mẫu do thức ăn không đảm bảo sẽ làm hoang mang, e ngại khi tới ăn cỗ.
Theo thống kê từ năm 2007 đến 2019, Hà Nội đã ghi nhận 44 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số mắc 1.199 người, trong đó ngộ độc thực phẩm tại gia đình có 12 vụ (chiếm 27,3%), tại bữa cỗ là 13 vụ (chiếm 29,5%). Nguyên nhân chủ yếu xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm là do vi sinh vật (26 vụ, chiếm tỷ lệ 59,1%), không có tử vong do ngộ độc thực phẩm. Do đó, việc triển khai mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm bữa cỗ tập trung đông người là rất cần thiết nhằm giảm thiểu ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng. |
Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của các tổ tư vấn giám sát của huyện tại các hộ gia đình, truyền thông về an toàn thực phẩm trên loa đài xã và truyền thông trực tiếp tại thôn, khó khăn dần được khắc phục. Sau khi tập huấn, tuyên truyền, các địa phương yêu cầu người dân ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm khi nấu cỗ. Từ đó, các gia đình tổ chức bữa cỗ tập trung đông người đã được nâng cao nhận thức, kỹ năng, thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
“Để kiểm soát, quản lý được các cơ sở kinh doanh dịch vụ nấu cỗ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tăng cường công tác tập huấn chuyên môn về an toàn thực phẩm cho Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm tại xã, trưởng thôn, y tế thôn, tổ tư vấn, giám sát cũng như đầu tư mua trang thiết bị xét nghiệm thử rượu. Ngoài ra, các địa phương cũng nên thường xuyên tổ chức tuyên truyền tại cộng đồng, phổ biến kiến thức về đảm bảo an toàn thực phẩm tại bữa cỗ tập trung đông người… Và để mô hình này đạt kết quả tốt nhất, cần có sự vào cuộc và chung tay của cả cộng đồng”- ông Toan nhấn mạnh.
Phó Chi Cục Trưởng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn cho hay, qua hiệu quả của mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm bữa cỗ tập trung đông người, từ 2 địa phương triển khai thí điểm là huyện Thanh Oai và Phú Xuyên, đến hết năm 2019, Thành phố đã nhân rộng đến 15 quận, huyện, thị xã với 155 xã, phường, thị trấn. Đảm bảo 100% bữa cỗ tập trung đông người tại các địa phương triển khai được kiểm soát an toàn thực phẩm. Hiện nay, mô hình này đã được lan tỏa đến nhiều địa phương trên cả nước.
Đề cập đến vấn đề tháo gỡ những khó khăn của mô hình, ông Tuấn cho rằng, thời gian tới, Chi cục và các địa phương trên địa bàn Thành phố sẽ tăng cường hơn công tác truyền thông để người dân hiểu, chủ động mời cán bộ chuyên môn đến hướng dẫn, tư vấn cho họ khi nhà có cỗ… Truyền thông xuất phát từ nhu cầu, mong muốn của người dân để các địa phương có những bữa cỗ thực sự an toàn, đem lại sức khỏe cho cộng đồng. Ngoài ra, việc lựa chọn những người tham gia tổ tư vấn, giám sát cũng rất quan trọng. Đây cũng là yếu tố tạo nên sự thành công của mô hình.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/1: Đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, trời rét
Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1: Kỳ phùng địch thủ
TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Tin khác
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47