-->

Mô hình bác sĩ gia đình: Chưa phát huy hiệu quả

Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu triển khai mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Đến nay, trên địa bàn đã có gần 200 phòng khám BSGĐ tại 20 trong số 23 bệnh viện quận, huyện và trạm y tế. Thế nhưng, không phải phòng khám BSGĐ nào cũng hoạt động hiệu quả.
Chữa bệnh bằng phương pháp tác động cột sống: Hiệu quả cao, chi phí thấp
Sẽ triển khai sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên toàn quốc
Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Xử lý nhẹ, người tiêu dùng lo!

Những bất cập

Bà Xuân, ở quận Cầu Giấy cho biết: Mô hình BSGĐ là ý tưởng hay vì sẽ giúp người bệnh mất ít thời gian chờ đợi, giảm bớt thủ tục hành chính nhưng cũng bộc lộ những bất cập. Ví như tại các phòng khám BSGĐ không chi trả cho BHYT trái tuyến nên bệnh nhân đành chấp nhận tới cơ sở đăng ký ban đầu để khám bệnh. Còn anh Ngô Anh Đông, ở Sóc Sơn, cho biết, chưa nghe nói có mô hình phòng khám gia đình bao giờ. Người nhà mình vẫn có thói quen ốm nhẹ, đi mua thuốc uống còn nặng thì vào bệnh viện cho yên tâm.

Theo BSCKI Nguyễn Thị Thanh Hòa, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Cầu Giấy, khó khăn hiện nay trong hoạt động của phòng khám BSGĐ là người dân chưa hiểu hết về lợi ích của mô hình, nên tham gia đăng ký quản lý sức khỏe còn hạn chế. Bệnh nhân khám, chữa bệnh không được thanh toán BHYT trái tuyến gây khó khăn trong hoạt động khám, chữa bệnh cho nhân dân. Bên cạnh đó, khi bệnh nhân phải chuyển tuyến hầu như phòng khám không nhận được phản hồi của tuyến trên để tăng thêm hiệu quả quản lý và điều trị bệnh nhân…

Mô hình bác sĩ gia đình: Chưa phát huy hiệu quả
Người dân đang khám bệnh tại phòng khám bác sĩ gia đình

Cùng phản ánh những khó khăn, bác sĩ Phạm Quang Hải, Giám đốc TTYT huyện, cho biết, thực tế khó khăn của mô hình BSGĐ là thiếu kinh phí để in hồ sơ bệnh án, biểu mẫu, sổ sách, tờ rơi tuyên truyền về BSGĐ; thiếu kinh phí đào tạo chuyên khoa BSGĐ, chưa có chế độ đãi ngộ cho các bác sỹ gia đình, đặc biệt là cơ chế tài chính, cơ chế chuyển tuyến thống nhất từ trên xuống dưới, tạo phần mềm quản lý về y học gia đình….

Ngoài ra, khi triển khai mô hình này trong hệ thống y tế tư nhân, việc cấp chứng chỉ hành nghề đòi hỏi bác sĩ phải có văn bằng chuyên ngành y học gia đình nên nhiều bác sĩ đã được đào tạo chuyên khoa khác không muốn đào tạo lại. Bên cạnh đó, các phòng khám BSGĐ chưa xây dựng được quy chế phối hợp, chuyển tuyến và trao đổi thông tin trong quá trình quản lý bệnh nhân. Đó là chưa kể cơ chế quản lý phòng khám BSGĐ hiện còn chồng chéo, chưa rõ ràng, quyền hạn BSGĐ bị hạn chế dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi người bệnh…

Tại hội nghị “Sơ kết đề án thí điểm BSGĐ và xây dựng đề án nhân rộng mô hình BSGĐ giai đoạn 2016 - 2020”, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, các phòng khám BSGĐ hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực. Toàn quốc mới đào tạo được hơn 700 BSGĐ nên đội ngũ này còn quá mỏng. Mặt khác, mạng lưới BSGĐ hiện cũng chưa triển khai được ở phòng khám tư nhân, do nơi đây thu từ 100.000 - 200.000 đồng/lần khám bệnh, nhưng BHYT chỉ chi trả có 20.000 đồng nên họ không “mặn mà”.

Cần tuyên truyền và nhân rộng

Để mô hình BSGĐ mang lại hiệu quả cao, cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về những lợi ích cũng như hiệu quả của mô hình BSGĐ mang đến cho người dân, từ đó người dân sẽ hiểu, tin tưởng.

Ông Trần Quý Tường, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, phân tích: BSGĐ hoàn toàn khác với bác sĩ đến khám tại nhà. Khám tại nhà chỉ là đến khám và đi về, mang tính nhất thời, còn BSGĐ là mô hình chăm sóc sức khỏe lâu dài, liên tục và có tính cộng đồng cao, bởi họ còn có nhiệm vụ tham gia hướng dẫn phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh cũng như kiểm soát bệnh mạn tính. Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề về y học gia đình. Từ việc thiếu thông tin về mô hình BSGĐ nên nhiều người dân cho rằng, mô hình này chỉ dành cho những gia đình khá giả.

Ngoài ra, việc phát triển mô hình phòng khám BSGĐ tại các trạm y tế phường, xã nơi từ trước tới nay người dân không mấy tin tưởng về chất lượng khám, về cơ sở vật chất và tay nghề của bác sĩ nên khó thu hút bệnh nhân. Bên cạnh đó, danh mục thuốc BHYT nghèo nàn, thiết bị cận lâm sàng sơ sài. Nhân lực phòng khám BSGĐ tại các trạm y tế không đủ do phải tập trung thực hiện công việc chung của trạm như tiêm chủng, phòng, chống dịch bệnh, các chương trình chăm sóc sức khỏe… dẫn đến tình trạng người dân đến khám “lèo tèo”.

Có thể nói, việc mở rộng mô hình phòng khám BSGĐ là một chủ trương đúng nhưng chưa thực sự “trúng”. Trong thời gian tới, ngành y tế thành phố cần hoàn chỉnh mô hình, xác định phạm vi, quy mô, chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám BSGĐ và các điều kiện bảo đảm hoạt động như giá dịch vụ phòng khám, cơ chế chuyển tuyến, cơ chế thanh toán BHYT…

Ngành y tế thành phố đã có chủ trương phối hợp các cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức y khoa liên tục cho đội ngũ cán bộ quản lý, bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên tham gia phòng khám BSGĐ. Về quản lý, các phòng nghiệp vụ của Sở Y tế sẽ xây dựng các biểu mẫu khám, xét nghiệm và chuyển bệnh; Xây dựng mạng quản lý thông tin và bệnh án (điện tử, giấy) và xây dựng hệ thống chuyển bệnh cũng như các thủ tục thanh toán BHYT cho người bệnh có thẻ BHYT… Đây chính là cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để các phòng khám BSGĐ phát huy tốt tác dụng.

Tại hội nghị “Sơ kết đề án thí điểm BSGĐ và xây dựng đề án nhân rộng mô hình BSGĐ giai đoạn 2016 - 2020”, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, các phòng khám BSGĐ hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn về nhân lực. Toàn quốc mới đào tạo được hơn 700 BSGĐ nên đội ngũ này còn quá mỏng. Mặt khác, mạng lưới BSGĐ hiện cũng chưa triển khai được ở phòng khám tư nhân, do nơi đây thu từ 100.000 - 200.000 đồng/lần khám bệnh, nhưng BHYT chỉ chi trả có 20.000 đồng nên họ không “mặn mà”.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, BSGĐ là mô hình cần được nhân rộng bởi những mặt tích cực của nó mang lại. Những bác sĩ phục vụ tại đây, đều là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh, là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất. BSGĐ là bác sĩ hướng về gia đình, biết rõ từng người bệnh và gia đình của họ, xem xét vấn đề sức khỏe của người bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng đồng. Phát triển mô hình bác sĩ gia đình sẽ góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm tải ở các bệnh viện tuyến trên…

Trang Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

(LĐTĐ) Ngày 24/1 (tức 25 tháng Chạp) là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, tại nhiều tuyến đường Thủ đô, giao thông có dấu hiệu “tăng nhiệt”.

Tin khác

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

(LĐTĐ) Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, tại đây vừa liên tục tiếp nhận 8 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột, trong đó có chùm ca bệnh gồm 5 trẻ là bạn học (ở độ tuổi từ 7-9 tuổi tại Tuyên Quang).
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh dại ở người là bị chó, mèo nghi dại cắn mà không tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định và tự ý điều trị, dùng thuốc nam.
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi tại 22 quận, huyện. Dự báo, số ca mắc sởi có thể tăng cao trong 3 tháng đầu năm 2025.
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 311/BYT-KCB gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thủ trưởng Y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tốt việc đón khách về tham quan khu Di tích thắng cảnh Chùa Hương năm 2025, ngành Y tế huyện Mỹ Đức đã tổ chức khám sức khỏe và tập huấn phổ biến các quy định đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm (ATTP) cho người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn xã Hương Sơn.
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui

Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui

(LĐTĐ) Sau khi sinh con đầu lòng, cô gái 19 tuổi đã tin vào quảng cáo làm to "vòng 1" không đau, đến spa tiêm filler (chất làm đầy) vào ngực, sau đó ngất xỉu phải nhập viện cấp cứu.
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

(LĐTĐ) Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục.
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi

22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi

(LĐTĐ) Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 3/1 đến ngày 10/1), toàn Thành phố ghi nhận 120 ca mắc sởi tại 22 quận, huyện, thị xã (tăng 19 trường hợp so với tuần trước).
Xem thêm
Phiên bản di động