-->

“Mềm hóa” cách tiếp cận lịch sử cho học sinh thông qua giáo dục di sản

(LĐTĐ) Sau một năm triển khai, chương trình giáo dục di sản tại Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) đã thu hút hàng vạn học sinh tham gia. Đây là cách vừa chơi, vừa học tạo sự hào hứng và phù hợp với lứa tuổi, để các em đến với di sản và thêm yêu Thăng Long – Hà Nội.  
mem hoa cach tiep can lich su cho hoc sinh thong qua giao duc di san Công nhận 2 lễ hội ở Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
mem hoa cach tiep can lich su cho hoc sinh thong qua giao duc di san Thừa Thiên Huế tăng giá vé tham quan các điểm di sản
mem hoa cach tiep can lich su cho hoc sinh thong qua giao duc di san Hé lộ mô hình mua sắm giúp Hạ Long “hái tiền” từ khách ngoại

Hoàng thành Thăng Long là một địa chỉ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới tham quan. Công tác giáo dục di sản cho học sinh được Trung Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội quan tâm, nhằm quảng bá, phát huy giá trị di sản, bồi đắp thêm niềm tự hào cho thế hệ trẻ.

mem hoa cach tiep can lich su cho hoc sinh thong qua giao duc di san
Những dụng cụ, trò chơi dân gian truyền thống gắn với Tết Trung thu được trưng bày tại di tích Hồ Văn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Thông qua những trò chơi thú vị đã cho học sinh hiểu được phần nào công việc tìm tòi và bảo quản những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Đây là cách vừa chơi, vừa học tạo sự hào hứng và phù hợp với lứa tuổi, để các em đến với di sản và thêm yêu Thăng Long – Hà Nội.

Tại di tích Hồ Văn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám năm nay tổ chức chuỗi hoạt động hè “Sĩ tử nhí – Chắp cánh ước mơ” cho thiếu nhi. Đây cũng chính là chương trình giáo dục di sản cho thiếu nhi Thủ đô một cách thiết thực, bên cạnh việc tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho các em. Vì vậy, ngay từ khi sân chơi được mở ra, đông đảo thiếu nhi đã đăng ký tham gia với tinh thần hào hứng.

Bởi đây là những cách tiếp cận mới trong phương pháp giáo dục di sản cho giới trẻ, không khô khan, cứng nhắc. Với phương pháp này, học sinh không chỉ được tiếp thu kiến thức từ những bài giới thiệu, mà còn được trải nghiệm, tương tác, tìm hiểu về di sản.

Lượng kiến thức đọng lại sẽ ấn tượng hơn trong việc bổ sung những hiểu biết về văn hóa, lịch sử mà các em còn thiếu khi học trên lớp. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi mà nhu cầu học ngoại khóa, tìm hiểu thực tế tại các di sản đang được áp dụng tại nhiều bậc học, từ mẫu giáo tới cả bậc trung học phổ thông.

Với những cách làm mới đó, qua một năm triển khai, chương trình giáo dục di sản đã có 19.086 học sinh tham gia tại Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa (tại Hoàng Thành Thăng Long là 17.847 em, Cổ Loa là 1.239 em). Bên cạnh đó, số lượng học sinh tham quan tự do ở cả hai di tích là trên 100.000 em.

Hai chương trình giáo dục di sản nổi bật là “Em làm khảo cổ” và “Em tìm hiểu di sản” là hai hướng tiếp cận mới trong công tác giáo dục di sản, tránh được lối mòn cũ bằng việc tạo ra những chương trình bổ ích, lý thú, chơi mà học - học mà chơi.

Qua đó, giúp các em chủ động khám phá, tìm hiểu di sản thông qua các hoạt động tương tác, trải nghiệm; góp phần rèn luyện kỹ năng quan sát, sưu tầm, thuyết trình, làm việc nhóm; rèn luyện các phẩm chất cần cù, kiên trì, sáng tạo, tỉ mỉ.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang, để đáp ứng nhu cầu của học sinh tham gia chương trình giáo dục di sản, tìm hiểu lịch sử, Trung tâm đã xây dựng nội dung chuyên đề học tập như: Bộ tài liệu, bảng hỏi, phiếu hoạt động cụ thể, kèm hình ảnh sinh động. Trung tâm tổ chức nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm tái hiện nét văn hóa truyền thống của cha ông như Tết Việt, Tết Đoan Ngọ, Vui Tết Trung thu...

Bên cạnh những thành quả đạt được sau một năm triển khai, theo Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội việc triển khai chương trình giáo dục di sản vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: hạ tầng trong khu di sản chưa đáp ứng khi số lượng học sinh đến đông, cùng thời điểm (trên 3.000 học sinh) dẫn đến quá tải một số khu vực đón tiếp, bãi giữ xe, nhà vệ sinh, số lượng học sinh tham quan tự do, không tham gia chương trình còn đông.

Nguyên nhân một phần do các nhà trường chưa tiếp cận được chương trình cụ thể, một phần do không có kinh phí tham gia, hoặc tham quan nhiều điểm một buổi nên không đáp ứng được thời gian.

mem hoa cach tiep can lich su cho hoc sinh thong qua giao duc di san
Tò he được đưa đến di tích Hồ Văn giúp học sinh và người dân hiểu hơn về nghề truyền thống

Để khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng chương trình giáo dục di sản, trong thời gian tới, Trung tâm và Sở Giáo dục và đào tạo sẽ phối hợp đẩy mạnh thực hiện chương trình ở những nội dung như: bổ sung chương trình lễ dâng hương, lễ báo công, tổ chức chuyên đề tìm hiểu lịch sử với chủ đề “Điện Kính Thiên trong lịch sử”, chuyên đề giáo dục môi trường; triển khai một số hoạt động ứng dụng công nghệ phục vụ chương trình Giáo dục di sản như Game giáo dục di sản, tương tác “Chiếc bàn khảo cổ kỳ thú”...

Bên cạnh đó, Trung tâm sẽ nâng cấp và duy trì sân chơi tại khu vực Hậu Lâu; tăng cường khả năng đón tiếp, bổ sung đáp ứng đủ cơ sở vật chất, đồ dùng, dụng cụ phục vụ học sinh tham gia chương trình ở cả hai khu di tích.

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ) - nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn tấp nập người đến lễ đầu năm mới. Sáng 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), hàng nghìn người vẫn tiếp tục đổ về lễ Phủ, cầu mong một năm mới may mắn, bình an.
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

(LĐTĐ) Tại quận Tây Hồ, công tác cải cách hành chính đang từng bước nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số của thành phố Hà Nội.
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

(LĐTĐ) Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa sẽ được tổ chức vào 20h tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) tại Công viên văn hóa Đống Đa. Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước” được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

(LĐTĐ) Tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì), ngày 1/2 (mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự lễ dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, đơn vị đã triển khai vận hành tuyến buýt số 05 (Mai Động - Đại học Tài nguyên và Môi trường) bằng xe buýt điện. Đây là tuyến buýt điện thứ 3 được Transerco đưa vào khai thác.
Năm 2024 thành phố Hà Nội hoàn thành 2,219 triệu m2 sàn nhà ở

Năm 2024 thành phố Hà Nội hoàn thành 2,219 triệu m2 sàn nhà ở

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2024, toàn thành phố Hà Nội đã hoàn thành khoảng 2,219 triệu m2 sàn nhà, tương đương khoảng 14.984 căn nhà. Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 29,1m2/người, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 28,8m2/người.
Ấn tượng đêm khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025

Ấn tượng đêm khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025

(LĐTĐ) Mới đây, xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã tưng bừng tổ chức chương trình khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025 tại khu vực Quảng trường Thống Nhất. Chương trình sẽ diễn ra xuyên suốt trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Giữ lửa cho nghệ thuật chèo truyền thống

Giữ lửa cho nghệ thuật chèo truyền thống

(LĐTĐ) Những năm qua, cùng với sự phát triển của sân khấu chèo chuyên nghiệp, phong trào hát chèo trong quần chúng nhân dân cũng diễn ra sôi nổi tại các quận, huyện trên địa bàn Thủ đô. Hoạt động của các câu lạc bộ chèo góp phần tích cực trong việc gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật chèo truyền thống.
Cầu Giấy vững tin thành đô thị hiện đại

Cầu Giấy vững tin thành đô thị hiện đại

(LĐTĐ) Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Cầu Giấy quyết tâm xây dựng quận trở thành đô thị thông minh, hiện đại, có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, có hệ thống dịch vụ công thông suốt, lấy tri thức và công nghệ là động lực chính cho sự phát triển, biến quận trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo.
Xem thêm
Phiên bản di động