“Mẹ” của hàng trăm con mèo bị bỏ rơi
Chàng trai 10 năm cõng bạn tới trường | |
Lặng lẽ viết tiếp những câu chuyện cổ tích |
Gần 20 năm cần mẫn cứu mèo
Tìm đến nhà cô Nguyễn Thúy Hải trong căn nhà tập thể cũ trên phố Thái Thịnh không phải quá khó. Hỏi bất kỳ người dân nào sống xung quanh, ai cũng biết đến câu chuyện của người phụ nữ có biệt danh “Hải mèo”. Bởi nhiều năm nay, cô Hải dành phần lớn thời gian để cưu mang, chăm sóc những con mèo hoang. Việc làm của cô Hải xuất phát từ lòng trắc ẩn của một người giàu tình yêu thương với động vật. Ngay từ nhỏ, khi nhìn thấy bà ngoại chăm sóc gần chục chú mèo mướp, cô Hải đã xem mèo như một người bạn thân thiết của con người.
Cô Nguyễn Thúy Hải ân cần chăm sóc mèo trong nhà của mình |
Mỗi khi nhìn mèo nhỏ bị bỏ rơi, bị chủ đối xử tàn nhẫn hay bị tai nạn đáng thương giữa đường, tình yêu thương động vật trong cô lại trỗi dậy. Trong nhiều năm trời, cô Hải bắt đầu chăm sóc mèo hoang từ công việc đơn giản như nấu cơm, mang thuốc men đến tận nơi chữa trị cho chúng. Một ngày năm 2009, cô Hải đưa ra một quyết định táo bạo, đó là đem chúng về nhà nuôi sau khi nhận được tin có một con mèo mẹ bị chặt cụt chân nằm thoi thóp chờ chết ở phố Láng Hạ. Cô và con trai nhanh chóng tới đón mèo về nhà, dùng kinh nghiệm nhiều năm tự chữa trị cho mèo mẹ.
Cùng với tình thương và sự kiên trì chăm sóc mỗi ngày, một tháng sau mèo mẹ dần bình phục và được cô Hải ấu yếm đặt tên là mèo mẹ Cụt. Sau 2 tháng, mèo Cụt đã sinh ra được 4 mèo con khỏe mạnh. Từ đấy trở đi, nhặt được đứa nào, cô đều bế về chăm sóc. Nhiều năm ròng rã, cô Hải không nhớ nổi mình đã cứu bao nhiêu con mèo. Mèo được cô Hải cứu về thường là những con bị chủ vứt bỏ, không có khả năng sống sót. Có những con mèo bị tai nạn nằm tại chỗ hấp hối cô cũng hết lòng cưu mang, chạy chữa bởi cô không đành lòng để chúng tan thành cát bụi ở ngoài đường.
Thời điểm cô Hải đón thêm nhiều mèo về nhà là khi căn nhà của cô chỉ vỏn vẹn hơn 20m2. “Thời đó người với mèo ăn ngủ cùng nhau, tôi nhớ có những buổi sáng tỉnh giấc thấy xung quanh toàn là mèo”, cô Hải kể lại. Sau nhiều năm dành dụm, cô xây được “nhà mèo” - một không gian nhỏ nới ra nơi ban công của khu tập thể. Đây không chỉ là niềm vui của cô mà còn là món quà quý báu đối với những thành viên nhỏ đang ngày càng lớn cần một không gian rộng lớn hơn.
Hiện tại, nhà cô Hải đang nuôi hơn 30 con mèo cả to lẫn nhỏ. Mỗi con mèo trong “nhà mèo” của cô Hải là mỗi hoàn cảnh khác nhau, được cô nhận về từ các địa chỉ với những câu chuyện đáng thương. Mặc dù không chung “bố mẹ”, không cùng dòng máu nhưng chúng về chung một tổ ấm, gắn bó với nhau như anh em ruột, con nhỏ nhường con lớn, con khỏe nhường con yếu.
Yêu thương và coi chúng như con, cô đặt cho mỗi con một cái tên thật hay và gần gũi với đặc tính. Đó có thể là Bông xù, Trắng Tròn, Mi Sa, Bông Trắng,… Dù là cái tên nào, nhưng tất cả chúng đều có chung tình thương, cứ thế sống quanh quẩn trong căn nhà nhỏ của “mẹ Hải”. Thời gian trôi qua, có đến hàng trăm con mèo được cô Hải đón về nhà, có con được cứu sống khỏe mạnh ở lại với cô, có con lại được chủ mới đón về nuôi, cũng có những con không may qua đời… Nhưng với cô, tất cả chúng đều là những đứa “con” mà cô rất mực yêu thương và chiều chuộng.
Một ngày vất vả nhưng hạnh phúc của “mẹ Hải”
Từ ngày cưu mang hàng trăm chú mèo, cuộc sống của cô Hải thay đổi chóng mặt. Căn nhà hiện tại của cô sau khi được sửa sang, cơi nới rộng khoảng gần 30m2 nhưng không gian sống bị thu hẹp khi toàn bộ ngóc ngách trong nhà cô đều ưu tiên dành cho mèo. Trong đó có một góc nhỏ cô xây dựng thành “nhà mèo”, đây là nơi để những chú mèo khỏe mạnh, ít bệnh sinh hoạt và vui chơi. Ngoài ra, các phần diện tích còn lại là chỗ để lồng, chỗ để đệm lót; đồ y tế, ban công cho mèo tắm nắng. Ngay cả căn bếp nhỏ cũng thành nơi ở của những con mèo bị liệt... Nhìn từng con mèo với ánh mắt trìu mến, cô Hải tâm sự từng hoàn cảnh: Có con mới được hai tháng đã bị người ta đem vứt vào thùng rác vì nó bị liệt, có con bị động kinh nên không tự ăn và vệ sinh được, có con bị ung thư chủ không muốn chạy chữa…
Một ngày của cô Hải bắt đầu từ lúc 6 giờ 30 sáng. Cô dành thời gian để lau chùi, dọn dẹp chỗ ngủ của mèo, cho mèo ăn, cho đi vệ sinh... Cô thay mới, đánh rửa bát đựng thức ăn cho những con mèo khỏe mạnh. Sau đó tự tay lau rửa, dọn vệ sinh cho những con bị bệnh ở các lồng riêng. Rồi bế từng con mèo lên đút cho ăn, bơm xi lanh cho uống nước. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhẹ nhàng, ấy thế nhưng phải đến giữa trưa cô Hải mới có thể hoàn thành xong hết các đầu việc trên và không lúc nào có thể rời nửa bước. “Công việc ưu tiên phải đi ra ngoài là ma chay, hiếu hỉ, thăm người ốm đau… ngoài ra không đi đâu được nhiều. Ngày thì ở nhà phục vụ mấy đứa, tối ra trông quán gần trường Bách Khoa để kiếm tiền cũng là để mua đồ ăn, y tế cho mèo”, cô Hải chia sẻ.
Nhờ tình thương của cô Hải, nhiều con mèo đã được cứu sống và nuôi lớn |
Từ khi gắn bó cuộc đời mình với những con mèo, cô Hải đã phải hi sinh nhiều sở thích cá nhân. Cô gác lại đam mê bơi lội, khiêu vũ cổ điển kể từ ngày làm “mẹ” của những con mèo đáng thương. Kể cả là đi nghỉ mát, đi du lịch đây đó với bạn bè cô cũng không có. Gần chục năm nay cô không đi đâu quá nửa ngày vì không thể dứt được các “con”. Cô thương nhà mèo vắng “mẹ Hải” thì đói, những đứa bệnh tật không ai thay rửa cho, rồi cô cũng sợ chúng nhớ mình. Cô Hải hiện đang sống một mình từ khi con trai đi lấy vợ, cô dành gần hết thời gian và số tiền mình kiếm được mỗi tháng để chi trả tiền thuốc men, ăn uống cho mèo. Hàng tháng, trung bình hơn 30 con mèo ăn hết từ 3 – 4 bao hạt. Ngoài ra còn có pate, thịt lợn và chi phí tiền bỉm lót, thuốc men y tế cho những con mèo bệnh, tổng chi phí khoảng 9.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng.
Vài năm trở lại đây, vì có giai đoạn số mèo cứu về quá tải nên cô phải mở thêm tiệm game để trang trải cuộc sống. Toàn bộ số tiền hàng tháng kiếm được từ tiệm đều dùng để cưu mang mèo. Tuy khó khăn nhưng cô Hải luôn cố gắng tự mình nuôi “con”, cô chưa bao giờ đi xin ủng hộ hay quyên góp, miễn sao chúng được khỏe mạnh thì cô không ngại vất vả. Vì thế, những con mèo dần trở thành những người bạn của cô Hải, hiện hữu trong cuộc sống của cô như một phần không thể thiếu./.
P. Ngân
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54