--> -->

Lặng lẽ viết tiếp những câu chuyện cổ tích

Cứu sống được hàng trăm bé bị bỏ rơi khi vừa lọt lòng, mở những ngôi nhà chung cho các bà mẹ mang thai cơ nhỡ, sẵn sàng hỗ trợ của cải vật chất cho bà con nghèo, tặng cặp cứu sinh cho trẻ em vùng lũ, nhận bảo trợ cho những bệnh nhân cao tuổi còn sót lại của trại phong Đá Bạc,… đây chỉ là một số trong hàng ngàn công việc mà Câu lạc bộ (CLB) Sẻ chia sự sống Hà Nội vẫn âm thầm và bền bỉ thực hiện trong suốt những năm qua.  
lang le viet tiep nhung cau chuyen co tich Nhiều y, bác sĩ của Hà Nội được tôn vinh “Người tốt, việc tốt”
lang le viet tiep nhung cau chuyen co tich Người tốt - Việc tốt: Như tình mẫu tử
lang le viet tiep nhung cau chuyen co tich Người đau đáu với sự học

Trao đổi với Lao động Thủ đô, anh Lê Thành Trung – ‘‘Thủ lĩnh’’ của CLB Sẻ chia sự sống Hà Nội cho biết, các tình nguyện viên là thành viên của CLB luôn sẵn sàng lên đường để đến với những những mảnh đời cần sự sẻ chia, bất kể xa xôi, cách trở, cho dù ngày nắng hay ngày mưa.

Ngay trong những ngày đầu tháng 10, một nhóm tình nguyện viên của CLB đã đến xã Hoa Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và trực tiếp trao tặng hàng trăm chiếc cặp cứu sinh tới tận tay các em học sinh tiểu học trong xã.

‘Thông thường các đoàn đi từ thiện vùng lũ, lụt hay tặng mì tôm và các nhu yếu phẩm nhưng CLB chúng mình không làm vậy. Bởi, theo mình biết trong 20 năm thiên tai gần đây chưa có ai chết vì đói. Song, đã có tới hơn 13 ngàn người chết vì bị lũ cuốn. Một cái cặp cứu sinh có trị giá bằng gần 3 thùng mì tôm nhưng có thể vừa giúp các em học sinh đến trường, vừa cứu được tính mạng các em khi lũ về’’, anh Trung chia sẻ.

lang le viet tiep nhung cau chuyen co tich
Trao tặng cặp cứu sinh cho học sinh ở Quảng Bình.

Cùng với hoạt động tặng cặp cứu sinh cho trẻ em vùng lũ ở Quảng Bình, một nhóm tình nguyện viên khác của CLB Sẻ chia sự sống Hà Nội đã đến và tặng cho anh Nguyễn Văn Cảnh ở Nam Định một chiếc xe lăn để hỗ trợ cho anh trong việc di chuyển.

CLB Sẻ chia sự sống Hà Nội đến nay có trên 1.600 người tham gia, trong đó khoảng 1.300 người là cộng tác viên thường xuyên.

Lực lượng tình nguyện viên này ở khắp mọi miền đất nước, được chia ra làm các nhóm nhỏ, có chuyên môn và thế mạnh riêng. Vì vậy, mỗi cá nhân khi tham gia vào CLB đều có cơ hội phát huy được năng lực và sở trường của mình.

Trong các hoạt động của CLB Sẻ chia sự sống Hà Nội, đối tượng là trẻ em và phụ nữ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn luôn được các thành viên CLB ưu tiên và dành nhiều tâm sức nhất.

Theo một số nghiên cứu gần đây, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên cao hơn nhiều nước trong khu vực và đứng thứ 5 trên thế giới. Xót xa cho những thai nhi bị nạo phá, vứt bỏ, nhiều năm qua, các tình nguyện viên của CLB đã âm thầm gom nhặt các thai nhi như vậy mang về khâm niệm, chôn cất.

Công việc tâm linh này không hề dễ dàng với bất cứ ai nhưng vượt qua mọi khó khăn, nỗi sợ hãi của bản thân, thậm chí cả điều tiếng của thiên hạ, các thành viên của CLB đã chôn cất rất nhiều thai nhi được tại một nghĩa trang cách trung tâm Hà Nội hơn 50km.

Để hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh đưa các thai nhi về với đất mẹ, các thành viên của CLB Sẻ chia sự sống Hà Nội đã phải vượt qua vô cùng nhiều thử thách như phải chầu chực đêm hôm tại các phòng khám để thu gom các thai nhi bị bỏ rồi mang đi chôn cất. Những công việc ấy luôn diễn ra vào ban đêm, bất kể mưa gió, rét mướt…

Trong số hàng ngàn thai nhi bị vứt bỏ, có khoảng 200 bé may mắn được CLB phát hiện sớm và cứu sống kịp thời. Đó thực sự là những cuộc chạy đua với thời gian, thời tiết để giành lại sự sống cho những đứa trẻ đặc biệt ấy. Anh Trung và các tình nguyện viên từng tìm thấy những em bé còn nguyên trong túi bóng đen ngoài bãi rác, người tím ngắt nhưng vẫn còn cựa quậy. Mở chiếc túi ra, cháu bé vẫn còn thở, ọ ọe vài tiếng như muốn cầu cứu những người xung quanh cho mình sự sống.

Anh Trung chia sẻ, những lúc đó sẽ không có thời gian cho những giọt nước mắt hay lòng thương cảm, mà việc cần làm ngay là phải giữ ấm cơ thể cho em bé, duy trì hơi thở và chạy thẳng vào bệnh viện. Với mỗi sinh linh bé nhỏ khi được bác sĩ thông báo là sống sót, các tình nguyện viên đều vô cùng vui mừng hạnh phúc dù cho cuộc sống phía trước là cả một chặng đường dài, không ít những khó khăn.

Với mong muốn tỷ lệ phá thai giảm, để không còn cảnh những thai nhi xấu số không có cơ hội làm người, CLB Sẻ chia sự sống Hà Nội đã dang rộng vòng tay đón nhận những cô gái trẻ mang thai ngoài ý muốn, hỗ trợ họ sinh con, sau đó trở lại cuộc sống đời thường. Ở đó vừa là nơi chữa trị vết thương lòng cho những phụ nữ bị bạo hành, cũng vừa là chốn nương thân của những chị em từng một lần lầm lỡ, có cơ hội làm lại cuộc đời.

lang le viet tiep nhung cau chuyen co tich
Anh Trung và một em bé ra đời từ ngôi nhà chung.

Nói về ý nghĩa của những ngôi nhà chung này, anh Trung chia sẻ, cách đây 8 năm, sau khi nhận được nhiều lời cầu cứu của những người phụ nữ gặp phải những chuyện đau lòng như: bị chồng bạo hành dã man, bị bố mẹ vì sĩ diện của bản thân ép con đi phá thai ngoài ý muốn, các nữ sinh viên lỡ mang thai ở những tháng cuối không có chỗ dung thân,... anh Trung và CLB đã quyết định đứng ra hỗ trợ, giúp những người này có chỗ ăn, ở, trợ giúp sinh nở, bảo lãnh xin việc... Từ đó, những ngôi nhà chung ra đời!

Mục đích chính là chỗ trú ấn, lánh nạn cho các cô gái đã hoặc sắp làm mẹ. Ở ngôi nhà chung, các cô gái cùng cảnh ngộ sẽ sống cùng nhau, đùm bọc, chia sẻ và động viên nhau cùng vượt qua khó khăn.

Dù hoạt động thiện nguyện đã lâu, nhưng gần đây CLB Sẻ chia sự sống Hà Nội mới chia sẻ với cộng đồng. Về điều này, anh Trung lý giải: “Nếu cứ âm thầm đi giúp thiên hạ thì mình chỉ là người đi dọn dẹp hậu quả của xã hội mà thôi. Người ta sai lầm, mình đi sửa hộ, làm sao đủ sức? CLB quyết định thông tin về các hoạt động mà CLB đã và đang làm để mọi người cùng biết với mong muốn sẽ thay đổi nhận thức của nhiều người và lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống’’.

Có một thực tế là hầu hết kinh phí cho các hoạt động từ thiện của CLB Sẻ chia sự sống Hà Nội đều là tiền của anh Trung và một số người tham gia CLB. CLB không xin tài trợ khắp nơi, bởi họ không muốn CLB Sẻ chia sự sống Hà Nội sẽ phải mang “màu cờ sắc áo” của những đơn vị nào đó và gán thêm những tôn chỉ mục đích to tát, mỹ miều… Bởi vậy, nên anh Trung và nhiều thành viên còn lại của CLB luôn cố gắng chắt chiu và vun vén để từng hoạt động đều có ý nghĩa thiết thực nhất.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.
Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Thực hiện sự chỉ đạo và hướng dẫn của Liên đoàn Lao động quận Long Biên, các Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã chú trọng triển khai hiệu quả công tác xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.
Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội chính thức triển khai thí điểm tính năng lấy số thứ tự trực tuyến đặt lịch hẹn qua ứng dụng iHanoi từ ngày 8/5.
Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.
Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.

Tin khác

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những tháng năm hoa lửa vẫn in đậm trong tâm trí những người lính trận. Đặc biệt, trong những ngày tháng Tư lịch sử - khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những kỷ niệm xưa lại ùa về, sống động như mới hôm qua. Mang trong mình phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” - ông Nguyễn Tiến Thưởng người lính xe tăng năm xưa nay vẫn vững vàng trên một mặt trận khác. Ông đồng hành cùng các cựu chiến binh thị xã Sơn Tây tiếp tục dựng xây quê hương, vun đắp hòa bình bằng nghị lực, tình yêu nước và khát vọng cống hiến không ngơi nghỉ.
Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Chiến thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca của cả dân tộc. Lịch sử mãi ghi tạc chiến công hiển hách của những đoàn quân rầm rập tiến về giải phóng miền Nam. Nhưng trong bản thiên anh hùng ca vĩ đại ấy, có đóng góp của lực lượng Công an Thủ đô - họ là những người giữ vững an ninh trật tự, là "lá chắn thép" bảo vệ hậu phương lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.
Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Sáng sớm ngày 30/4, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để chứng kiến nghi lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Sáng 30/4 lịch sử, tại Thủ đô Hà Nội hàng nghìn người con đất Việt cùng hội tụ về Quảng trường Ba Đình linh thiêng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh yên nghỉ. Không quản đường xá xa xôi, không phân biệt tuổi tác, tất cả đều có chung một lòng kính yêu vô hạn dành cho Bác và tình yêu với Tổ quốc. Đồng thời, dự Lễ chào cờ trước Lăng Bác.
Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tối 27/4, ngay sau khi kết thúc chương trình "Vang mãi khúc khải hoàn", tại khu vực sân khấu đa năng Công viên Thống Nhất, 600 quả pháo tầm cao cùng 90 giàn pháo hoa tầm thấp đã thắp sáng bầu trời Hà Nội. Sự kết hợp "mãn nhãn" giữa ánh sáng, âm thanh đã tạo nên cảm xúc tự hào dâng trào trong lòng người dân Thủ đô.
Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động