-->

Mất tiền oan vì tin “thầy thuốc nam online”

(LĐTĐ) Dù đã được các chuyên gia y tế cảnh báo nhiều nhưng thời gian gần đây, các bệnh viện vẫn liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, suy gan, ngộ độc… do tự ý dừng điều trị và sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc, trôi nổi được bán trên mạng xã hội.
“Đừng đùa” với thuốc nam không rõ nguồn gốc Thêm bệnh nhân bị ngộ độc gan do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc Men gan tăng gấp 35 lần do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc

Tiền mất tật mang

Thời gian vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp người bệnh nhập viện do sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điển hình như trường hợp anh L.V.H (33 tuổi, ở Vĩnh Phúc) phát hiện mắc viêm gan B cách đây 1 năm. Được chỉ định điều trị thuốc kháng vi rút. Bệnh nhân đã điều trị thuốc kháng vi rút 9 tháng. Tuy nhiên, 3 tháng gần đây, anh đã tự ý dừng thuốc và chuyển sang điều trị bằng thuốc nam không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội.

Trước khi vào viện 2 tuần, anh H thấy có các biểu hiện mệt mỏi tăng dần, ăn ngủ kém, vàng da, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu nên anh đã đi khám và điều trị tại y tế cơ sở nhưng tình trạng bệnh cải thiện chậm. Anh tự đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị. Ngay khi nhập viện, anh H được chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá tình trạng bệnh. Kết quả xét nghiệm cho thấy anh H bị huỷ hoại tế bào gan rất nặng. Xét nghiệm men gan tăng gấp 35 lần so với chỉ số bình thường, ứ mật nặng, xét nghiệm sắc tố mật tăng gấp 11 lần, chức năng gan suy giảm nghiêm trọng… Anh H được chẩn đoán suy gan cấp - viêm gan B mạn tiến triển.

Mất tiền oan vì tin “thầy thuốc nam online”
Điều trị cho bệnh nhân sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Chia sẻ với báo chí về ca bệnh này, bác sĩ chuyên khoa II Trần Minh Quân – Phó Trường Khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Bệnh nhân này mới dùng thuốc kháng vi rút được 9 tháng nên chưa đủ để ức chế được vi rút viêm gan B, mà tự ý ngưng thuốc tới 3 tháng liên tục là rất nguy hiểm. “Vi rút viêm gan B có thể bùng phát nhanh chóng và gây tổn thương gan trên diện rộng do đó có thể làm cho người bệnh tử vong vì suy gan cấp nếu không được điều trị kịp thời. Rất may là bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị, tình trạng bệnh đã dần được cải thiện, hiện sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định”- bác sĩ Quân phân tích.

Trước đó, Bệnh viện cũng tiếp nhận một bệnh nhân nam (49 tuổi, ở Hà Nội) bị ngộ độc gan do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc trị sỏi thận. Theo lời kể của người bệnh, 10 năm trước bệnh nhân đã từng uống thuốc nam và tiểu ra sỏi. Vì không thấy đau nên bệnh nhân đã không đi khám từ đó cho đến nay. Gần đây, trong lần đưa người nhà đi khám, anh "tranh thủ" vào siêu âm có kết quả sỏi thận nhiều 2 bên.

Sau đó, bệnh nhân về nhờ hàng xóm mua hộ thuốc nam không nhãn mác để điều trị sỏi thận. Uống được nửa tháng, thấy ngứa trong người, mệt mỏi, ăn kém vàng da tăng dần anh mới đến cơ sở y tế khám, được siêu âm, xét nghiệm phát hiện ra bị ngộ độc gan. Bệnh nhân nhập viện điều trị, sau một tuần tình trạng không cải thiện, bệnh nhân đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để chữa trị. Bệnh nhân được điều trị và theo dõi tại Khoa Viêm gan. Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số vàng da tăng cao.

Kết quả siêu âm thận có nhiều sỏi. Sỏi lớn nhất có kích thước lên đến 2,4cm. Sau thời gian điều trị, tình trạng vàng da của bệnh nhân cải thiện rất nhiều. Các chỉ số men gan và bilirubin cũng giảm gần về chỉ số bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bệnh viêm gan nhiễm độc, sỏi thận vẫn còn đó và bệnh nhân được hội chẩn chuyên Khoa Ngoại tiết niệu, được chỉ định đặt ống thông để hỗ trợ tình trạng tắc nghẽn do sỏi. Về lâu dài bệnh nhân cần can thiệp tán sỏi để giải quyết tình trạng sỏi gây tắc nghẽn.

Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch do tự ý bỏ điều trị cũng như sử dụng thuốc nam bừa bãi. Việc người bệnh tự ý sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc, không theo chỉ định của bác sĩ khiến “tiền mất, tật mang” và còn khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

Nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, với nhiều bài thuốc gia truyền quý báu, có giá trị trong điều trị bệnh. Do vậy, nhiều người đã lựa chọn sử dụng thuốc nam, vì cho rằng lành tính, ít tác dụng phụ. Lợi dụng tâm lý này, trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại thuốc nam không rõ nguồn gốc, không được kiểm nghiệm chất lượng, không được cấp phép nhưng lại được bán tràn lan, nhất là trên mạng xã hội.

Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bản chất của thuốc nam rất tốt. Tuy nhiên, khi bảo quản có cơ sở đã dùng diêm sinh hay lưu huỳnh hoặc có một số chất bảo quản, phụ gia khác. Các chất đó có thể gây ra vàng da, men gan tăng cao dẫn đến các chức năng của gan bị suy giảm, không đảm bảo được các chức năng bình thường. Khi những chất độc này vào cơ thể, chúng làm hủy hoại tế bào gan, dần dần làm suy giảm chức năng gan.

Để tránh “tiền mất, tật mang”, bác sĩ Quân khuyến cáo, người bệnh nên cẩn thận với các thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ được quảng cáo trên mạng, để tránh mất tiền và tránh bị ngộ độc gan cấp. Nhiều trường hợp đã phải vào viện cấp cứu, lọc máu, ghép gan, thậm chí tử vong vì ngộ độc gan cấp do dùng các thuốc này. Nếu không may đã uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc mà có biểu hiện bất thường thì phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Riêng với những bệnh nhân mắc viêm gan vi rút B bác sĩ Quân lưu ý: Gan là trung tâm chuyển hóa rất quan trọng của cơ thể, có tính chất sinh mạng. Vi rút viêm gan B tấn công vào tế bào đích là tế bào gan, là thủ phạm gây nên bệnh viêm gan B mạn tính. Nếu không theo dõi và điều trị phù hợp thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan.

“Chỉ khoảng 10% người bệnh mắc viêm gan B phải điều trị thuốc kháng vi rút. Các thuốc kháng vi rút viêm gan B mạn chủ yếu là thuốc kìm khuẩn, nhưng có thể ức chế được hoàn toàn vi rút, bảo vệ gan hiệu quả. Khoảng 2 - 8% người bệnh sẽ được dừng thuốc kháng vi rút sau 5 -7 năm uống thuốc liên tục. Vì vậy người bệnh hãy kiên trì dùng thuốc, tạm thời chấp nhận dùng thuốc lâu dài và chờ đợi trong thời gian tới sẽ có những thuốc thế hệ mới có hiệu lực tốt hơn”- bác sĩ Quân cho biết thêm.

Minh Khuê

Nên xem

Những điều mẹ bầu cần lưu ý để an toàn trong mùa cúm

Những điều mẹ bầu cần lưu ý để an toàn trong mùa cúm

(LĐTĐ) Đối với phụ nữ mang thai, chỉ một trận cúm nhẹ nếu chủ quan cũng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi. Vì vậy, phụ nữ trước khi mang thai cần chủ động tiêm vắc xin phòng cúm, kể cả khi đã có thai vẫn có thể tiêm được loại vắc xin này.
Hà Nội: Tặng trên 2,2 triệu suất quà Tết Ất Tỵ 2025 cho các đối tượng

Hà Nội: Tặng trên 2,2 triệu suất quà Tết Ất Tỵ 2025 cho các đối tượng

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn thành phố Hà Nội đã trao tặng 2.271.379 suất quà với tổng kinh phí 1.067,006 tỷ đồng cho nhiều đối tượng.
Tóm gọn đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm cắp xe máy trên địa bàn

Tóm gọn đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm cắp xe máy trên địa bàn

(LĐTĐ) Bí mật theo dõi hành vi của đối tượng, đúng lúc kẻ nghi vấn đang thực hiện hành vi lấy trộm xe máy, nhiều người dân xúm lại, khống chế, đưa đến Công an phường...
Giờ đẹp để cúng Tết Nguyên tiêu 2025

Giờ đẹp để cúng Tết Nguyên tiêu 2025

(LĐTĐ) Người Việt Nam có câu “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, thể hiện rõ sự coi trọng ngày Tết Nguyên tiêu của cha ông ta. Đây không chỉ là dịp để các gia đình thể hiện lòng thành kính với tổ tiên mà còn để cầu mong cho một năm mới an lành, thịnh vượng.
Khơi dậy tinh thần thi đua trong công nhân, viên chức, lao động huyện Quốc Oai

Khơi dậy tinh thần thi đua trong công nhân, viên chức, lao động huyện Quốc Oai

(LĐTĐ) Nhằm khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Quốc Oai ra sức phấn đấu, cống hiến, thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của Thủ đô, đất nước và tổ chức Công đoàn, năm 2025, Liên đoàn Lao động huyện Quốc Oai phát động 2 đợt thi đua trong CNVCLĐ huyện.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 10/2: Trời rét đậm, trưa chiều giảm mây, hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 10/2: Trời rét đậm, trưa chiều giảm mây, hửng nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 10/2, khu vực Hà Nội có nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây, hửng nắng. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Trời rét đậm.
Quy định Khung năng lực số cho người học

Quy định Khung năng lực số cho người học

(LĐTĐ) Khung năng lực số cho người học bao gồm 6 miền năng lực với 24 năng lực thành phần, được chia thành 4 trình độ từ cơ bản đến chuyên sâu theo 8 bậc.

Tin khác

Những điều mẹ bầu cần lưu ý để an toàn trong mùa cúm

Những điều mẹ bầu cần lưu ý để an toàn trong mùa cúm

(LĐTĐ) Đối với phụ nữ mang thai, chỉ một trận cúm nhẹ nếu chủ quan cũng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi. Vì vậy, phụ nữ trước khi mang thai cần chủ động tiêm vắc xin phòng cúm, kể cả khi đã có thai vẫn có thể tiêm được loại vắc xin này.
Việt Nam có siêu máy chụp CT thế hệ mới, giảm tối đa tia xạ

Việt Nam có siêu máy chụp CT thế hệ mới, giảm tối đa tia xạ

(LĐTĐ) Với tốc độ chụp siêu nhanh và công nghệ giảm hơn 85% số tia X trong mỗi lần chụp, hệ thống siêu máy chụp CT thế hệ mới nhất có thể sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người có bệnh lý đặc biệt vì thời gian chụp chỉ cần giữa 2 nhịp đập tim hoặc giữa 1 nhịp thở.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng

(LĐTĐ) Để chủ động phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang khi đến điểm vui chơi, trung tâm thương mại, nơi công cộng…
Tăng cường phòng chống dịch cúm mùa tại TP.HCM

Tăng cường phòng chống dịch cúm mùa tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trước tình hình thời tiết trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan, Sở Y tế Thành phố đã khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là.
Hướng dẫn bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại

Hướng dẫn bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại kéo dài, Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 471/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại.
Không chủ quan khi mắc cúm mùa

Không chủ quan khi mắc cúm mùa

(LĐTĐ) Thời gia qua, nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội như: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hệ thống Y tế Medlatec… đều gia tăng bệnh nhân tới khám và điều trị do cúm mùa.
Người dân chủ động đi tiêm vắc xin phòng cúm tăng gần 200%

Người dân chủ động đi tiêm vắc xin phòng cúm tăng gần 200%

(LĐTĐ) Ngày 6/2, thông tin từ Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, ngay sau Tết Nguyên đán, tỷ lệ trẻ em và người lớn đến tiêm vắc xin phòng cúm tăng gần 200% so với ngày thường. Đáng chú ý, số người lớn, người cao tuổi đi tiêm chiếm gần 50%.
Những trường hợp nào bị cúm cần đến ngay bệnh viện?

Những trường hợp nào bị cúm cần đến ngay bệnh viện?

(LĐTĐ) Số người mắc cúm đang tăng cao, mặc dù cúm là bệnh lành tính nhưng có thể gây biến chứng, đặc biệt với một số đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch...Bác sĩ khuyến cáo, với người bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, người có bệnh phổi, bệnh tim mãn tính thì nên đi viện khi bị cúm.
Việt Nam theo dõi chặt dịch cúm mùa bùng phát ở Nhật Bản

Việt Nam theo dõi chặt dịch cúm mùa bùng phát ở Nhật Bản

(LĐTĐ) Chiều 5/1, Bộ Y tế đã có thông tin liên quan đến đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản, cũng như tại một số khu vực trên thế giới.
Cảnh báo ca mắc cúm A diễn biến nặng tăng cao

Cảnh báo ca mắc cúm A diễn biến nặng tăng cao

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện bệnh viện đang điều trị cho 8 bệnh nhân mắc cúm. Đáng lo ngại, có bệnh nhân nặng, có bệnh nền phải đặt ECMO - hệ thống oxy hóa qua màng ngoài cơ thể.
Xem thêm
Phiên bản di động