Men gan tăng gấp 35 lần do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc
Tự ý điều trị bằng thuốc nam: Coi chừng nguy hiểm tính mạng! “Đừng đùa” với thuốc nam không rõ nguồn gốc Thêm bệnh nhân bị ngộ độc gan do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc |
Theo tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, anh L.V.H phát hiện mắc viêm gan B cách đây một năm và đã điều trị thuốc kháng vi rút 9 tháng. Tuy nhiên, 3 tháng gần đây, anh H tự ý dừng thuốc, chuyển sang điều trị bằng thuốc nam không rõ nguồn gốc mua trên mạng.
![]() |
Bác sĩ thăm, khám cho bệnh nhân. |
Trước khi vào viện 2 tuần, anh H cảm thấy mệt mỏi tăng dần, ăn ngủ kém, vàng da, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu. Anh H đã đi khám và điều trị tại y tế cơ sở nhưng tình trạng bệnh cải thiện chậm.
Sau đó, anh H đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và được chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá tình trạng bệnh. Kết quả, anh H bị hủy hoại tế bào gan rất nặng. Cụ thể, xét nghiệm men gan của bệnh nhân tăng gấp 35 lần so với chỉ số bình thường, ứ mật nặng (xét nghiệm sắc tố mật tăng gấp 11 lần), chức năng gan suy giảm nghiêm trọng, rối loạn đông máu, tiểu cầu thấp… Anh H được chẩn đoán, suy gan cấp, tình trạng viêm gan B tiến triển nặng hơn.
Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Minh Quân, Phó trưởng Khoa Viêm gan - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chia sẻ, bệnh nhân mới dùng thuốc kháng vi rút được 9 tháng nên chưa đủ để ức chế được vi rút viêm gan B. Hơn nữa, việc bệnh nhân tự ý ngưng thuốc điều trị tới 3 tháng liên tục là rất nguy hiểm.
“Vi rút viêm gan B có thể bùng phát nhanh chóng và gây tổn thương gan trên diện rộng, do đó có thể làm cho người bệnh tử vong vì suy gan cấp nếu không được điều trị kịp thời. Rất may là bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị, tình trạng bệnh dần được cải thiện và sức khỏe đã ổn định”, bác sĩ Trần Minh Quân cho biết thêm.
Từ trường hợp này, bác sĩ Trần Minh Quân khuyến cáo, gan là trung tâm chuyển hóa rất quan trọng của cơ thể, có tính chất sinh mạng. Khi vi rút viêm gan B tấn công vào tế bào đích là tế bào gan, là thủ phạm gây nên bệnh viêm gan B mạn tính. Nếu không theo dõi và điều trị phù hợp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan.
Chỉ khoảng 10% người bệnh mắc viêm gan B phải điều trị thuốc kháng vi rút. Các thuốc kháng vi rút viêm gan B mạn chủ yếu là thuốc kìm khuẩn, nhưng có thể ức chế được hoàn toàn vi rút, bảo vệ gan hiệu quả. Khoảng 2 - 8% người bệnh sẽ được dừng thuốc kháng vi rút sau 5 -7 năm uống thuốc liên tục. Vì vậy, người bệnh hãy kiên trì dùng thuốc.
Để tránh mất tiền và tránh bị ngộ độc gan cấp, bác sĩ Trần Minh Quân lưu ý, người bệnh nên cẩn thận với các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ được quảng cáo trên mạng internet. Nhiều trường hợp đã phải vào viện cấp cứu, lọc máu, ghép gan, thậm chí tử vong vì ngộ độc gan cấp do dùng các thuốc này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Tin khác

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus
Y tế 17/04/2025 17:08

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn
Y tế 17/04/2025 15:47