Mạng lưới y tế cơ sở: Phát huy tốt vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu
Bắt đầu từ nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở | |
Khởi động chương trình đào tạo điểm cán bộ y tế tuyến ban đầu |
Sau 10 năm sáp nhập địa giới hành chính, hiện nay, hệ thống y tế cơ sở Hà Nội có 30 trung tâm y tế, 30 phòng y tế, 18 bệnh viện huyện, 584 trạm y tế xã/phường/thị trấn, 4 nhà hộ sinh, 53 phòng khám đa khoa khu vực, mạng lưới y tế thôn bản và cộng tác viên y tế phủ khắp. Khu vực nông thôn Hà Nội có ở 17 huyện và 1 thị xã trong đó có 386 xã nông thôn tương đương có 386 trạm y tế xã, 35 phòng khám đa khoa khu vực và 18 bệnh viện tuyến huyện, 18 trung tâm y tế và 18 phòng y tế huyện, thị xã.
Y tế cơ sở phát huy tốt vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Ảnh: Minh Khuê. |
Các trạm y tế đã phát huy được vai trò của y tế cơ sở trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch, đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh thiết yếu, quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế trên địa bàn.
Trong công tác phòng chống dịch, các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã luôn chủ động giám sát phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng. Thời gian qua, tình hình dịch bệnh tại Hà Nội ổn định, nằm trong tầm kiểm soát. Đối với khu vực nông thôn nói chung không có các ổ dịch lớn, các ca bệnh đơn lẻ được khoanh vùng xử trí kịp thời đúng quy định; vật tư, hóa chất, trang thiết bị cần thiết cho xử lý dịch được trang bị đầy đủ.
Công tác tiêm chủng với tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 95%. Các trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ và bà mẹ sau khi sinh trong vòng một tháng đều dược uống vitamin A liều cao, được cân, đo, đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng 2 lần/năm. Tỷ lệ trẻ em được uống vitamin A liều cao luôn đạt trên 99%. Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng ngày càng giảm.
Bên cạnh đó, các bệnh viện đa khoa tuyến huyện đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh thông thường của nhân dân trên địa bàn. Các bệnh viện đã thực hiện được các kỹ thuật đúng tuyến, nhiều bệnh viện đã thực hiện được kỹ thuật vượt tuyến như mổ sọ não; 100% các bệnh viện huyện đã thực hiện mổ nội soi... số lượt khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện ngày càng tăng, công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện tuyên huyện đều đạt trên 100%.
Ngoài ra, tất cả các chương trình y tế theo định hướng của Bộ Y tế đều được triển khai đảm bảo đúng tiến độ. Các chỉ tiêu chuyên môn từng chương trình đạt và vượt mức thành phố giao như chương trình tiêm chủng mở rộng hàng năm duy trì tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin phòng bệnh cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 99%; tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai đạt 98,41%; chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, bà mẹ trẻ em thực hiện tốt, 100% phụ nữ mang thai đã được khám và quản lý thai tại các cơ sở y tế; tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván đủ liều trước khi sinh đạt trên 99%.
Chương trình y tế học đường đã được thành phố quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bố trí nhân lực y tế trong các trường học, đến nay 100% các trường tiểu học tổ chức súc miệng bằng fluor cho học sinh. Đối với chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tỷ lệ người tàn tật tại cộng đồng được quản lý đạt trên 90%. Các chương trình y tế khác như phòng chống HIV/AIDS, hen phế quản, phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp, bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, bướu cổ... đều được thực hiện và đạt hiệu quả cao.
Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở, từ năm 2008 đến nay thành phố đã đầu tư kinh phí để xây dựng các trạm y tế thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế xã, xây mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng theo đúng mẫu thiết kế của Bộ Y tế cho 202 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Riêng năm 2017 thành phố, các huyện đã đầu tư xây dựng với kinh phí trên 150 tỷ đồng cho 23 xã chưa đạt chuẩn để đảm bảo 100% các xã có cơ sở vật chất trạm y tế đảm bảo.
Phát huy những thành quả đã đạt được, thời gian tới, Hà Nội tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế xã, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân nhằm phấn đấu giảm tỷ lệ mắc và chết do bệnh tật; đảm bảo mọi người dân đều được dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đến năm 2020, 100% trung tâm y tế, phòng khám đa khoa trên toàn thành phố được cải tạo, sửa chữa, có đầy đủ trang thiết bị thiết yếu, 100% trạm y tế xã được xây mới, nâng cấp, cải tạo hạ tầng, duy trì tiêu chuẩn quốc gia y tế xã; tiếp tục thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế; triển khai hiệu quả quản lý sức khỏe của người dân, quản lý bệnh bệnh không lây nhiễm gắn với mô hình bác sĩ gia đình tại trạm y tế... |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 21:31
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm
Luật Thủ đô 2024 02/02/2025 18:39
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 18:36
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính
Thủ đô 02/02/2025 15:10
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 14:18
Sức hút của Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 06:03
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi
Nhịp sống Thủ đô 01/02/2025 21:21
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường
Nhịp sống Thủ đô 01/02/2025 16:42
Nhân dân Thủ đô đón Tết trong không khí vui tươi, an toàn
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 18:48
Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 15:27