-->
Sách “Bùi Xuân Phái - ký họa & minh họa”

Lưu giữ tinh hoa của một tài năng nghệ thuật

“Với tôi, Bùi Xuân Phái là một nhân cách lớn, một tài năng lớn. Ông cũng là họa sĩ “Hà Nội nhất”. Tên tuổi của ông gắn liền với phố cổ Hà Nội và thành phố Hà Nội đã đặt tên ông cho một con phố mới...” - nhà sưu tập nghệ thuật Nguyễn Mạnh Phúc đã chia sẻ như thế trong cuốn “Bùi Xuân Phái - ký họa & minh họa” do nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng thực hiện, trên cơ sở bộ sưu tập tranh Bùi Xuân Phái của ông.
Nữ họa sỹ 3 miền hội ngộ
​Cuộc sống thường nhật của Việt Nam trong mắt họa sĩ Mỹ
Trao giải cuộc thi “Hàn Quốc dưới con mắt họa sỹ Việt Nam”
Ngắm Hà Nội qua tranh của họa sỹ Tuấn Dũng

Sách tranh về Bùi Xuân Phái đã được xuất bản đôi, ba cuốn. Triển lãm tác phẩm của Bùi Xuân Phái cũng đã được tổ chức dăm bận. Nhưng đây là lần đầu tiên, một mảng sáng tác đặc biệt của danh họa được tập hợp khá đầy đủ trong một ấn phẩm, được biên tập kỳ khu, giúp cho những người yêu cái đẹp cơ hội tìm hiểu thêm về một nhân cách văn hóa nơi đất Hà Thành.

Điều đáng trân quý hơn là việc, cuốn sách được ấn hành đúng vào năm kỷ niệm lần thứ 95 ngày sinh danh họa Bùi Xuân Phái, đồng thời cận kề vào dịp Trường Đại học Mỹ thuật VN (tiền thân là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương - nơi Bùi Xuân Phái từng theo học và làm giảng viên) kỷ niệm 90 năm thành lập.

Lưu giữ tinh hoa của một tài năng nghệ thuậtLưu giữ tinh hoa của một tài năng nghệ thuật
Nhà sưu tập Nguyễn Mạnh Phúc và ấn phẩm mới về họa sĩ Bùi Xuân Phái.

Bùi Xuân Phái từng được nhiều người biết tới chủ yếu ở mảng tranh sơn dầu và bột màu, trong đó, những bức tranh vẽ phố cổ Hà Nội được coi là tiêu biểu trong sáng tác của ông, đến độ người ta gọi ghép một cách trìu mến là “Phố Phái”. Nhưng mảng tranh ký họa, minh họa báo chí - vốn thường “lép vế” trong đời sống mỹ thuật nói chung - của Bùi Xuân Phái cũng có một vị trí đáng kể trong di sản nghệ thuật của ông.

Thời bao cấp, Bùi Xuân Phái sống khá kham khổ. Nhưng với ông, vẽ cũng như hơi thở thường ngày. Ông tự vượt thoát những gian nan cơ hàn bằng bản ngã nghệ sĩ vốn có. Ông vẽ bằng bất cứ chất liệu nào có được, vẽ ở mọi nơi, mọi lúc, vẽ như để giải tỏa tâm tư, nỗi niềm. Vẽ cũng đồng thời để mưu sinh, như ông từng vẽ minh họa các tác phẩm văn học, vẽ vi-nhét (minh họa khổ nhỏ, mang tính chắt lọc) cho một số báo, chủ yếu là báo Văn Nghệ, tiếp đến là các báo Độc Lập, Phụ Nữ, Lao Động.

Cái đáng quý ở Bùi Xuân Phái là thái độ lao động chân thành, trách nhiệm cao. Thường thì trong giới họa sĩ mấy ai chú trọng cái mảng “tiểu họa” nhỏ nhoi ấy. Nhưng cứ lần giở cuốn “Bùi Xuân Phái - ký họa & minh họa” vừa ra mắt của liên danh Phan Cẩm Thượng - Nguyễn Mạnh Phúc sẽ thấy rõ lao động nghệ thuật của Bùi Xuân Phái toát lên sự nghiêm túc tới chừng nào. Những người làm sách đăng minh họa hay một vi-nhét của Bùi Xuân Phái đã được in trên báo và kèm đó là vài cái phác thảo để người xem dễ mường tượng cái sự không tự cho phép dễ dãi, hời hợt trong sáng tác của họa sĩ.

Phan Cẩm Thượng, bấy lâu là một nhà nghiên cứu nghệ thuật nổi tiếng cẩn trọng trong công việc. Ông từng hợp tác cùng nhà sưu tập Thái Lan, Tira Vanichtheeranont, và nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Tuấn thực hiện một số ấn phẩm về hội hoa và họa sĩ Việt Nam hiện đại, rất công phu về tư liệu, mà cuốn “Nguyễn Thụ - con đường phương Đông” (ấn hành năm 2014) là một ví dụ. Cách mà Phan Cẩm Thượng cùng các cộng sự trình bày “Niên biểu nghệ thuật”, cũng như dẫn giải xuất xứ tác phẩm, như đã thể hiện ở cuốn sách về cố danh họa Bùi Xuân Phái lần này, đã giúp người xem dễ hình dung bối cảnh lịch sử, xã hội có liên quan tới sự nghiệp của từng họa sĩ.

Còn cuộc đời ông Nguyễn Mạnh Phúc cũng có nhiều điều lạ. Ông sinh sau Bùi Xuân Phái 15 năm, từng học Đại học Mỏ, rồi làm thợ mỏ. Trước khi là nhà sưu tập nghệ thuật, ông tự học quay phim, chụp ảnh. Trước khi nghỉ hưu, ông Phúc công tác ở Vụ công tác chính trị (Ủy ban Thể dục - Thể thao) những 25 năm, gắn mình với nghiệp viết báo, chụp ảnh. Thời trẻ, ông Phúc đam mê cổ vật, nhưng từ khi về hưu, ông dành toàn bộ thời gian và tâm trí vào cái thú sưu tập tranh vốn có từ lâu, dù chẳng phải dư dả tiền nong. Ông Phúc chủ yếu sưu tập tranh của các họa sĩ Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Riêng tranh của Bùi Xuân Phái, ông có khoảng 200 bức. Ông đã ra cuốn sách “Bùi Xuân Phái với bạn bè”, rồi triển lãm tác phẩm của danh họa này.

Vào năm 1997, một đoàn họa sĩ của Hàn Quốc sang Việt Nam du lịch và họ rất muốn tổ chức một triển lãm tại Hà Nội. Khi ấy, ông Phúc là chủ Gallery Thế giới ở Hà Nội, đã đứng ra giúp địa điểm. Từ sự kiện này, ông Phúc được làm quen với Đại sứ Hàn Quốc. Cảm tấm lòng của ông, Đại sứ mời ông Phúc sang tham quan Hàn Quốc, ông từ chối, nhưng ngỏ ý muốn vị Đại sứ giúp tổ chức một triển lãm mỹ thuật Việt Nam tại Hàn Quốc. Năm sau, Đại sứ quán Hàn Quốc đã gửi thư mời ông tổ chức một triển lãm quốc tế gồm 5 nước tại Hàn Quốc nhân kỷ niệm 50 năm quốc khánh Đại Hàn Dân Quốc.

Sự kiện này đã mở ra hàng loạt hoạt động giao lưu văn hóa sau đó. Ông Phúc đã tổ chức nhiều triển lãm cho các họa sĩ VN tại Hàn Quốc, rồi tại Trung Quốc, Australia, Na Uy và tổ chức triển lãm cho các nghệ sĩ một số quốc gia tại Việt Nam. Hiện ông Nguyễn Mạnh Phúc là chủ nhiệm Câu lạc bộ Giao lưu Mỹ thuật quốc tế, tiếp tục làm cầu nối giao lưu văn hóa quốc tế cho các họa sĩ VN và thế giới. Với bộ sưu tập ký họa và minh họa của Bùi Xuân Phái, ông Phúc đã lưu giữ cho Hà Nội, cho đất nước một phần tinh hoa của một tài năng nghệ thuật.

Lê Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động