--> -->

Lương tăng rồi, giá thì sao?

Dù ngân sách Nhà nước còn khó khăn, song để tiến tới hiện thực hóa mục tiêu lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, Chính phủ đã quyết định việc tăng lương theo lộ trình từ ngày 1/7 vừa qua. Người lao động mừng vì lương tăng, song cũng mong muốn Nhà nước có chính sách vĩ mô đủ mạnh để “ghìm cương” giá!
Lên phương án để kiểm soát giá sau khi tăng lương từ 1/7 Tăng lương cơ sở, công tác điều hành giá được thực hiện như thế nào?

Tôi có anh bạn đang làm quản lý ở một cơ quan hành chính sự nghiệp có thu, thuộc diện viên chức loại A3 (nhóm A3.1) đang hưởng hệ số lương 7,64 (bậc 5), nếu tính cả phụ cấp chức vụ, từ 1/7 lương mỗi tháng cũng khoảng gần 19 triệu đồng. Vì bố mẹ đã qua đời, con cái qua tuổi phụ thuộc, với mức lương này, anh thuộc diện phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Anh nói, dù thuộc diện nộp thuế thu nhập, song cùng với lương của vợ, tính ra tổng số lương của hai vợ chồng khoảng 35 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập này, sau khi trừ thuế, với giá cả hiện tại cũng như rất nhiều thứ phải chi tiêu (hiếu, hỷ, ốm đau…), lương của vợ chồng anh cũng chỉ đủ trang trải trong tháng. Đấy là hệ số lương anh cao, vì chỉ còn 5 năm nữa nghỉ hưu, mà lại còn phụ cấp chức vụ, còn nếu như những công chức, viên chức khác, lương cũng chỉ dao động 4,5 - 11 triệu đồng/tháng.

Vì vậy, một số người cho rằng, để lương tối thiểu (công chức, viên chức), lương cơ sở (công nhân lao động theo vùng) đáp ứng được nhu cầu sống tối thiếu, đầu tiên Bộ Tài chính cần tham mưu Chính phủ trình Ủy Ban Thường vụ Quốc hội nâng mức chịu thuế thu nhập cá nhân lên mức 20 triệu đồng, thay vì mức 11 triệu đồng/tháng như hiện tại. Đồng thời, nâng tỷ lệ miễn trừ gia cảnh lên mức cao hơn. Tiếp đó, dùng công cụ thuế để quản lý nhà đất, các mặt hàng có giá trị liên quan đến thu nhập.

Còn trước mắt, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quản lý, kiểm soát chặt chẽ những lĩnh vực lợi dụng việc điều chỉnh lương cơ sở để tăng giá hòng “tát nước theo mưa”. Trường hợp nào tăng giá bất hợp lý, chính quyền phải vào cuộc xử lý thật nghiêm. Đơn cử, như giá trông giữ xe tháng tại các khu chung cư, không có lý do gì “đổ lỗi” cho giá lương tăng, nên phải điều chỉnh giá trông giữ xe. Đặc biệt, phải quản lý chặt các sản phẩm, hàng hóa, mặt hàng thiết yếu như giá nhà, giá xe, giá điện, nước và một số mặt hàng trọng yếu…
Lương tăng để đáp ứng nhu cầu cuộc sống tốt hơn, nên không có lý do gì lại tăng giá các mặt hàng thiết yếu (trừ những mặt hàng hệ số phụ thuộc đầu vào khá cao). Có như thế, tăng lương mới thực sự ý nghĩa.

L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội thăm và làm việc tại xã đảo Minh Châu

Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội thăm và làm việc tại xã đảo Minh Châu

Ngày 25/7, Đoàn khảo sát của Hội đồng nhân dân (HĐND) và Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Thị Thanh Mai - Phó Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Thành phố làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại xã Minh Châu nhằm khảo sát tình hình tổ chức hoạt động của HĐND xã và thăm, tặng quà tri ân các gia đình chính sách nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Thanh Trì lần thứ I: Khẳng định khát vọng đổi mới

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Thanh Trì lần thứ I: Khẳng định khát vọng đổi mới

Sáng nay (26/7), Đảng bộ xã Thanh Trì (thành phố Hà Nội) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, thể hiện quyết tâm chính trị cao trong xây dựng xã vững mạnh toàn diện, là sự kiện chính trị trọng đại, đánh dấu bước ngoặt lịch sử sau sắp xếp đơn vị hành chính và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động

Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động

“Bức tranh nhỏ, nhưng tình cảm thì lớn lắm. Thế hệ sau vẫn nhớ đến chúng tôi, thế là đủ ấm lòng rồi”, thượng sĩ Nguyễn Chí Tường - cựu chiến binh đang điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất (xã Long Điền, TP.HCM) xúc động chia sẻ khi nhận được bức tranh do chính con em nhân viên Vinamilk vẽ tặng.
Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Phúc Thọ đã tổ chức chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng.
Cầu mây Việt Nam vào chung kết thế giới sau màn hạ đẹp Thái Lan và Hàn Quốc

Cầu mây Việt Nam vào chung kết thế giới sau màn hạ đẹp Thái Lan và Hàn Quốc

Tại giải vô địch cầu mây thế giới 2025 đang diễn ra ở Songkhla (Thái Lan), cả đội tuyển nam và nữ Việt Nam đã cùng tạo nên chiến tích ấn tượng khi giành chiến thắng thuyết phục tại vòng bán kết nội dung 4 người, qua đó xuất sắc ghi tên mình vào trận chung kết của giải đấu uy tín nhất hành tinh ở môn thể thao này.
U23 Indonesia vượt Thái Lan sau loạt luân lưu, tái ngộ U23 Việt Nam ở chung kết U23 Đông Nam Á 2025

U23 Indonesia vượt Thái Lan sau loạt luân lưu, tái ngộ U23 Việt Nam ở chung kết U23 Đông Nam Á 2025

U23 Indonesia xuất sắc đánh bại U23 Thái Lan 7-6 trên chấm luân lưu sau khi hai đội hòa 1-1 trong 120 phút thi đấu tại bán kết U23 Đông Nam Á 2025. Với chiến thắng nghẹt thở này, đội bóng xứ vạn đảo giành vé vào chung kết và sẽ đối đầu U23 Việt Nam trong trận tranh cúp vô địch diễn ra ngày 29/7 tới.
Trận đấu Liverpool vs AC Milan: Sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới

Trận đấu Liverpool vs AC Milan: Sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới

Trận đấu giao hữu giữa Liverpool và AC Milan vào lúc 18h30 ngày 26/7 tại Hồng Kông không chỉ là một màn chạm trán kinh điển gợi nhớ về hai trận chung kết Champions League hào hùng giữa thập niên 2000, mà còn là cơ hội để cả hai “ông lớn” của bóng đá châu Âu thử nghiệm đội hình, chiến thuật dưới triều đại huấn luyện viên mới. Đặc biệt, với Liverpool, đây là trận đấu đầu tiên trên đất châu Á, đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới dưới thời HLV Arne Slot.

Tin khác

Kiến nghị giữ chính sách đặc thù về ngân sách: Cơ chế then chốt cho phát triển Thủ đô

Kiến nghị giữ chính sách đặc thù về ngân sách: Cơ chế then chốt cho phát triển Thủ đô

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, vấn đề phân chia ngân sách theo dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đang thu hút nhiều ý kiến đóng góp, đặc biệt từ Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Trong phiên thảo luận tổ, nhiều đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ nguyên cơ chế đặc thù cho Thủ đô trong đó có quyền giữ lại 100% các khoản thu từ sử dụng và cho thuê đất nhằm đảm bảo nguồn lực phát triển đô thị bền vững và thực hiện các dự án trọng điểm.
Khi Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thu ngân sách

Khi Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thu ngân sách

Năm 2024 lần đầu tiên Hà Nội vươn lên dẫn đầu thu ngân sách Nhà nước với trên 512.000 tỷ đồng. Bước sang quý I/2025 và tháng 4, tháng 5/2025 Hà Nội vẫn tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu ngân sách, cao hơn tổng thu ngân sách Nhà nước của TP. HCM.
Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu

Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu

Ngày 1/6, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Thực hành tiết kiệm” đã đề ra một số vấn đề lớn để đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí, ra sức thực hành tiết kiệm để xây dựng đất nước phồn vinh.
Khi các nguyên thủ dạo bộ Hồ Gươm

Khi các nguyên thủ dạo bộ Hồ Gươm

Hồ Hoàn Kiếm viên ngọc quý giữa lòng Thủ đô không chỉ là biểu tượng của khát vọng hòa bình mà nơi đây đã thành “địa chỉ đỏ” cho các nguyên thủ quốc gia mỗi lần đến Hà Nội thăm hữu nghị chính thức Việt Nam hoặc dự các hội nghị cấp cao. Một Hồ Gươm quyến rũ không chỉ đáng để thả bước, mà còn gửi thông điệp từ Thủ đô đến toàn thế giới: “Hà Nội thực sự là thành phố bình yên”.
Bao giờ mở phong trào sạch hóa WC?

Bao giờ mở phong trào sạch hóa WC?

Đại thi hào Pháp - Vitor Hugo từng nói “thành phố là cuốn sách mở”. Nghĩa là khi du khách bốn phương đến bất luận thành phố nào trên thế giới, chỉ nhìn cấu trúc bên ngoài người ta cũng có thể hình dung được bản sắc văn hóa, “độ” văn minh của thành phố đó, đất nước đó ra sao.
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới

Trong suốt tiến trình phát triển của đất nước, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Trải qua nhiều giai đoạn, tư tưởng ấy ngày càng được kế thừa, phát triển và cụ thể hóa trong đường lối, chính sách của Đảng. Đặc biệt, với việc ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW, trong đó khẳng định kinh tế tư nhân đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế. Đây chính là kim chỉ Nam để tạo ra các hành lang pháp lý đưa khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam lớn mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, vì đất nước hùng cường như mong muốn của Bác Hồ kính yêu.
Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn

Không thể nương tay với thuốc giả, thực phẩm bẩn

Với tội tham nhũng, thất thoát khi bị cáo khắc phục hậu quả có thể không xem xét tội tử hình là xu thế chung của thế giới thời gian qua. Song với các tội sản xuất thuốc (tây y, đông y) giả; sản xuất - kinh doanh thực phẩm bẩn… gián tiếp xâm hại sức khỏe cộng đồng thì không thể nương tay. Mức án cao nhất có thể là tử hình.
Đồng nhất lương - giá, để người lao động sống được bằng lương

Đồng nhất lương - giá, để người lao động sống được bằng lương

Từ khi giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Tô Lâm đã chỉ ra những khuyết thiếu của thể chế làm cản trở sự phát triển kinh tế, nguy cơ bẫy "thu nhập trung bình" đối với đất nước. Chính vì thế, tại các hội nghị, đồng chí Tổng Bí thư không ít lần đặt câu hỏi: Tại sao kinh tế liên tục tăng trưởng mà sự thụ hưởng của nhân dân chưa tương xứng? Và nay câu hỏi đó đang được Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm trả lời bằng hành động.
Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý

Hàng giả, thực phẩm bẩn và trách nhiệm quản lý

Chưa bao giờ chúng ta được chứng kiến “tần suất” các vụ phá án liên quan đến sản xuất - kinh doanh các mặt hàng giả, thực phẩm bẩn, “chất cấm” để sản xuất bóng cười… nhiều đến như vậy. Câu hỏi mà người dân đặt ra, đâu là căn nguyên dẫn đến việc sản xuất - kinh doanh dễ như vậy trong thời gian dài?
“Lời hứa” và những con số biết nói

“Lời hứa” và những con số biết nói

Hôm qua tôi lướt web trên mạng xã hội, khi dừng lại dòng tin liên quan đến thu ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội 4 tháng đầu năm 2025, “không khí” thảo luận rất sôi nổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính sao thu ngân sách cao thế? Và không ít người có kiến thức kinh tế, “đi soi” cơ cấu thu, sau đó đều đi tới kết luận bức tranh kinh tế Thủ đô đã phát triển lên tầm cao mới.
Xem thêm
Phiên bản di động