-->

“Luồng gió mới” từ nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội là địa phương đi trước và luôn dẫn đầu cả nước trong xây dựng và phát triển nông thôn mới. Với những chính sách hỗ trợ của Thành phố, các địa phương và sự hưởng ứng của nhân dân nên chương trình xây dựng nông thôn mới của Hà Nội đang phát huy hiệu quả to lớn.
Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu và bền vững Hà Nội: 100% xã vùng dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới Thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”

Kỳ 1: Tạo bước chuyển cho phát triển đô thị

Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025” đặt mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở một tầm mức mới. Đó là xây dựng theo hướng phát triển đô thị với quan điểm xây dựng nông thôn mới cần thực hiện thực chất hơn, thiết thực hơn, hiệu quả và bền vững...

Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu nhìn từ xã Tân Lập

Trong nửa nhiệm kỳ qua, Hà Nội đã huy động gần 46.780 tỷ đồng đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, giúp khu vực nông thôn hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, nhiều vùng quê đã thực sự “thay da, đổi thịt” và khoác lên mình một diện mạo mới. Điển hình như xã Tân Lập, huyện Đan Phượng.

Xã Tân Lập là xã đông dân của huyện Đan Phượng với hơn 7.200 hộ, hơn 25.200 nhân khẩu. Những năm qua, công tác xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, năm 2014, xã Tân Lập đã được Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015. Năm 2019, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Mới đây, xã tiếp tục được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

“Luồng gió mới” từ nông thôn mới
Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Trần Đức Hải (thứ 4 từ phải qua) và lãnh đạo huyện Đan Phượng trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho xã Tân Lập.

Chủ tịch UBND xã Tân Lập Nguyễn Văn Học cho biết, trước những yêu cầu của việc duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, năm 2022 xã Tân Lập đã mạnh dạn đăng ký với Ban Chỉ đạo huyện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Qua đó, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và hướng tới mục tiêu xây dựng xã thành phường. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 82 triệu đồng/người/năm, cao hơn mức bình quân toàn huyện Đan Phượng.

Lựa chọn hai lĩnh vực giáo dục và y tế để đăng ký xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, xã Tân Lập đã tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư hệ thống cơ sở vật chất trường học, trạm y tế cũng như bảo đảm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ.

Đến nay, 100% các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn xã đều đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên. Trong đó, Trường Mầm non Tân Lập, Trường Tiểu học Tân Lập B, Trường Trung học cơ sở Tân Lập đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Các nhà trường đều đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ tốt. 100% các phòng học được lắp máy chiếu hoặc màn hình thông minh, có đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại.

Cùng với đó, các không gian xanh, khu vui chơi vận động, phòng chức năng… cũng được quan tâm, hướng tới xây dựng với môi trường giáo dục “sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, tạo động lực cho học sinh hứng thú học tập, rèn luyện, phát triển toàn diện.

Đánh giá những kết quả, thành tích mà xã Tân Lập đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Trần Đức Hải khẳng định, chương trình xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng, trúng, có ý nghĩa thiết thực của Đảng, Nhà nước và được nhân dân đồng tình hưởng ứng.

“Kết quả xây dựng nông thôn mới của xã Tân Lập nói riêng, huyện Đan Phượng nói chung đạt được cho đến nay là thành quả chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị trong những năm qua”, ông Hải nói.

Theo ông Trần Đức Hải, khi phát triển theo hướng đô thị, cần vận hành quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, đòi hỏi tư duy, tác phong, sinh hoạt, lối sống cũng phải thay đổi. Điều này đặt ra cho địa phương bài toán đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Cùng với đó, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng công dân số, kinh tế số để bắt nhịp với xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Nâng chất lượng tiêu chí nông thôn mới theo hướng đô thị

“Luồng gió mới” từ nông thôn mới
Diện mạo nông thôn Hà Nội ngày càng khang trang.

Thực tế cho thấy, tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội diễn ra khá nhanh, mở ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng mang đến không ít thách thức cho các khu vực ven đô. Tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là bước chuyển để các địa phương tạo nền tảng phát triển đô thị trong tương lai.

Trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, các tiêu chí thành phố Hà Nội đặt ra cũng cao hơn nông thôn mới thông thường, nhiều tiêu chí tiệm cận với các tiêu chí của phường. Đây được xem là cơ hội để các địa phương phát triển thành phường trong tương lai.

Phấn đấu trở thành quận của Thủ đô Hà Nội, huyện Hoài Đức đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp thực hiện nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới theo hướng đô thị để các xã trở thành phường, huyện trở thành quận trong tương lai gần. Nhiều đề án, dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo bước chuyển căn bản và nhận được sự đồng thuận cao của người dân.

Nhờ vào quá trình xây dựng nông thôn mới, hiện nay việc triển khai hệ thống kết cấu hạ tầng khung của huyện đang hình thành; kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội từng bước được đầu tư đồng bộ, hiện đại theo quy hoạch.

Theo Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Hoàng Trường, xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Đây thực sự là cuộc “cách mạng” về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Do đó, huyện Hoài Đức cũng xác định đây là nhiệm vụ chính trị của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” ở khu vực nông thôn.

Ông Nguyễn Hoàng Trường tin rằng, với truyền thống quê hương anh hùng, vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong huyện Hoài Đức sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời, huyện từng bước hoàn thành các tiêu chí huyện trở thành quận, tạo tiền đề hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 24 (nhiệm kỳ 2020 - 2025), xây dựng quê hương Hoài Đức ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Mục tiêu xuyên suốt trong việc xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Nội là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Do vậy, Thành ủy Hà Nội xác định việc xây dựng nông thôn mới song song với việc xây dựng xã thành phường, huyện thành quận. Lộ trình đến năm 2025 thành phố Hà Nội sẽ có thêm 5 huyện trở thành quận. Do đó, xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương ven đô đã được thành phố chỉ đạo tích hợp với xây dựng các tiêu chí trở thành phường, quận; xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại gắn với đô thị hóa.

Phó Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương Phương Đình Anh nhìn nhận: Thành ủy Hà Nội có Chương trình số 04-CTr/TU về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”. UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 227/KH-UBND thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy. Trên cơ sở này, cả hệ thống chính trị cùng chung tay xây dựng nông thôn mới.

Nhờ được quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư nên chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng xã hội, hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh của Hà Nội đã phát triển khá đồng bộ. Sản xuất nông nghiệp, các làng nghề có nhiều bước phát triển, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tốt, doanh thu lẫn giá trị sản xuất tính theo héc-ta tăng cao lên tới hàng tỷ đồng.

Về xây dựng nông thôn, thành phố Hà Nội bao giờ cũng có yêu cầu cao hơn so với các địa phương khác. Nhờ đó, cuộc sống của người dân vùng nông thôn ở Hà Nội đã có bước phát triển mạnh mẽ.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Tin khác

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

(LĐTĐ) Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

(LĐTĐ) Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Xem thêm
Phiên bản di động