-->
Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Hà Nội:

Loay hoay tìm giải pháp phát triển bền vững

(LĐTĐ) Sau nhiều năm triển khai, đến nay việc thực hiện đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2014 - 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Minh chứng dễ thấy, các nhóm trẻ độc lập tư thục đã giải quyết được phần lớn nhu cầu gửi con của công nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trong việc thành lập, các nhóm trẻ độc lập tư thục vẫn tồn tại những khó khăn như thiếu tính ổn định về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất không đảm bảo…
Yêu cầu sửa quy định về điều kiện thành lập trường mầm non tư thục.
Công nhân không gửi con vào nhóm trẻ gia đình thì gửi ở đâu?

Còn nhiều khó khăn

Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2014 - 2020” được triển khai thực hiện tại các quận, huyện có khu công nghiệp, khu chế xuất như Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, Gia Lâm, Chương Mỹ, Nam Từ Liêm, Quốc Oai, Thường Tín, Thạch Thất.

Loay hoay tìm giải pháp phát triển bền vững
Tổng số trường mầm non tại 12 quận, huyện có khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp là 40 trường. (Ảnh minh họa)

Các địa phương này có 17 khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trong đó có 9 khu công nghiệp đang hoạt động với khoảng 149.500 công nhân lao động. Số lao động nữ chiếm tới 70% tổng số lao động tại các khu công nghiệp, phần lớn là các lao động ngoại tỉnh và đang ở độ tuổi sinh đẻ.

Số liệu thống kê của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội cho thấy, tổng số trường mầm non tại 12 quận, huyện có khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp là 40 trường, trong đó có 25 trường mầm non công lập (1 trường mầm non công lập xây dựng dành cho con em công nhân huyện Đông Anh), 15 trường mầm non tư thục do tổ chức, cá nhân ngoài khu công nghiệp và doanh nghiệp sản xuất đang hoạt động. Có 52 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (trong đó Hội phụ nữ đang giúp đỡ 44 nhóm). Tổng số trẻ huy động ra lớp của 12 quận, huyện là 22.236 trẻ, trong đó có 6.040/13.789 trẻ là con nữ công nhân khu công nghiệp - khu chế xuất. Về cơ bản, số lượng trẻ là con nữ công nhân lao động được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập đảm bảo, số lượng trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi chủ yếu được chăm sóc tại gia đình.

Theo bà Hoàng Thanh Hương (Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội), trong nhiều năm gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tham mưu với Thành phố các đề án, kế hoạch chung để phát triển hệ thống các trường mầm non trên địa bàn, trong đó có cả các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Cũng từ sự phối hợp giữa Sở và Ban Quản lý các khu công nghiệp, nhiều khu công nghiệp tại các địa phương đã xây dựng trường mầm non, tạo điều kiện để con của các công nhân được học tại các trường công lập. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng công khai danh sách các trường mầm non, nhóm trẻ trên địa bàn Thành phố để việc quản lý được quy củ hơn.

Tuy nhiên, công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động các nhóm trẻ độc lập tư thục tại khu công nghiệp, khu chế xuất gặp rất nhiều khó khăn như: Đặc thù dân số cơ học tăng nhanh, luôn biến động do công nhân chủ yếu làm việc theo hợp đồng; việc dự báo dân số và nhu cầu đến trường của trẻ không dễ dàng; Đề án chủ yếu tập trung vào khảo sát, tập huấn, chưa chú trọng đến kinh phí hỗ trợ về cơ sở vật chất; số lượng cán bộ phụ trách việc thẩm định, giám sát của Ủy ban nhân dân các phường, xã ít, không có chuyên môn nghiệp vụ về chuyên ngành…

Quanh vấn đề này, nói sâu về những khó khăn về việc xây dựng các trường mầm non tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, ông Nguyễn Văn Thuận (Trưởng phòng quản lý Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội) cho rằng, khó khăn lớn nhất là không có quỹ đất bởi các khu công nghệp được phê duyệt trước đây gần như không có quỹ đất dành cho xây dựng trường mầm non cũng như các công trình ổn định, mang tính chất an sinh xã hội.“Khó khăn khá đa dạng, có khu công nghiệp đã quy hoạch được khu đất để xây dựng trường thì lại không có vốn. Cũng có một số doanh nghiệp mong muốn lập nhóm trẻ trong khu công nghiệp nhưng lại vướng quy định, bởi khu công nghiệp chỉ đơn thuần là để sản xuất, không phù hợp để tổ chức nhóm trẻ tại đây” - ông Nguyễn Văn Thuận cho biết thêm.

Đâu là giải pháp?

Đánh giá cao những lợi ích mang lại từ các nhóm trẻ độc lập tư thục, bà Trần Thị Thu Hà (Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Sóc Sơn)cho biết, trên địa bàn huyện Sóc Sơn không chỉ có khu công nghiệp Nội Bài mà còn có các khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận của tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Ninh. Vì vậy trong những năm gần đây, số lượng người dân đi làm tại các khu công nghiệp tăng lên nhiều. Số công nhân nữ trên địa bàn huyện Sóc Sơn là trên 8.000 người, nhu cầu gửi trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 36 tháng tuổi rất cao. Nhìn chung số trường lớp trên địa bàn huyện đã đáp ứng được số trẻ ra lớp, tuy nhiên, nhu cầu gửi trẻ của một số gia đình có bố mẹ làm công nhân cần gửi sớm, đón muộn thì các trường công lập chưa đáp ứng được. Vì vậy, các nhóm trẻ độc lập tư thục đã góp phần giải quyết những nhu cầu trên.

Tuy nhiên, việc phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc hầu hết các giáo viên của các nhóm trẻ độc lập tư thục mới tốt nghiệp, tuổi đời còn trẻ nên kinh nghiệm chăm sóc trẻ dưới 36 tháng còn hạn chế. Bên cạnh đó, các nhóm trẻ tư thục độc lập chỉ dừng lại ở việc trông giữ, chăm sóc trẻ là chính, chưa thực hiện tốt nội dung giáo dục để trẻ được phát triển toàn diện về trí tuệ và nhân cách. Các nhóm trông giữ trẻ tại gia đình cũng chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, người giữ trẻ lớn tuổi nên không có trình độ, cơ sở vật chất hạn chế nên không đủ điều kiện để cấp giấy phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục độc lập…

Quanh vấn đề này, bà Đặng Thị Hường (Chủ nhóm trẻ tư thục Thăng Long Kid, huyện Đông Anh) cũng cho rằng, bên cạnh những thuận lợi từ phía chính quyền trong việc thành lập nhóm trẻ và nguồn trẻ tương đối ổn định, nhóm trẻ của bà còn có những khó khăn như: Áp lực về thời gian dạy trẻ kéo dài do các phụ huynh là công nhân không đón được con theo giờ hành chính, nhu cầu gửi sớm, đón muộn, học ngày thứ bảy… Hơn nữa, do đặc thù công việc, cha mẹ học sinh thường xuyên có sự thay đổi nơi làm việc, chỗ ở nên giáo viên tiếp cận với các trẻ không được lâu dài, giáo viên thường xuyên phải làm quen với trẻ mới và giúp trẻ bắt nhịp với nền nếp, sinh hoạt của nhà trường. Điều này phần nào gây nên những khó khăn, vất vả đối với giáo viên.

Đánh giá những kết quả mà các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đạt được trong thực hiện đề án, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai (Trưởng Ban Gia đình xã hội, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam) cho biết, các nhóm lớp trẻ độc lập tư thục tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của Hà Nội đã hỗ trợ được phần lớn nhu cầu gửi con của các công nhân.“Sự vào cuộc, công tác giám sát cộng đồng đã được các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội thực hiện sát sao. Trong các năm qua, không có hiện tượng bạo hành trẻ xảy ra tại 40 nhóm lớp trẻ này” - bà Nguyễn Thị Tuyết Mai chia sẻ.

Rõ ràng, những thuận lợi cũng như hạn chế trong phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu công nghiệp, khu chế xuất là một trong những điều được quan tâm đặc biệt hiện nay. Tuy nhiên, trước những khó khăn, để các nhóm trẻ độc lập tư thục có điều kiện phát triển, đảm bảo chất lượng, các cơ quan chức năng, các địa phương cần quan tâm hơn nữa, hỗ trợ cho các nhóm trẻ về trang thiết bị, tập huấn chuyên môn để nâng cao chất lượng chăm sóc, dạy dỗ trẻ, sớm giải tỏa nhu cầu gửi trẻ đang ngày càng cấp thiết của người lao động trong khu công nghiệp.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Chelsea vs West Ham sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 4/2 ở vòng 24 Premier League 2024/25.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.

Tin khác

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, cấp tiểu học thành phố Hà Nội cần tiếp tục thực hiện đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng việc dạy học ngoại ngữ, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Khát vọng tuổi trẻ

Khát vọng tuổi trẻ

(LĐTĐ) Với ý chí quyết tâm vươn lên, không ngừng rèn luyện bản thân, biết bao bạn trẻ ngày nay đang nỗ lực trở thành công dân có trách nhiệm, sẵn sàng đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, góp phần xây dựng một Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tăng cường quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, bao gồm trường có vốn đầu tư nước ngoài...
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

(LĐTĐ) Về một trong những nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2024 - 2025 cấp Trung học phổ thông (THPT), ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đề nghị các nhà trường tăng cường giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12, quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp THPT, cố gắng lọt tốp 10 địa phương có kết quả thi tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo đời sống, kịp thời quan tâm, động viên, chia sẻ với những khó khăn của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) và học sinh.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

(LĐTĐ) Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, Trường Phổ thông Dewey Dương Kinh (Hải Phòng) đã chính thức nhận được Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ Viện Tiêu chuẩn Anh quốc (BSI), tiên phong mở ra bước tiến mới cho chất lượng bữa ăn của trường học Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động