-->

Lo lắng trước tăng giá điện

Từ ngày 16/3, chính thức áp dụng mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.622,01 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 7,5% so với giá điện bình quân hiện hành là 1.508,85 đồng/KWh, khiến nhiều người tiêu dùng không khỏi lo lắng.

Theo quyết định, giá bán lẻ điện sinh hoạt gồm 6 bậc: bậc 1 cho kW từ 0-50 là 1.484 đồng/kWh; bậc 2 cho kW từ 51 - 100 là 1.533 đồng/kWh; bậc 3 cho kW từ 101 - 200 là 1.786 đồng/kWh; Bậc 4 cho kW từ 201 - 300 là 2.242 đồng/kWh; bậc 5 cho kW từ 301 - 400 là 2.503 đồng/kWh; bậc 6 cho kW từ 401 trở lên là 2.587 đồng/kWh. Cấp điện áp 110 kV trở lên, giờ bình thường là 1.388 đồng/kWh; giờ thấp điểm là 869 đồng/kWh; giờ cao điểm là 2.459 đồng/kWh.

Việc tăng giá điện cũng như cách tính giá mới khiến nhiều hộ gia đình lo lắng phát sinh thêm các khoản chi phí. Bà Phạm Thị Nga, xã Hữu Hòa, Thanh Trì lo lắng: “ Gia đình tôi trung bình mỗi tháng dùng trên dưới 400kWh, nếu tính với giá bán điện mới và đợt tăng giá lần này áp dụng trên 2.500 đồng/kWh thì gia đình tôi phát sinh thêm chi phí vào từ 80 - 100.000 đồng/tháng. Nhất là mùa hè, gia đình dùng nhiều thiết bị, lượng điện sẽ nhiều lên…”.

Còn với những lao động nghèo, ngoại tỉnh lên Thủ đô thuê trọ để kiếm sống hàng ngày càng thêm lo lắng. Vợ chồng chị Tuyết, quê Thanh Hóa, thuê nhà ở Thanh Xuân mấy ngày nay ăn ngủ không yên  khi chủ nhà thông báo sẽ tăng giá điện lên 5.000 đồng/kWh.

Chị Tuyết chia sẻ: “Chồng tôi hàng ngày chạy xe ôm, tôi bán rau ở chợ mỗi ngày cả hai vợ chồng kiếm được 200 – 300.000 đồng. Hàng tháng, hai vợ chồng sử dụng khoảng trên dưới 150kWh điện. Nếu theo giá điện mới chủ nhà trọ báo 5.000 đ/số thì gia đình tôi phải mất thêm 150.000đ mỗi tháng. Tiền chi phí ăn ở là vậy, còn chi phí sinh hoạt, tiền nuôi 2 cháu ăn học ở quê, gia đình càng thêm gánh nặng…”.

Lao động phổ thông, sinh viên nghèo là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều từ việc giá điện, xăng cùng tăng. Đoàn Mạnh Thắng, sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ chia sẻ: “Cách đây mấy hôm nghe tin chủ nhà trọ đòi tăng giá điện lên 5.000đ/kWh, chúng em phải thống nhất lại cách dùng điện làm sao cho thật tiết kiệm, rồi phải xin thêm tiền bố mẹ để bù vào tiền điện phát sinh hàng tháng. Chúng em bàn với nhau hàng ngày chỉ cắm nồi cơm điện, còn đun nước thì dùng bếp than, hạn chế thắp nhiều bóng điện…”.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả nêu quan điểm:  “Việc giá xăng và giá điện cùng bắt tay nhau tăng mạnh rõ ràng sẽ mang lại nhiều cái mất hơn là được. Tuy nhiên khi chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế thì phải chấp nhận thực tế này. Khi hai mặt hàng thiết yếu này cùng nhau tăng giá, chi phí sản xuất của nhiều ngành sẽ bị đội lên đáng kể, gánh nặng đè lên vai người tiêu dùng. Về lâu dài, điều này có thể dẫn tới việc phát triển kinh tế bị ảnh hưởng, GDP sẽ giảm. Đây là điều mà không ai mong muốn…”

Cũng theo ông Long, giá thành điện hiện nay của EVN chưa thực sự minh bạch gồm nhiều yếu tố như quản trị kém, thất thoát lớn, đầu tư ngoài ngành, chi phí bất hợp lý nên phải có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng… Ông Long lo ngại việc tăng giá ồ ạt của các mặt hàng nhu yếu phẩm khác theo giá xăng và điện. Đồng thời, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn hơn và phải thay đổi chính sách giá của mình để phù hợp với các biến động.

Trung Hiếu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

(LĐTĐ) Năm 2025 các đội kiểm tra liên ngành 178 của thành phố Hà Nội và các cấp sẽ tiến hành kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội.
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

(LĐTĐ) Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận tải hành khách, hàng hóa của nhân dân vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, huyện Thường Tín đã chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

(LĐTĐ) Theo Công an thành phố Hà Nội, thời gian gần đây, trên các cầu vượt dành cho người đi bộ xuất hiện tình trạng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tụ tập, ca hát, ăn uống gây mất vệ sinh môi trường và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự. Trước thực trạng trên, lãnh đạo phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã chỉ đạo Đội Cảnh sát phản ứng nhanh, ngoài công tác tuần tra kiểm soát, tuyên truyền, giải tỏa, xử lý các điểm vi phạm.
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

(LĐTĐ) Đêm 24/12, Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý các điểm trông giữ xe không phép, sai phép trên địa bàn.
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Xem thêm
Phiên bản di động