Lĩnh vực xây dựng đứng đầu về tai nạn lao động chết người
Đẩy mạnh tuyên truyền dưới nhiều hình thức | |
Để xảy ra tai nạn chết người, phần lớn do người sử dụng lao động | |
Cải thiện điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho lao động trẻ |
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), báo cáo chưa đầy đủ của 63/63 Sở LĐTBXH, năm 2017, trong khu vực có quan hệ lao động, Bộ LĐTBXH đã nhận được 137 biên bản điều tra của 130 vụ tai nạn lao động chết người với 137 người chết. Phân tích từ các biên bản điều tra tai nạn lao động chết người nhận được, cho thấy: Lĩnh vực xây dựng đứng đầu về lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người, chiếm 20,8% tổng số vụ tai nạn và 19,7% tổng số người chết.
Lĩnh vực xây dựng đứng đầu về số vụ tai nạn lao động chết người |
Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng đứng thứ hai với 9,2% tổng số vụ và 8,8% tổng số người chết; thứ ba là lĩnh vực cơ khí, luyện kim chiếm 6,9% tổng số vụ và 8,02% tổng số người chết. Tiếp đến là lĩnh vực nông, lâm nghiệp chiếm 3,8% tổng số vụ và 3,6% tổng số người chết; lĩnh vực dịch vụ chiếm 1,53% tổng số vụ và 1,45% tổng số người chết...
Về các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất, theo phân tích từ 137 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người cho thấy: Ngã từ trên cao chiếm 27,7% tổng số vụ và 30,7% tổng số người chết; lý do bị điện giật chiếm 13,1% tổng số vụ và 12,5% tổng số người chết; tai nạn giao thông chiếm 13,1% tổng số vụ và 12,4% tổng số người chết; vật rơi, đổ sập chiếm 12,4% tổng số vụ và 12,4% tổng số người chết...
Về nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người, nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 45,41%. Cụ thể: Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 14,6% tổng số vụ; người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động chiếm 12,31% tổng số vụ; thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 10% tổng số vụ; do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 6,2% tổng số vụ và do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động chiếm 2,3%.
Nguyên nhân người lao động chiếm 20%, cụ thể: Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động chiếm 16,9% tổng số vụ; người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 3,1% tổng số vụ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú
Tin khác
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động
Việc làm 31/12/2024 08:15
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Việc làm 29/12/2024 16:24
Hà Nội hỗ trợ phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm
Việc làm 29/12/2024 09:38