Lễ Tiến Xuân ngưu và ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống tinh thần
Lần đầu tái hiện Lễ tiến xuân ngưu tại Hoàng thành Thăng Long Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hoạt động do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức vào dịp ... |
Nhiều lễ thức đón xuân của Kinh đô Thăng Long xưa được ghi chép qua sử sách, như lễ ban sóc (phát lịch), lễ phất thức (lau ấn tín), lễ dựng cây nêu… đặc biệt là lễ Tiến xuân ngưu (dâng trâu đất trong tiết lập xuân). Lễ Tiến Xuân ngưu (hay lễ Nghênh xuân) từ lâu chỉ còn trong thư tịch cổ, nhưng dấu tích đẹp của nền văn hóa Việt Nam thuở xa xưa vẫn còn đâu đó ở mảnh đất Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Lễ Tiến Xuân ngưu có một ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống tinh thần của con người dưới thời các vua Nguyễn. Nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp lúa nước nên cuộc lễ này lại có quan hệ mật thiết đối với đời sống của nhân dân nhiều hơn. Nhận thức rõ về điều ấy, các vua Nguyễn có những quan tâm hợp lý. Vào năm 1833, vua Minh Mạng xuống dụ rằng: "Về khoản Trâu đất và Mang thần, nguyên là ý chăn việc cày ruộng, khuyên bảo giúp đỡ, ở Kinh đã cử hành trước, các địa phương cũng nên tuân làm tất cả, để cho phù hợp lễ đời cổ".
Lễ Tiến Xuân ngưu trọng thư tịch cổ |
Theo quan niệm của người xưa, một năm có 12 tháng, mỗi tháng tượng trưng cho hình ảnh một con vật, gọi là 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Tháng cuối cùng của năm biểu tượng là con Trâu nên gọi là tháng Sửu. Thời điểm này là mùa đông giá rét, có lẽ người xưa làm tượng trâu ban đầu với nghĩa tống tiễn mùa đông lạnh giá; sau có thêm tục Đả Xuân ngưu mang ý trấn áp, xua đuổi hàn khí và đón chào mùa Xuân ấm áp.
Từ thời Hậu Lê trở đi, ngoài trâu đất còn có thêm tượng thần Câu Mang trong hình dáng một chú bé mục đồng. Lễ rước trâu và thần Câu Mang còn có ý nghĩa khuyến khích chăn nuôi, trồng cấy cho mùa màng tươi tốt. Lễ Tiến Xuân ngưu mang đậm dấu ấn văn hóa dân gian của một đất nước thuần nông từ xa xưa.
Sách Lê triều hội điển viết: “Về lệ Xuân ngưu tiết Lập xuân hằng năm. Vào triều Nguyễn (1802-1945), trong cuốn Minh Mạng chính yếu có ghi tục lễ Đàn tế trâu, quay theo hướng chính Đông, ứng với mùa xuân. Nửa đêm, một số viên quan được lệnh làm lễ, Trâu được đặt ở sân Đan Trì trước điện Kính Thiên để vua và quần thần làm lễ. Kết thúc các nghi thức, tượng trâu được mổ ra làm nhiều phần, Nhà vua phân phát cho các quan dự tế và các đền miếu trong kinh thành. Số tượng trâu loại nhỏ mang sang phủ Chúa Trịnh để Chúa phân phát cho những quan chức, quân lính mang ý nghĩa cầu may, mong sao cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống dân chúng no ấm”.
Lễ Tiến Xuân ngưu mang đậm dấu ấn văn hóa dân gian của một đất nước thuần nông từ xa xưa. |
Lễ Tiến Xuân ngưu được tổ chức một cách long trọng. Các quan viên đề đốc, phủ doãn, phủ thừa... đều phải mặc áo đỏ, hoặc tía đi sau đội lễ nhạc, nghi trượng, tán, lọng và khiêng các án Mang thần và Trâu đất được rước tới nhà bộ Lễ và được để yên tại nơi này. Theo quy định, lễ này được thực hiện vào ngày Lập xuân tiến hành ở triều đình và tại các địa phương.
Lễ Tiến Xuân ngưu xưa được tổ chức trên tinh thần nhân văn, thể hiện những ước mơ chính đáng về một cuộc sống vật chất đầy đủ trong năm mới, hơn nữa đó còn phản ánh được một dạng nghi lễ có màu sắc tín ngưỡng trong đời sống tâm linh của người Việt xưa, khi nền kinh tế quốc gia chủ yếu dựa vào nông nghiệp lúa nước.
Bảo Anh
(Ảnh chụp tại triển lãm - Di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Văn hóa 18/01/2025 15:11