Lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên
Công chứng điện tử hợp xu thế nhưng cần quy định chặt chẽ Đề xuất giao dịch bất động sản từ 400 triệu đồng phải thanh toán bằng chuyển khoản |
Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 39, ngày 15/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).
Báo cáo một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, về quy định các giao dịch phải công chứng, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị, vẫn giữ khoản 13 Điều 75 của dự thảo Luật, bởi vì hiện nay giao dịch phải công chứng đang được quy định trong cả thông tư, cần rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ trong một thời hạn nhất định để đáp ứng tiêu chí của Luật Công chứng.
Đồng thời, bổ sung quy định chuyển tiếp đối với quy định về giao dịch phải công chứng tại các nghị định được ban hành trước ngày Luật Công chứng có hiệu lực, mà không có quy định của luật giao Chính phủ quy định thì vẫn có hiệu lực thi hành để bảo đảm tính ổn định, chặt chẽ của hệ thống pháp luật.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Quốc hội |
Về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị giữ quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là bảo hiểm bắt buộc như dự thảo Luật.
Bởi vì, quy định này là phù hợp với quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, góp phần bảo vệ lợi ích công cộng, an toàn xã hội, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của công chứng viên trong hành nghề công chứng.
Theo cơ quan thẩm tra, đây là quy định kế thừa Luật Công chứng hiện hành và phù hợp với pháp luật công chứng của một số nước; quy định như dự thảo Luật cũng bảo đảm chặt chẽ, khả thi, thống nhất với nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng trong việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu bảo vệ lợi ích công cộng, an toàn xã hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu rõ, việc thời gian qua, các công chứng viên hầu như không được bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm là vấn đề bất cập trong tổ chức thực hiện Luật, Chính phủ cần có giải pháp khắc phục để tăng cường hiệu quả thực thi quy định này trong thực tiễn.
Nếu là bảo hiểm bắt buộc, thì tổ chức kinh doanh bảo hiểm bắt buộc phải bán, còn nếu không phải là bảo hiểm bắt buộc thì dù Luật quy định tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên, nhưng không có tổ chức kinh doanh bảo hiểm cung cấp loại hình bảo hiểm này, thì công chứng viên cũng không được bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Do đó, quy định như dự thảo Luật mới bảo đảm chặt chẽ, khả thi, thống nhất với nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng trong việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Đối với một số nội dung quản lý nhà nước về công chứng do Chính phủ đề nghị giữ lại như: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công chứng, thanh tra trong hoạt động công chứng… đã được quy định cụ thể trong các luật chuyên ngành như Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Thanh tra,… do đó, không nhất thiết phải quy định lại trong Luật Công chứng để tránh trùng lặp.
Do đó, trên cơ sở tiếp thu một phần ý kiến của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị bổ sung một điều quy định mang tính nguyên tắc về trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công chứng, bảo đảm phù hợp với Luật Tổ chức Chính phủ.
Thảo luận tại phiên họp, các ý kiến đánh giá cao quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đồng thời, tập trung cho ý kiến vào ba nội dung lớn liên quan đến: Quy định các giao dịch phải công chứng; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên; nội dung quản lý nhà nước về công chứng trong Luật Công chứng...
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, qua thảo luận liên quan tới nội dung quản lý nhà nước về công chứng trong Luật Công chứng, đã đạt được sự thống nhất cao đồng thời, đối với vấn đề danh mục phải công chứng, về cơ bản thống nhất phải do luật giao hoặc luật giao cho Chính phủ quy định.
Với quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, cần xây dựng 2 phương án để lấy ý kiến các vị đại biểu Quốc hội.
Theo đó, phương án 1, đề nghị giữ như luật hiện hành; phương án 2, đề nghị không quy định bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc mà chỉ quy định tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm này cho công chứng viên của tổ chức mình. Tại các phương án yêu cầu phân tích, nêu rõ lập luận về ưu điểm, nhược điểm cũng như kinh nghiệm quốc tế có liên quan.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chính sách tiền lương với chuyên gia cao cấp có hiệu lực từ ngày 15/6

ASEAN All-Stars đánh bại Man Utd với chiến thắng lịch sử 1-0

Đoàn công tác thành phố Hà Nội thăm, khảo sát làng nghề thủ công truyền thống tại Ai Cập

Hà Nội: Cửa hàng phố cổ công khai kinh doanh hàng nghìn chai nước hoa giả

Trọng Lân - Anh Đào tái hợp trong "Cầu vồng ở phía chân trời"

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xóa bỏ độc quyền Nhà nước về vàng miếng

Cần đảm bảo các chế độ đặc thù cho ngành Y tế Thủ đô
Tin khác

Cơ quan Nhà nước phải tiên phong trong sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
Sự kiện 28/05/2025 17:15

Sửa Luật Quy hoạch: Từ bỏ tư duy không quản được thì cấm
Sự kiện 28/05/2025 15:46

Trình Quốc hội dự án Luật Đường sắt (sửa đổi)
Sự kiện 27/05/2025 20:26

Đại biểu Quốc hội: Cẩn trọng với các quy định về thủ tục tố tụng vắng mặt
Sự kiện 27/05/2025 20:19

Luật Tình trạng khẩn cấp: Phân cấp, phân quyền để ứng phó kịp thời với các tình huống
Sự kiện 27/05/2025 17:35

Cần thiết hình sự hoá hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý
Sự kiện 27/05/2025 16:25

Báo chí Hà Nội tích cực hưởng ứng Cuộc thi và Triển lãm ảnh "Tổ quốc bên bờ sóng"
Sự kiện 27/05/2025 15:01

Đại biểu Quốc hội đề nghị không bỏ án tử hình với tội sản xuất thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
Sự kiện 27/05/2025 13:41

Hơn 17,1 triệu người dân tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp trên VNeID
Sự kiện 27/05/2025 07:32

Đại biểu đề nghị phân quyền ngân sách theo mức độ tự chủ tài khóa
Sự kiện 26/05/2025 19:32