-->

Đề xuất giao dịch bất động sản từ 400 triệu đồng phải thanh toán bằng chuyển khoản

Công chứng viên Hoàng Văn Hữu cho rằng, cần quy định đối với các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản, tặng cho tiền, cho vay tài sản... có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên bắt buộc phải thực hiện theo phương thức chuyển khoản.
Độ tuổi hành nghề của công chứng viên đến 70 tuổi Công chứng điện tử hợp xu thế nhưng cần quy định chặt chẽ

Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam và Hiệp hội Công chứng Liên bang Đức vừa tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về công chứng Việt Nam và Đức. Tại hội thảo, các công chứng viên, chuyên gia pháp lý đã thảo luận về phòng, chống rửa tiền trong hoạt động công chứng, kinh nghiệm về Quỹ bồi thường thiệt hại, vai trò của công chứng viên trong việc đăng kí doanh nghiệp...

Theo các công chứng viên, trong suốt quá trình từ khi gia nhập thị trường, doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến khi giải thể thì hồ sơ, tài liệu pháp lý, điều lệ công ty, của doanh nghiệp pháp luật hiện hành không bắt buộc công chứng, chứng thực.

Trong trường hợp người yêu cầu công chứng tự nguyện yêu cầu thì các tổ chức hành nghề công chứng cũng chưa có sẵn một thủ tục công chứng được pháp luật quy định để thực hiện công chứng cho người yêu cầu công chứng...

Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam và Hiệp hội Công chứng Liên bang Đức ký kết bản ghi nhớ hợp tác
Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam và Hiệp hội Công chứng Liên bang Đức đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác.

Theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền, tổ chức hành nghề công chứng cung cấp dịch vụ công chứng là thuộc đối tượng phải thực hiện báo cáo phòng, chống rửa tiền.

Tiến sĩ, công chứng viên Hoàng Văn Hữu, Trưởng Văn phòng công chứng Gia Khánh, thành phố Hà Nội cho hay, trong hoạt động công chứng, những giao dịch về tài sản có giá trị lớn như: Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; ô tô; cổ phần, phần vốn góp trong công ty… là nơi trú ẩn và có thể thực hiện rửa tiền hữu hiệu nhất. Chính vì thế, công chứng viên cần nhận biết được những dấu hiệu đáng ngờ đối với các giao dịch đó.

Ví dụ như trong công chứng hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, các dấu hiệu đáng ngờ như: Các giao dịch bất động sản là giao dịch ủy quyền, nhưng không có cơ sở pháp lý; khách hàng không quan tâm đến giá bất động sản, phí giao dịch phải trả; khách hàng không cung cấp được các thông tin liên quan đến bất động sản, hoặc không muốn cung cấp bổ sung thông tin về nhân thân; giá giao dịch giữa các bên không phù hợp giá thị trường...

Tuy nhiên, về nội dung “giá giao dịch giữa các bên không phù hợp giá thị trường”, các công chứng viên không thể biết được, hoặc biết nhưng không chắc chắn, cho nên cũng không thể báo cáo giá giao dịch giữa các bên là không phù hợp với giá thị trường được (có thể cao hơn rất nhiều hoặc thấp hơn rất nhiều giá thị trường).

Tội phạm thường sử dụng tiền bẩn để mua bất động sản. Điều này đặc biệt đúng trong các nền kinh tế giao dịch của yếu bằng tiền mặt như ở Việt Nam. Sau khi bán bất động sản, số tiền thu được có nguồn gốc hợp pháp. Tài sản thường được mua đứng tên họ hàng, vợ chồng, người thân trong gia đình.

Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam và Hiệp hội Công chứng Liên bang Đức ký kết bản ghi nhớ hợp tác
Toàn cảnh hội thảo.

Mức giao dịch có giá trị lớn mà các tổ chức, cá nhân (trong đó có tổ chức hành nghề công chứng khi cung cấp dịch vụ công chứng) phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là từ 400 triệu đồng đồng trở lên.

Trong hoạt động thực tiễn hành nghề công chứng, ông Hữu cho hay, giao dịch về chuyển nhượng bất động sản thường ít nhất cũng có giá trị 500 triệu đồng ở các tỉnh, thậm chí nhiều hơn nhiều lần ở thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…

Do vậy, nếu quy định như trên thì hầu hết giao dịch nào tổ chức hành nghề công chứng cũng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Một ngày có hàng triệu giao dịch sẽ được gửi về cơ quan tiếp nhận báo cáo.

Ông Hữu cho rằng, cần quy định đối với các giao dịch liên quan tới bất động sản (mua bán, chuyển nhượng); tặng cho tiền, cho vay tài sản; giao dịch khác có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên thì các bên bắt buộc phải thực hiện theo phương thức chuyển khoản.

Quy định như vậy thì các bên tham gia giao dịch sẽ phải thực hiện mở tài khoản, thanh toán bằng chuyển khoản; Nhà nước sẽ quản lý được dòng tiền tham gia giao dịch; các tổ chức tín dụng dễ dàng nhận diện được hành vi rửa tiền hơn. Ngoài ra, tránh được tình trạng trốn thuế từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển dịch tài sản giữa các bên.

Hiện nay, chương trình đào tạo nghề công chứng tại Học viện Tư pháp không có nội dung về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trong hoạt động công chứng. Để nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, ông Hữu cho rằng cần sớm sửa đổi, bổ sung đưa nội dung này vào chương trình đào tạo nghề công chứng.

Cũng tại hội thảo, Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam và Hiệp hội Công chứng Liên bang Đức đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác.

Ông Nguyễn Chí Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam cho biết, việc ký kết bản ghi nhớ hợp tác Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam với Hiệp hội Công chứng Liên bang Đức nhằm kết hợp chặt chẽ việc phát triển và củng cố hệ thống công chứng, giấy tờ công chứng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức 2 nước.

Phạm vi hợp tác bao gồm các hoạt động độc lập, các hoạt động được phê duyệt trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc tế, đối thoại giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Liên bang Đức.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Làm sao để nhường đường cho xe ưu tiên nhanh chóng, an toàn?

Làm sao để nhường đường cho xe ưu tiên nhanh chóng, an toàn?

Để đảm bảo trật tự, an toàn và tính mạng cho mọi người, pháp luật đã quy định rõ ràng về quyền ưu tiên của một số loại xe đặc biệt, thường được gọi là xe ưu tiên. Việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định này không chỉ thể hiện ý thức văn hóa giao thông, mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ tính mạng và tài sản của cộng đồng
Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Học sinh được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến đến hết ngày 18/4

Từ hôm nay (15/4) đến hết ngày 18/4, các thí sinh là học sinh đang học lớp 12 được thử đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
TP.HCM: Khởi công và khánh thành 6 công trình lớn chào mừng Lễ 30/4

TP.HCM: Khởi công và khánh thành 6 công trình lớn chào mừng Lễ 30/4

Trong ngày 19/4, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ khởi công, khánh thành 6 công trình lớn chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Bộ Chính trị hướng dẫn cách chọn nhân sự cấp tỉnh và xã khi sáp nhập

Bộ Chính trị hướng dẫn cách chọn nhân sự cấp tỉnh và xã khi sáp nhập

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận 150, hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
Tên gọi dự kiến của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập, hợp nhất

Tên gọi dự kiến của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập, hợp nhất

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
TP.HCM: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước

TP.HCM: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm
Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sở Y tế Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Tin khác

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Thành phố Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.
Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Khi TOD trở thành chuẩn quy hoạch mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững.
The Cosmopolitan: Cuộc đua sở hữu giá trị thương mại đắt giá

The Cosmopolitan: Cuộc đua sở hữu giá trị thương mại đắt giá

Khi thị trường địa ốc đang tái định hình theo xu hướng dịch chuyển nhu cầu, bất động sản toạ lạc tại vùng lõi giao thương - tài chính trọng điểm không đơn thuần là nơi để ở, mà trở thành tài sản đầu tư mang tính chiến lược. Tại Hà Nội, The Cosmopolitan nhanh chóng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ, khi khách hàng đang kiếm tìm một nơi an cư, vừa chạy đua để sở hữu một phần của tâm điểm thương mại sôi động nhất Hà Nội.
Dự án BT tại TP.HCM: Sai chồng sai, khó chồng khó

Dự án BT tại TP.HCM: Sai chồng sai, khó chồng khó

Hàng loạt khó khăn, vướng mắc của 6 dự án theo hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) vừa được Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, trong đó đáng chú ý là dự án liên quan đến Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt và Công ty Cổ phần Trung Thủy Lancaster.
Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Kể từ khi bài toán chung cư cũ được nhắc đến, vô số ý tưởng đã được đưa ra và thực hiện, tuy nhiên đều chưa đạt được hiệu quả nhân rộng như mong muốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, đó chính là cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau thay vì cùng nhau tìm giải pháp giải quyết. Giờ đây, với việc đặt “trách nhiệm của các bên” lên trước, phải làm tròn “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” này rồi mới cân nhắc đến “lợi ích” sẽ là cơ sở để hài hoà giữa bài toán chung cư cũ và tái thiết đô thị.
Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 27/2025/QĐ-UBND về khung giá cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng cho các công trình không sử dụng vốn đầu tư công hoặc nguồn tài chính công đoàn. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 14/4/2025, với mục tiêu đảm bảo tính công khai, minh bạch và giúp người dân dễ tiếp cận nhà ở xã hội.
Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Trước thực trạng giá bất động sản ngày một tăng chóng mặt, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chuyển sang ở trọ, thuê nhà trọn đời thay vì cố gắng sở hữu cho mình một ngôi nhà hay một căn hộ. Theo nhiều người, việc thuê nhà trọn đời sẽ giúp họ bớt áp lực về mặt tài chính và có điều kiện trải nghiệm không gian sống tốt hơn.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM  ​​​​​​​

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​

Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Tại sao một số chủ đầu tư chọn nộp tiền thay vì dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội

Tại sao một số chủ đầu tư chọn nộp tiền thay vì dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội

Trong bối cảnh nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH) ngày càng tăng cao, việc đảm bảo quỹ đất dành cho loại hình nhà ở này trở thành một vấn đề cấp thiết. Theo quy định, các dự án nhà ở thương mại phải dành 20% quỹ đất để xây dựng NƠXH. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều chủ đầu tư lựa chọn nộp tiền thay vì sử dụng quỹ đất này.
Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, cùng các bộ, ngành, địa phương luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến phát triển nhà ở xã hội với nhiều chính sách và nguồn lực ưu tiên. Đây cũng được xác định là nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ các ngành, địa phương. Để cụ thể hoá các chủ trương này, thành phố Hà Nội đã xây dựng nhiều chính sách đặc thù có đột phá với việc xác định rõ trách nhiệm của Thành phố, của địa phương, của cộng đồng và “cơ hội” đang dần đến nhiều hơn với người dân.
Xem thêm
Phiên bản di động