Lấy động viên, tạo động lực để nâng cao đạo đức nhà giáo
Không bố trí đứng lớp các giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo | |
Đôn đốc thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo | |
Tăng cường tuyên truyền về Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2018 |
Cùng dự cuộc làm việc có: ông Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, ông Vũ Minh Đức - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Theo dự thảo kế hoạch “Nâng cao năng lực, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới” do Công đoàn Giáo dục Việt Nam xây dựng, kế hoạch này nhằm hỗ trợ nhà giáo, người lao động có thêm hiểu biết về pháp luật, có ý thức tôn trọng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật; biết cách ứng xử trước các tình huống sư phạm một cách chuẩn mực; biết cách xử lý các vấn đề từ phụ huynh, đồng nghiệp và học sinh.
Kế hoạch cũng sẽ hỗ trợ cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn trong các trường học khả năng nhận diện dự báo tình hình trong và ngoài nhà trường, diễn biến tâm lý, tâm trạng, tư tưởng của giáo viên, học sinh và những đối tượng khác liên quan đến nhà trường, từ đó góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, tạo sự tin tưởng cho xã hội, tạo uy tín cho ngành giáo dục.
Ông Vũ Minh Đức - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam trao đổi tại cuộc làm việc với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (Ảnh: Bộ GD&ĐT) |
Để thực hiện được mục tiêu đặt ra, dự thảo kế hoạch đặt ra 3 nhóm giải pháp bao gồm: Tổ chức thông tin khách quan một số vấn đề giáo dục được dư luận phản ánh, từ đó quán triệt trách nhiệm của các cấp công đoàn trong việc phối hợp thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực và đạo đức cho nhà giáo; triển khai các giải pháp nhằm thay đổi, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhà giáo, người lao động về pháp luật, ý thức và trách nhiệm với nghề dạy học; triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực ứng xử các tình huống sư phạm cho nhà giáo, người lao động.
Đánh giá về dự thảo kế hoạch, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, dự thảo đã đưa ra được những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tuy nhiên, Bộ trưởng gợi ý nên chọn việc, chọn điểm để làm sao cho hiệu quả, cụ thể, kế hoạch nên tập trung vào vấn đề nâng cao đạo đức nhà giáo.
Trong đó, mục tiêu trong năm 2019 và những năm tiếp theo là tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức về đạo đức nhà giáo trong toàn ngành, đẩy lùi vi phạm đạo đức, xây dựng hình ảnh tốt về nhà giáo, tạo niềm tin cho xã hội. Đồng thời, tạo ra sự minh bạch, công bằng trong cộng đồng nhà giáo thông qua việc bảo vệ quyền lợi, danh dự cho những trường hợp nhà giáo oan sai.
Về hình thức tổ chức, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh đến chia sẻ và tạo động lực. “Đạo đức xã hội, đạo đức nhà giáo được rèn luyện qua thời gian. Vì vậy, cần kiên trì, lắng nghe, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tạo động lực là chính, tránh tạo ra áp lực. Cần lưu ý, tâm điểm phải là động viên, chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi nhưng nghiêm khắc” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, muốn nhà giáo nâng cao được nhận thức và trách nhiệm về đạo đức trước hết cần cung cấp đầy đủ thông tin cho họ, để từ đó mỗi người tự nâng cao trách nhiệm. Trong đó, nên tăng cường các cuộc trao đổi tọa đàm dưới dạng chia sẻ, nhân rộng kinh nghiệm xử lý các tình huống sư phạm.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhắc tới quan điểm “lấy cái tốt đẩy lùi cái xấu” và mong rằng, các cấp công đoàn trong toàn ngành sẽ tích cực phát hiện để biểu dương, tôn vinh những tấm gương thầy cô giáo tận tụy cống hiến, có ảnh hưởng, truyền cảm hứng tới học trò.
“Gốc của đạo đức nhà giáo được xây dựng từ các trường sư phạm, vì vậy, mỗi trường sư phạm cần chủ động đổi mới tuyển sinh, đổi mới đào tạo, tham gia tích cực vào quá trình xây dựng và nâng cao đạo đức nhà giáo, để mỗi giáo viên không chỉ là “thợ dạy” mà còn là những nhà giáo dục” - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị Công đoàn Giáo dục Việt Nam tiếp tục hoàn thiện dự thảo kế hoạch “Nâng cao năng lực, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới” để triển khai thực hiện trong thời gian tới, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nâng cao đạo đức nhà giáo. Đồng thời, chủ động kết nối để Bộ GD&ĐT sớm ký kết quy chế phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô
Tin khác
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô
Hoạt động 03/02/2025 12:29
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Công đoàn 03/02/2025 10:55
Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn
Hoạt động 02/02/2025 11:46
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước
Hoạt động 02/02/2025 08:52
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công
Hoạt động 01/02/2025 18:57
Tết ấm của đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động ngành Dệt - May Hà Nội
Hoạt động 01/02/2025 14:07
Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 01/02/2025 09:54
Những “thủ lĩnh” Công đoàn cơ sở
Hoạt động 31/01/2025 06:29
Mê Linh: Khơi dậy tinh thần thi đua lao động, sáng tạo trong đoàn viên, người lao động
Công đoàn 30/01/2025 18:29
Thiết thực các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động
Công đoàn 30/01/2025 18:29