-->

Lao động Việt tại Nhật thích ứng với đồng yen yếu: Cần hỗ trợ kịp thời

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị phía Nhật Bản có giải pháp hỗ trợ lao động Việt Nam như hỗ trợ tiền nhà, tiền ăn, tăng lương tối thiểu cho thực tập sinh kỹ năng trong bối cảnh đồng yen yếu.
Thị trường lao động Việt Nam trước thách thức lãi suất cao kéo dài Rộng mở cơ hội lao động Việt sang châu Âu làm việc
Lao dong Viet tai Nhat thich ung voi dong yen yeu: Can ho tro kip thoi hinh anh 1
Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung làm việc với Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Xã hội Nhật Bản Katsunobu Kato ở Tokyo. (Ảnh: Đào Thanh Tùng/TTXVN)

Việt Nam là quốc gia có số thực tập sinh kỹ thuật đông nhất tại Nhật Bản. Theo thống kê của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Lưu trú Nhật Bản (ISA), vào cuối năm 2021, có 276.123 thực tập sinh nước ngoài đang làm việc tại nước này, trong đó có 160.563 thực tập sinh Việt Nam, chiếm 58%.

Tuy nhiên, không ít người lo ngại Nhật Bản có thể sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt các thực tập sinh Việt Nam nếu sự rớt giá của đồng yen vẫn kéo dài.

Vì vậy, các cơ quan chức năng của hai nước cùng với các công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn của Nhật Bản cần sớm có giải pháp để giảm bớt khó khăn cho các thực tập sinh.

Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Uchida Hideaki, Trợ lý Giám đốc Chi nhánh Tokyo của Tổ chức Phát triển Nhân lực Quốc tế Nhật Bản (IM Japan), cảnh báo: “Việc đồng yen mất giá có thể tác động tiêu cực tới việc tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản. Số lượng thực tập sinh sang Nhật Bản có thể sẽ giảm.”

Cùng chung quan điểm đó, ông Hiroaki Yagi, Chủ tịch Tổ chức Hợp tác Đào tạo Quốc gia Nhật Bản (JITCO), nói việc đồng yen mất giá và lạm phát gia tăng đang khiến Nhật Bản trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt các lao động nước ngoài, từ đó gây khó khăn hơn cho khâu tuyển chọn thực tập sinh sang làm việc ở nước này.

Để giải quyết vấn đề đó, ông Yagi cho biết Hội đồng Tiền lương Tối thiểu Trung ương của Nhật Bản đã đề xuất tăng lương tối thiểu trong tài khóa 2022 ở mức cao kỷ lục.

Mức lương tối thiểu trong tài khóa 2022 (kết thúc vào cuối tháng 3/2023) được tăng thêm 31 yen lên 961 yen/giờ (tương đương hơn 7,2 USD), tăng 3,3% so với tài khóa 2021.

Mức lương tối thiểu mới này được áp dụng cho tất cả người lao động, bao gồm cả nhân viên hợp đồng và những người làm việc bán thời gian, từ đầu tháng 10/2022.

Tuy nhiên, hiện nay, tốc độ tăng lương ở Nhật Bản vẫn thấp hơn so với lạm phát. Vì vậy, chính quyền của Thủ tướng Fumio Kishida đang đặt mục tiêu tăng lương tối thiểu trên toàn quốc lên 1.000 yen/giờ càng sớm, càng tốt.

Cùng với việc nâng lương tối thiểu, ông Yagi tiết lộ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã lên kế hoạch hợp tác với phía Việt Nam để nghiên cứu xây dựng một hệ thống tuyển dụng mới nhằm loại bỏ các tổ chức trung gian và giảm chi phí ban đầu cho các thực tập sinh.

Theo kế hoạch này, JICA sẽ thiết lập một trang web để người Việt nộp đơn đăng ký tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng ở Nhật Bản, với mục đích cắt giảm các khoản phí mà các thực tập sinh Việt Nam phải trả cho các đơn vị môi giới trước khi sang nước này.

Trang web sẽ cung cấp thông tin cho những người có nhu cầu đăng ký tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng ở Nhật Bản về các cơ hội tu nghiệp ở nước này, bao gồm cả các thông tin về nơi làm việc, mức lương và các ngày nghỉ trong năm. Sau khi có thông tin, những người có nhu cầu sẽ đăng ký trực tiếp với các công ty phái cử ở Việt Nam mà không cần thông qua các đơn vị môi giới.

Theo các chuyên gia, nếu được triển khai, chắc chắn hệ thống này sẽ giúp giảm gánh nặng chi phí ban đầu cho các thực tập sinh trước khi sang Nhật Bản.

Ông Nguyễn Đức Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cung ứng Nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA), nói: “Tôi đánh giá rất cao về tính năng của các trang web đó. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có công tác tuyên truyền để làm sao cho các trang web đó được nhiều lao động ở Việt Nam biết đến.”

Lao dong Viet tai Nhat thich ung voi dong yen yeu: Can ho tro kip thoi hinh anh 2
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung (thứ ba từ phải sang) thăm thực tập sinh Việt Nam ở Công ty TNHH Công nghiệp Taisei thuộc tỉnh Kanagawa. (Ảnh: Đào Thanh Tùng/TTXVN)

Về phía Việt Nam, để giảm bớt tác động của đồng yen mất giá và lạm phát tới các thực tập sinh đang làm việc ở đất nước Mặt Trời mọc, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan cho biết: “Chúng tôi đã đề nghị phía Nhật Bản yêu cầu các tổ chức tiếp nhận có giải pháp hỗ trợ người lao động như hỗ trợ tiền nhà, tiền ăn và một số dịch vụ khác trong phạm vi các nghiệp đoàn có thể chấp nhận được. Thứ hai là nghiên cứu tăng lương tối thiểu cho thực tập sinh kỹ năng cũng như lao động đặc định.”

Thực tập sinh Lương Văn Dưỡng nói: “Trong thời gian này, khi đồng yen mất giá, nếu nhận được sự hỗ trợ từ công ty và từ nghiệp đoàn thì rất tốt. Em muốn nghiệp đoàn tác động với công ty để tăng lương cho thực tập sinh nhằm bù đắp việc tiền yen mất giá.”

Trước đó, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Xã hội Nhật Bản Katsunobu Kato ở Tokyo hồi tháng 9, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét miễn thuế cư trú và thuế thu nhập cho thực tập sinh Việt Nam như đang áp dụng cho một số nước phái cử khác.

Các thực tập sinh Việt Nam hy vọng các cơ quan chức năng Nhật Bản sẽ sớm xem xét đề xuất này để giúp họ giảm bớt khó khăn hiện nay./.

Theo Thanh Tùng-Phạm Tuân (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/lao-dong-viet-tai-nhat-thich-ung-voi-dong-yen-yeu-can-ho-tro-kip-thoi/828187.vnp

Nên xem

Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Vừa qua, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 245/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thu nhập tối thiểu 45 triệu đồng mới đáp ứng "giấc mơ" mua nhà Hà Nội

Thu nhập tối thiểu 45 triệu đồng mới đáp ứng "giấc mơ" mua nhà Hà Nội

(LĐTĐ) Trong bản tin thị trường tháng 2/2025, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng: "Để có thể mua một căn hộ tại Hà Nội, người mua cần có mức thu nhập tối thiểu dao động từ 45 triệu đến 210 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào khu vực...".
Quyết tâm thi đua lao động, sản xuất ngay từ đầu năm

Quyết tâm thi đua lao động, sản xuất ngay từ đầu năm

(LĐTĐ) Ngay từ những ngày làm việc bắt đầu sau Tết Nguyên đán, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thất đã nhanh chóng bắt tay vào làm việc. Năm 2025, các cấp Công đoàn huyện quyết tâm đặt những mục tiêu cao hơn, góp phần xây dựng huyện Thạch Thất, Thủ đô và đất nước.
2.000 người lao động đến tìm hiểu cơ hội việc làm đợt 1 năm 2025 tại KCN VSIP Nghệ An

2.000 người lao động đến tìm hiểu cơ hội việc làm đợt 1 năm 2025 tại KCN VSIP Nghệ An

(LĐTĐ) Sáng 8/2, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND huyện Hưng Nguyên, Công ty TNHH VSIP Nghệ An tổ chức “Ngày hội việc làm giữa người lao động và các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp VSIP Nghệ An đợt 1, năm
Sẽ thanh tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP.HCM

Sẽ thanh tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP.HCM

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn quản lý; xử lí theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm.
Tăng cường phòng chống dịch cúm mùa tại TP.HCM

Tăng cường phòng chống dịch cúm mùa tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trước tình hình thời tiết trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan, Sở Y tế Thành phố đã khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là.
Phát huy vai trò công tác nữ công trong hoạt động công đoàn

Phát huy vai trò công tác nữ công trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Xác định công tác nữ công là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của tổ chức Công đoàn. Năm qua, các cấp Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, chuyên nghiệp trong công tác nữ công; qua đó, góp phần tích cực chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong toàn ngành.

Tin khác

2.000 người lao động đến tìm hiểu cơ hội việc làm đợt 1 năm 2025 tại KCN VSIP Nghệ An

2.000 người lao động đến tìm hiểu cơ hội việc làm đợt 1 năm 2025 tại KCN VSIP Nghệ An

(LĐTĐ) Sáng 8/2, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND huyện Hưng Nguyên, Công ty TNHH VSIP Nghệ An tổ chức “Ngày hội việc làm giữa người lao động và các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp VSIP Nghệ An đợt 1, năm 2025”.
Bình Dương: Cần tuyển 38.000 lao động sau Tết

Bình Dương: Cần tuyển 38.000 lao động sau Tết

(LĐTĐ) Sau kỳ nghỉ Tết, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương cần tuyển dụng một lượng lớn lao động để mở rộng sản xuất.
Nhiều chủ gara ô tô đau đầu vì thiếu thợ sau Tết

Nhiều chủ gara ô tô đau đầu vì thiếu thợ sau Tết

(LĐTĐ) Muốn có chiếc xe vừa đẹp, vừa an toàn để đi chơi Tết và du Xuân nhưng do không có kinh nghiệm hoặc thiếu thời gian nên không ít chủ xe chọn ngày cận Tết hoặc vừa Tết xong mới mang xe đến gara thay thế linh kiện, bảo dưỡng… Kết quả, không ít người lâm vào cảnh dở khóc dở cười vì xe nằm xưởng vài ngày vẫn chưa được sửa chữa.
Tăng cường kết nối, ổn định thị trường lao động sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Tăng cường kết nối, ổn định thị trường lao động sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(LĐTĐ) Chiều 5/2, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi đã thông tin về các “giải pháp” nhằm giữ chân lao động tại các doanh nghiệp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và công tác an sinh xã hội được thực hiện với phương châm “không để người dân nào không có Tết”.
Thị trường lao động sau Tết có những biến động

Thị trường lao động sau Tết có những biến động

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), sau Tết, thị trường lao động cũng sẽ gặp một số biến động, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ tạm thời và nhu cầu tuyển dụng mới trong quý 1/2025 tăng cao, đặc biệt ở các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.
TP.HCM cần hơn 50.000 chỗ làm việc sau Tết

TP.HCM cần hơn 50.000 chỗ làm việc sau Tết

(LĐTĐ) Sau Tết Nguyên đán 2025, nhu cầu nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cần khoảng 50.400 - 55.500 chỗ làm việc; trong khi đó số công nhân, người lao động (NLĐ) quay trở lại Thành phố làm việc sau Tết đã đạt hơn 85%.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có chuyển biến tích cực

Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có chuyển biến tích cực

(LĐTĐ) Sau 3 năm thực hiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc của nước ta chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp và liên tục ghi nhận thành tích mới.
Giải bài toán nguồn nhân lực

Giải bài toán nguồn nhân lực

(LĐTĐ) Trước nhu cầu của doanh nghiệp ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và các tỉnh Đông Nam Bộ cần xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn kinh tế lớn và sự chuyển đổi sản xuất.
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng

Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động