--> -->

Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Vừa qua, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 245/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thêm 200 USD/tháng ngoài học bổng năng lượng nguyên tử Khai mạc Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 15 tại Khánh Hòa Doanh thu và lợi nhuận bứt tốc đầy ấn tượng của BCG Energy trong năm 2024

Mục tiêu tổng quát phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử đến năm 2030 là hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử được hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế; hệ thống các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được quy hoạch tinh gọn, nâng cấp về cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng nhân lực, hoạt động có hiệu quả; một số dự án trọng điểm đã được phê duyệt triển khai đúng tiến độ; một số lĩnh vực khoa học, công nghệ và ứng dụng năng lượng nguyên tử có thế mạnh vươn lên đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; các hoạt động ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ được triển khai rộng rãi, hiệu quả trong các ngành, lĩnh vực, góp phần tích cực vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, nâng cao sức khỏe của nhân dân, bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân.

Khẩn trương hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân quốc gia để phục vụ triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu, triển khai Chương trình phát triển điện hạt nhân quốc gia; nghiên cứu, xây dựng định hướng đẩy mạnh thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Tại Việt Nam, thời gian qua, ứng dụng năng lượng nguyên tử và công nghệ bức xạ trong y tế đã có nhiều thành tựu, góp phần đáng kể vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe (Ảnh: TTXVN).

Mục tiêu tầm nhìn đến năm 2050, ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ và phát triển điện hạt nhân có đóng góp quan trọng và hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân; trình độ khoa học và công nghệ hạt nhân và nhiều lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử ngang bằng với mức trung bình của các quốc gia phát triển; làm chủ và từng bước tự chủ được các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, bảo đảm ứng dụng năng lượng nguyên tử có đóng góp hiệu quả trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Cụ thể, về phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị trong ngành y tế, Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thiện và phát triển mạng lưới các cơ sở y tế chuyên ngành điện quang, y học hạt nhân, ung bướu - xạ trị, phân bố hợp lý ở các vùng, địa phương phục vụ công tác khám, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo; nâng cao hiệu quả, chất lượng khám, chữa bệnh trên cơ sở nâng cao chất lượng nhân lực, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, hoàn thiện quản lý trong các cơ sở y học bức xạ; nghiên cứu, phát triển, sản xuất và ứng dụng một số thuốc phóng xạ, hợp chất đánh dấu phục vụ chẩn đoán, điều trị bệnh, bảo đảm an toàn và bảo vệ chống bức xạ cho bệnh nhân, nhân viên y tế và môi trường.

Về phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị trong ngành tài nguyên và môi trường, đặt mục tiêu tổng quát đến năm 2030, phát triển ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn; điều tra cơ bản tài nguyên nước, địa chất và khoáng sản; bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về ứng dụng kỹ thuật bức xạ và kỹ thuật đồng vị trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, cho các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Về phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị trong ngành nông nghiệp, Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai, tiếp cận và làm chủ các kỹ thuật tiên tiến về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các lĩnh vực: Chọn tạo giống cây trồng, vi sinh vật; bảo vệ thực vật; nông hóa, thổ nhưỡng và dinh dưỡng cây trồng; chăn nuôi, thú y; nuôi trồng thủy sản; bảo quản và chế biến sau thu hoạch. Một số lĩnh vực, cơ sở nghiên cứu ứng dụng năng lượng nguyên tử trong nông nghiệp có thế mạnh đạt trình độ khu vực và quốc tế.

Ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong nông nghiệp được tăng cường, mở rộng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm an ninh lương thực, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần tích cực vào phát triển nền nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

Về phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị trong ngành công nghiệp, Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, đẩy mạnh ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành công nghiệp; sản xuất, chế tạo một số loại thiết bị bức xạ và thiết bị ghi đo bức xạ có nhu cầu lớn trong các ngành kinh tế - xã hội thay thế cho nhập khẩu; thương mại hóa các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật được tạo ra từ các kết quả nghiên cứu; tăng cường nghiên cứu tiếp thu, làm chủ các công nghệ mới về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các lĩnh vực chiếu xạ công nghiệp, kiểm tra không phá hủy, kỹ thuật đánh dấu, kỹ thuật soi chiếu, hệ điều khiển hạt nhân; ưu tiên các công nghệ có nhu cầu sử dụng lớn, tính cạnh tranh cao, phục vụ phát triển ngành công nghiệp và các ngành, lĩnh vực khác trong nước cho giai đoạn tiếp theo.

Về phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân, đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân, đặt mục tiêu đến năm 2030 tái cấu trúc chức năng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ sở nghiên cứu và đào tạo hiện có đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và chất lượng về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ hạt nhân trong các ngành, lĩnh vực; nâng cao năng lực hỗ trợ kỹ thuật phục vụ công tác bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân trong phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử và triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Để đạt được các mục tiêu trên, Quy hoạch đưa ra giải pháp thực hiện gồm: Giải pháp về hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý; giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách về phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; giải pháp về xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; giải pháp về bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân; giải pháp về nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của cộng đồng; giải pháp về đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế; giải pháp về đầu tư, tài chính và huy động vốn; giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thu hút đầu tư có chọn lọc: Hướng tới lợi ích bền vững cho Hà Nội và người dân

Thu hút đầu tư có chọn lọc: Hướng tới lợi ích bền vững cho Hà Nội và người dân

Là người dân đang sinh sống và gắn bó với Hà Nội, chúng tôi luôn ủng hộ chủ trương thu hút đầu tư để thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô. Tuy nhiên, từ thực tiễn và những bài học trong quá trình phát triển đô thị, chúng tôi tin rằng việc thu hút này phải thực sự có chọn lọc và mang lại giá trị bền vững cho Thành phố. Đây là một trong những kỳ vọng quan trọng mà chúng tôi muốn gửi gắm vào Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
Phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm: Giữ gìn "chất" Hà Nội trong dòng chảy hội nhập

Phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm: Giữ gìn "chất" Hà Nội trong dòng chảy hội nhập

Việc định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII là một hướng đi rất đúng đắn và tiềm năng. Tuy nhiên, bên cạnh sự kỳ vọng, người dân chúng tôi cũng có một mối quan tâm sâu sắc: Làm sao để du lịch, dù phát triển mạnh mẽ và sáng tạo đến đâu, vẫn giữ được nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội, tránh nguy cơ thương mại hóa quá mức làm mất đi cái "chất" riêng, sự thanh lịch, tinh tế vốn có của Thủ đô.
Khi phái đẹp ủng hộ xử phạt nặng các "ma men"

Khi phái đẹp ủng hộ xử phạt nặng các "ma men"

Tối 17/7, lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) Hà Nội đã tiếp tục triển khai quyết liệt kiểm tra nồng độ cồn trên nhiều tuyến phố, mang lại sự phấn khởi và đồng tình mạnh mẽ từ đông đảo người dân, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Những hình ảnh xử phạt không khoan nhượng đối với các trường hợp vi phạm nồng độ cồn là lời cảnh tỉnh cho những "ma men" coi thường tính mạng bản thân và người khác.
Xã Thượng Phúc chăm lo sức khỏe người có công với cách mạng bằng việc làm thiết thực

Xã Thượng Phúc chăm lo sức khỏe người có công với cách mạng bằng việc làm thiết thực

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), xã Thượng Phúc đã phối hợp với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khoẻ, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 150 đối tượng chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn xã.
Hà Nội chủ động phòng cháy giữa nắng nóng

Hà Nội chủ động phòng cháy giữa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nguy cơ cháy nổ tại Hà Nội tăng cao. Trước tình hình đó, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) cùng chính quyền các cấp đang chủ động triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản người dân.
Phường Nghĩa Đô tập huấn phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Phường Nghĩa Đô tập huấn phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Ngày 18/7, Ủy ban nhân dân phường Nghĩa Đô phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến pháp luật, tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn năm 2025.
Đại hội Chi bộ MTTQ Việt Nam phường Đống Đa: Đoàn kết, đổi mới vì sự phát triển địa phương

Đại hội Chi bộ MTTQ Việt Nam phường Đống Đa: Đoàn kết, đổi mới vì sự phát triển địa phương

Chi bộ cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Đống Đa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là sự kiện quan trọng, mở đầu cho chuỗi Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ quan Đảng phường Đống Đa, nhằm đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho giai đoạn mới, hướng tới xây dựng Chi bộ vững mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của địa phương.

Tin khác

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Ngày 17/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Kết luận số 178-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.
Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 và hoạt động song phương tại Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về những kết quả nổi bật của chuyến công tác.
Việt Nam đóng góp tích cực, trách nhiệm tại các cơ chế hợp tác toàn cầu về môi trường, khí hậu, y tế

Việt Nam đóng góp tích cực, trách nhiệm tại các cơ chế hợp tác toàn cầu về môi trường, khí hậu, y tế

Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 tiếp tục diễn ra trong ngày 7/7/2025 (giờ địa phương) với Phiên họp cấp cao về chủ đề “Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brasil Lula da Silva, Chủ tịch BRICS năm 2025.
Việt Nam sẵn sàng đóng góp làm sống động hợp tác đa phương, thúc đẩy đoàn kết, hợp tác quốc tế

Việt Nam sẵn sàng đóng góp làm sống động hợp tác đa phương, thúc đẩy đoàn kết, hợp tác quốc tế

Chiều 6/7/2025 theo giờ địa phương, tại Rio de Janeiro, Brasil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về “Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo”.
Bước tiến mới trong quản lý chất lượng: Minh bạch, số hóa, hậu kiểm hiệu quả

Bước tiến mới trong quản lý chất lượng: Minh bạch, số hóa, hậu kiểm hiệu quả

Với hàng loạt quy định đổi mới như phân loại theo mức độ rủi ro, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giám sát chuỗi cung ứng, xây dựng hạ tầng chất lượng quốc gia hiện đại, luật không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập sâu vào thị trường toàn cầu mà còn tạo lập nền tảng pháp lý minh bạch, hiệu quả cho nền kinh tế số và xã hội tiêu dùng có trách nhiệm.
5 luật quan trọng thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và năng lượng hạt nhân

5 luật quan trọng thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và năng lượng hạt nhân

Ngày 7/7/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo giới thiệu 5 đạo luật quan trọng vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9, khóa XV. Đây là những đạo luật có tính nền tảng, lần đầu tiên luật hóa các lĩnh vực như đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ số và tài sản số, đồng thời tạo hành lang pháp lý đồng bộ thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và ứng dụng năng lượng nguyên tử
Số hóa để giao thông Hà Nội văn minh

Số hóa để giao thông Hà Nội văn minh

Trong hành trình xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, Hà Nội đang từng bước chuyển mình với mục tiêu phát triển hệ thống giao thông thông minh. Việc số hóa toàn diện trong quản lý, khai thác hạ tầng và phương tiện giao thông không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là giải pháp quan trọng để giảm ùn tắc, bảo đảm an toàn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Tập huấn về chuyển đổi số và AI: Nâng cao năng lực cho Công an Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Tập huấn về chuyển đổi số và AI: Nâng cao năng lực cho Công an Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Ngày 3/7/2025, Phòng An ninh chính trị nội bộ và Phòng An ninh điều tra - Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề về chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác chuyên môn của hai đơn vị.
Hà Nội đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hà Nội đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Ngày 2/7, Ban Chỉ đạo 138 thành phố Hà Nội tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Sự kiện không chỉ vinh danh các điển hình tiên tiến mà còn cho thấy hiệu quả vượt trội của 175 mô hình và nhóm mô hình đang được duy trì, góp phần xây dựng thế trận an ninh vững chắc từ cơ sở.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động