Lao động tại Ả-rập Xê-út mòn mỏi ngóng chờ người thân
Không ai có thể can thiệp | |
Vẫn mòn mỏi ngóng chờ người thân |
Theo phản ánh, NLĐ bị chủ sử dụng lao động nợ lương, bỏ đói, có hành vi bạo lực, xâm hại… nên phải bỏ ra ngoài và không biết ngày nào mới được hồi hương. Điều đáng nói, người nhà của NLĐ đã nhiều lần kiến nghị sự việc với công ty đưa người đi xuất khẩu lao động, nhưng không nhận được sự giúp đỡ thỏa đáng, khiến họ rất hoang mang, lo lắng cho người thân của mình. Với mong muốn cải thiện kinh tế gia đình, nhiều phụ nữ ở nông thôn tìm cách thoát nghèo qua con đường xuất khẩu làm GVGĐ. Tuy nhiên, dù đã có nhiều cố gắng trong công việc, nhưng một số NLĐ đã phải nhận kết quả không như mong muốn.
Chị Huyền gầy đi nhiều sau thời gian ngắn làm việc ở Ả-rập Xê-út. |
Bà Lê Thị Châu (trú tại phường Bến Thủy, TP.Vinh, Nghệ An) phản ánh, con gái bà là chị Phạm Thị Thanh Huyền đi xuất khẩu lao động sang Ả rập Xê út thông qua đơn vị môi giới lao động là Công ty CP SIMCO Sông Đà. Sau khi sang Ả-rập Xê-út, chị Huyền làm việc chăm chỉ với mong muốn có tiền gửi về giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn và nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, cách đây vài tháng, chủ sử dụng lao động không những không trả lương cho chị (nợ gần 3 tháng) mà còn chửi mắng, đánh đập chị. Chị Huyền phải sống trong tình cảnh bị giam lỏng, ăn uống kham khổ khiến cơ thể suy nhược. Trong những tin nhắn qua lại giữa gia đình và chị Huyền còn thể hiện, trong thời gian ở lại trung tâm môi giới lao động bên Ả-rập Xê-út, chị Huyền còn bị một số người đe dọa tinh thần, gạ gẫm đòi quan hệ tình dục.
Đầu tháng 7.2016, bà Châu đã viết đơn kêu cứu gửi Công ty CP SIMCO Sông Đà. Ngày 15.7, sau khi gia đình chị Huyền làm việc với đại diện Công ty CP SIMCO Sông Đà cùng cộng tác viên Phòng Lãnh sự bảo hộ công dân Việt Nam tại Ả-rập Xê-út, ông Nguyễn Thiện Mỹ - Phó Tổng giám đốc Công ty CP SIMCO Sông Đà đã ký bản cam kết với nội dung: “Công ty cam kết tìm mọi biện pháp giải quyết sự việc theo quy định hiện hành cũng như nội dung của hợp đồng lao động ký giữa công ty và NLĐ. Trong thời gian chờ xử lý giải quyết, công ty sẽ thường xuyên liên hệ với đại diện của công ty tại Ả-rập Xê-út để làm việc với công ty môi giới nhằm đảm bảo lao động Phạm Thị Thanh Huyền không bị cưỡng ép làm việc khi chưa có sự đồng ý của lao động và bảo vệ lao động không bị quấy rối tình dục, lao động được cung cấp ăn, uống đầy đủ cũng như các quyền lợi khác theo quy định”. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chị Huyền vẫn chưa được về nước…
Ảnh minh họa. |
Anh Phạm Văn Khánh (ở thôn Phú Vinh, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, Thái Bình) cũng phản ánh, từ giữa tháng 7.2016 đến nay không có thông tin về mẹ là bà Bùi Thị Nhật (1965), đang làm nghề giúp việc gia đình (GVGĐ) tại Ả-rập Xê-út. Anh Khánh cho biết, trước khi mẹ anh đi, mặc dù các thành viên trong gia đình đã có ý kiến là đi làm nghề GVGĐ sẽ rất vất vả bởi khí hậu khắc nghiệt, thời gian làm việc dài (10-12 tiếng/ngày), ăn uống không hợp khẩu vị… nhưng bà Nhật vẫn nhất tâm đi mong kiếm tiền cải thiện kinh tế gia đình. Qua môi giới, bà Nhật đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần nguồn nhân lực và phát triển kinh tế hợp tác, Chi nhánh Hùng Vương, Trung tâm đào tạo GTS Group để đi Ả-rập Xê-út. Ngày 7.5.2016, bà Nhật xuất cảnh. Sau 2 tháng làm việc bên xứ người, bà Nhật gọi điện về thông tin với người nhà là bị chủ nợ lương, bị bỏ đói và có hành vi bạo lực.
Do không biết tiếng Ả rập và không biết phải phản ánh trường hợp của mình với cơ quan nào, nên ngày 4.7, bà Nhật đã bỏ trốn khỏi nhà chủ, chạy vào đồn công an nước sở tại để xin được giúp đỡ và được đưa vào trại tập trung. Sau đó, gia đình không thể liên lạc được với bà Nhật. Anh Khánh đã nhiều lần gọi điện thoại cho người môi giới và trực tiếp đến trụ sở của Công ty cổ phần Nguồn nhân lực và phát triển kinh tế hợp tác, chi nhánh Hùng Vương (số 10, LK6, KĐT Mậu Lương, quận Hà Đông, Hà Nội), nhưng lãnh đạo công ty luôn tránh mặt và không đưa ra câu trả lời.
Chị Huyền phải sống trong tình cảnh bị giam lỏng, ăn uống kham khổ khiến cơ thể suy nhược. Trong những tin nhắn qua lại giữa gia đình và chị Huyền còn thể hiện, trong thời gian ở lại trung tâm môi giới lao động bên Ả-rập Xê-út, chị Huyền còn bị một số người đe dọa tinh thần, gạ gẫm đòi quan hệ tình dục. |
H.Duy – H.Anh
Kỳ 2: NLĐ phải bồi thường hợp đồng?
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49