--> -->

Lao động sang Nhật Bản sẽ không phải đặt cọc

Không được phép thu tiền đặt cọc của thực tập sinh và doanh nghiệp phải công khai các khoản phí là nội dung chủ yếu trong Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng (MOC) vừa ký giữa cơ quan hữu trách của Việt Nam và Nhật Bản.
lao dong sang nhat ban se khong phai dat coc Thị trường lao động Nhật Bản: “Quyết trảm” để cứu thị trường lớn
lao dong sang nhat ban se khong phai dat coc Tạm dừng dịch vụ với doanh nghiệp có trên 5% lao động bỏ trốn

Thu tiền cọc không chống được lao động bỏ trốn

MOC quy định rõ trách nhiệm của cơ quan Việt Nam và Nhật Bản trong việc thực hiện chương trình thực tập kỹ năng, như: phía Việt Nam kiểm tra và giới thiệu các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn đưa thực tập sinh sang Nhật Bản; phía Nhật Bản cũng sẽ cấp phép cho các tổ chức quản lý Nhật Bản và cấp chứng nhận kế hoạch tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam cho các cơ sở, đơn vị Nhật Bản theo các tiêu chuẩn quy định trong Bản ghi nhớ.

lao dong sang nhat ban se khong phai dat coc
Tổng chi phí mà người lao động muốn sang Nhật làm việc phải trả cho doanh nghiệp phái cử, chi phí môi giới trung gian lên tới 5.300 USD. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Trước băn khoăn, nếu không thu phí sẽ không ràng buộc được trách nhiệm của người lao động, kéo theo tỷ lệ bỏ trốn của lao động sẽ tăng lên, ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: “Chúng tôi đã đưa vấn đề này trao đổi với phía Nhật Bản, nhưng họ cho rằng, đây là quy định bắt buộc với tất cả các nước có lao động làm việc tại Nhật Bản, Việt Nam không phải là ngoại lệ”.

Ông Diệp cũng nhấn mạnh, việc thu phí của lao động chỉ là một trong những giải pháp nhằm kéo giảm tình trạng bỏ trốn của lao động, chứ không phải là giải pháp căn bản. Thực tế là thu tiền cọc khá cao, nhưng rất nhiều lao động vẫn trốn ở lại sau khi hết hợp đồng, bởi về nước không có việc.

Lao động Việt cần tập trung học tiếng

Trong tổng số 282 doanh nghiệp xuất khẩu lao động, hiện có tới 236 doanh nghiệp đưa thực tập sinh sang thị trường Nhật Bản.

Báo cáo từ Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR) mới đây cho thấy, tổng chi phí mà người lao động muốn sang Nhật làm việc phải trả cho doanh nghiệp phái cử, chi phí môi giới trung gian lên tới 5.300 USD, trong khi, quy định của Cục Quản lý lao động ngoài nước là không quá 3.600 USD.

Cũng theo VERP, trong số 5.300 USD này, thông thường người lao động phải đi vay tới 4.700 USD. Đây là áp lực khá lớn đối với người lao động khi sang Nhật.

“Việc lao động phải chi phí quá nặng nề để trả nợ sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy, vì 6-7 tháng đầu sau khi sang Nhật là thời gian người lao động phải làm quen, hòa nhập môi trường làm việc mới, trong đó quan trọng là nâng cao khả năng giao tiếp. Nếu quá chú trọng làm việc để trả nợ, không học tiếng, sau 1 năm người lao động sẽ không thể hòa nhập được xã hội”, ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VERP nói.

Cũng theo ông Thành, hệ lụy cao hơn khi không biết tiếng khiến người lao động chỉ được làm những công việc giản đơn và không thể tích lũy được kinh nghiệm sau khi về nước.

Nhìn nhận thực tế này, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng, các nghiệp đoàn Nhật Bản cũng có phần trách nhiệm khi họ cắt giảm chi phí khi tiếp nhận lao động. “Theo quy định, phía Nhật Bản sẽ hỗ trợ vé máy bay một chiều cho lao động, doanh nghiệp Nhật sử dụng lao động Việt Nam phải trả cho doanh nghiệp Việt Nam đào tạo tiếng Nhật từ 50-80 USD/tháng, nhưng một số doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng không lấy tiền này để có được hợp đồng. Vì bớt tiền đào tạo tiếng, nên số giờ đào tạo bị cắt giảm”, ông Diệp nói.

Do đó, với thỏa thuận vừa ký, ông Diệp cho rằng, sẽ làm giảm áp lực cho người lao động và doanh nghiệp cũng phải hoạt động có chất lượng hơn và phải siết chặt khâu tuyển lao động thực sự có nhu cầu làm việc, có kỹ năng.

“Phía Nhật Bản cũng yêu cầu Việt Nam phải cung cấp danh sách những doanh nghiệp đủ năng lực được cấp phép đưa lao động sang thị trường này. Hiện chúng tôi đang rà soát để lựa chọn những doanh nghiệp thực sự có uy tín cung cấp cho phía Nhật Bản trong tháng 7 hoặc tháng 8 tới. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng về tài chính vì chúng ta sẽ lấy lại chính những khoản phí hỗ trợ từ doanh nghiệp Nhật Bản như thường lệ mà không bị cắt xén”, ông Diệp nhấn mạnh.

Phía Nhật Bản cũng sẽ cấp phép cho một cơ quan duy nhất lựa chọn những nghiệp đoàn có đủ uy tín để tiếp nhận lao động từ các doanh nghiệp phái cử của Việt Nam.

Với những điều khoản cụ thể trên, bản thỏa thuận này được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kỳ vọng sẽ siết được chất lượng doanh nghiệp và cả người lao động, từ đó kéo giảm được tỷ lệ lao động bỏ trốn ở lại làm việc bất hợp pháp tại Nhật.

Theo Hải Hà/ baodautu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xã Kiều Phú chăm lo nhà ở cho người có công với cách mạng

Xã Kiều Phú chăm lo nhà ở cho người có công với cách mạng

Chính quyền xã Kiều Phú, Hà Nội vừa khởi công xây nhà ở cho người có công, thân nhân người có công với cách mạng nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
Hà Nội thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm

Hà Nội thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm

Phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là nhiệm vụ được thành phố Hà Nội luôn coi trọng. Chính vì thế, thời gian qua, Thành phố đã, đang và sẽ tiếp tục chú trọng thực hiện nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động, tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, tăng cường cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, quan tâm xuất khẩu lao động… để thúc đẩy tạo việc làm hiệu quả.
Mạnh tay xử lý xe 3 gác, 4 bánh tự chế tại TP.HCM

Mạnh tay xử lý xe 3 gác, 4 bánh tự chế tại TP.HCM

Tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thời gian qua, các phương tiện xe 3 gác, 4 bánh tự chế vẫn vô tư lưu thông bất kể ngày đêm, trên hầu khắp các tuyến đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) rất cao.
Thủ tướng: Quảng Trị cần phát huy khác biệt “không nơi nào có được”, vươn lên mạnh mẽ hơn

Thủ tướng: Quảng Trị cần phát huy khác biệt “không nơi nào có được”, vươn lên mạnh mẽ hơn

Ngày 27/7, trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết các kiến nghị, đề xuất, tạo điều kiện, động lực cho Quảng Trị phát triển bứt phá.
Tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La

Tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 123/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
Mỹ Linh, Văn Mai Hương và dàn sao hội tụ trong đêm nhạc tri ân Công an Hà Nội

Mỹ Linh, Văn Mai Hương và dàn sao hội tụ trong đêm nhạc tri ân Công an Hà Nội

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Công an Thủ đô viết tiếp bản hùng ca" sẽ là điểm nhấn kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Với sự góp mặt của Mỹ Linh, Văn Mai Hương cùng nhiều nghệ sĩ gạo cội như NSND Thái Bảo, NSND Việt Thắng và các tài năng trẻ, chương trình hứa hẹn mang đến một không gian nghệ thuật bùng nổ, tri ân sâu sắc những cống hiến thầm lặng của lực lượng Công an Hà Nội.
Canh giấc ngủ cho các anh trong lòng đất mẹ

Canh giấc ngủ cho các anh trong lòng đất mẹ

Giữa miền đất lặng im, nơi cỏ non mơn mởn phủ kín những hàng bia mộ xếp thẳng tắp, có những con người vẫn ngày ngày lặng lẽ bước qua từng phần mộ, nhổ từng nhành cỏ dại, thắp nén hương thơm và dõi theo từng đổi thay của đất trời. Họ không chỉ làm công việc quản trang đơn thuần, họ đang canh giấc ngủ cho các anh, những người đã ngã xuống cho hòa bình, đang yên nghỉ trong lòng đất mẹ. Không tiếng khua chiêng, chẳng ánh đèn sân khấu, công việc của họ âm thầm nhưng thấm đẫm nghĩa tình, như một sự tiếp nối của tình đồng đội, như một lời hứa lặng im với những người đã không trở về.

Tin khác

Hà Nội thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm

Hà Nội thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm

Phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là nhiệm vụ được thành phố Hà Nội luôn coi trọng. Chính vì thế, thời gian qua, Thành phố đã, đang và sẽ tiếp tục chú trọng thực hiện nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động, tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, tăng cường cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, quan tâm xuất khẩu lao động… để thúc đẩy tạo việc làm hiệu quả.
Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính

Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính

Thành phố Hà Nội sẽ quan tâm đánh giá, dự báo xu hướng việc làm có nhu cầu cao của thị trường lao động để định hướng, tư vấn, kết nối và giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính nhà nước phù hợp, kịp thời.
Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tăng lương tối thiểu

Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tăng lương tối thiểu

Từ năm 2026, Hàn Quốc sẽ áp dụng mức lương tối thiểu tăng thêm 2,9% cho người lao động. Như vậy, lương của lao động Việt Nam đang làm việc tại quốc gia này cũng được tăng theo…
Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động Hà Nội trong tháng 7/2025 tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng tích cực của các nhóm ngành dịch vụ, du lịch lữ hành, đầu tư công và FDI. Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu nhân lực cao như dịch vụ du lịch, lữ hành, y tế - chăm sóc sức khỏe, công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại dịch vụ.
Giăng “bẫy” việc làm, mặt tối của thị trường lao động số

Giăng “bẫy” việc làm, mặt tối của thị trường lao động số

Gần đây, trên các nhóm chia sẻ việc làm qua TikTok, Facebook, Zalo,... liên tục xuất hiện tin tuyển dụng hấp dẫn. Nhiều sinh viên và lao động phổ thông rơi vào “bẫy” việc làm tinh vi trên mạng xã hội chỉ sau vài cú nhấp chuột.
Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng

Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, qua đó giới thiệu và tạo cơ hội việc làm mới cho hàng chục nghìn người lao động (NLĐ) trên địa bàn.
Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng lời kêu gọi chung chung "về nước đóng góp" sẽ không hiệu quả nếu thiếu những dự án. Bà kiến nghị cần có những cơ chế, đơn đặt hàng cụ thể.
Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Đối với người lao động, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp họ có thêm khoản chi tiêu, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, còn đối với doanh nghiệp, mặc dù có áp lực nhưng việc tăng lương cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giữ được chân người lao động và góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Chính bởi vậy, thông tin Hội đồng lương Quốc gia đã chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng với mức 7,2%, thực hiện từ 1/1/2026 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của cả doanh nghiệp và người lao động, cả hai bên đều cho rằng đây là mức tăng hợp lý.
Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Với mục tiêu giúp người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội có cơ hội tìm hiểu, lựa chọn việc làm phù hợp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với lãnh đạo 5 Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Bình, Cao Bằng và Lạng Sơn tổ chức Phiên giao dịch việc làm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, qua đó kết nối hiệu quả cung - cầu lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động