Lao động làm việc tại nhà cần được bảo vệ tốt hơn
Theo một báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ước tính từ trước khủng hoảng, số người lao động làm việc tại nhà đã là 260 triệu người toàn thế giới. Đặc biệt, số lượng nhóm lao động này gần đây gia tăng đáng kể do sự bùng phát của đại dịch Covid-19, trong khi đó, nhiều người phải làm việc trong điều kiện lao động không đảm bảo.
![]() |
Báo cáo của ILO chỉ rõ: Những người làm việc tại nhà phải đối mặt với nhiều nguy cơ về an toàn và sức khỏe hơn và ít có cơ hội được đào tạo so với những người không làm việc tại nhà. (Ảnh minh họa: Nguyễn Hoa) |
Theo ILO, do những công việc được thực hiện tại nhà diễn ra trong không gian cá nhân nên thường “vô hình”. Chẳng hạn như ở các nước thu nhập thấp và trung bình, hầu như tất cả những người làm việc tại nhà (90%) đều làm công việc phi chính thức. Họ thường bị trả công thấp hơn so với những người ra ngoài làm việc, ngay cả với những công việc đòi hỏi kỹ năng cao. Thu nhập trung bình của người làm việc tại nhà ở Anh thấp hơn những người làm việc ở ngoài 13%, ở Hoa Kỳ thấp hơn 22%; ở Nam Phi thấp hơn 25% và con số này ở Argentina, Ấn Độ và Mexico là khoảng 50%.
Báo cáo mới nhất của ILO chỉ rõ: Những người làm việc tại nhà cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ về an toàn và sức khỏe hơn và ít có cơ hội được đào tạo hơn so với những người không làm việc tại nhà, và điều này có thể ảnh hưởng đến triển vọng nghề nghiệp của họ. Lao động làm việc tại nhà không được hưởng mức an sinh xã hội như những người lao động khác. Họ cũng ít có khả năng sẽ gia nhập một tổ chức Công đoàn nào đó, hay là đối tượng điều chỉnh của bất cứ một thỏa ước lao động tập thể nào.
Theo ước tính của ILO, trước cuộc khủng hoảng Covid-19, trên toàn thế giới có khoảng 260 triệu lao động làm việc tại nhà, chiếm 7,9% tổng số việc làm toàn cầu và 56% trong số họ (147 triệu người) là nữ. Đối tượng này gồm có những người lao động làm việc từ xa thường xuyên, và một số lượng lớn những người lao động tham gia những khâu sản xuất hàng hóa không thể tự động hóa được như thêu ren, thủ công mỹ nghệ và lắp ráp đồ điện tử. Nhóm thứ ba là lao động làm việc trên nền tảng kỹ thuật số cung cấp các loại hình dịch vụ, như xử lý yêu cầu thanh toán bảo hiểm, hiệu đính văn bản, hay chú thích dữ liệu phục vụ công tác đào tạo của các hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Ước tính trong những tháng đầu năm 2020 khi đại dịch Covid-19 mới bùng phát, có khoảng 1/5 lực lượng lao động trên thế giới đã phải làm việc tại nhà. Con số này có lẽ sẽ tăng lên đáng kể so với năm trước, khi có số liệu thống kê đầy đủ của năm 2020.
Báo cáo của ILO cũng cho biết, sự gia tăng số lượng lao động làm việc tại nhà có khả năng vẫn sẽ tiếp tục trong những năm tới, và việc giải quyết những vấn đề mà lao động làm việc tại nhà và người sử dụng lao động của họ gặp phải sẽ trở thành vấn đề cấp thiết.
Bà Janine Berg - Chuyên gia kinh tế cao cấp của ILO đồng thời là một trong những tác giả của báo cáo cho biết: “Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành pháp luật, đôi khi được bổ trợ bởi các thỏa ước lao động tập thể, nhằm giải quyết những vấn đề thâm hụt việc làm thỏa đáng khác nhau liên quan đến hình thức làm việc tại nhà. Tuy nhiên mới chỉ có 10 quốc gia thành viên của ILO đã phê chuẩn Công ước số 177 về thúc đẩy đối xử bình đẳng giữa lao động làm việc tại nhà và các đối tượng làm công ăn lương khác và rất ít quốc gia có chính sách toàn diện về hình thức làm việc tại nhà.”
Từ thực tế trên, Tổ chức Lao động Quốc tế khuyến cáo: Đối với lao động làm việc tại nhà thuộc lĩnh vực công nghiệp, cần tạo điều kiện giúp họ chuyển dịch sang khu vực kinh tế chính thức bằng cách mở rộng phạm vi bảo vệ của pháp luật, cải thiện công tác tuân thủ pháp luật, phổ cập việc giao kết hợp đồng bằng văn bản, tạo điều kiện tiếp cận an sinh xã hội và giúp người lao động làm việc tại nhà hiểu được các quyền mà họ được hưởng.
Đối với lao động làm việc tại nhà trên nền tảng kỹ thuật số, đây là đối tượng mà công việc của họ đặt ra những thách thức quan trọng về tuân thủ pháp luật do công việc có thể vượt ra phạm vi của một quốc gia. Theo đó, ILO khuyến nghị sử dụng dữ liệu do công việc của họ tạo ra để giám sát điều kiện làm việc và các công cụ để định ra mức lương công bằng.
Đối với lao động làm việc từ xa, ILO kêu gọi những nhà hoạch định chính sách triển khai những hành động cụ thể nhằm giảm thiểu những nguy cơ về tâm lý và ban hành “quyền được ngắt kết nối” nhằm đảm bảo tôn trọng ranh giới giữa đời sống công việc và đời sống cá nhân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Cầu mây Việt Nam vào chung kết thế giới sau màn hạ đẹp Thái Lan và Hàn Quốc

U23 Indonesia vượt Thái Lan sau loạt luân lưu, tái ngộ U23 Việt Nam ở chung kết U23 Đông Nam Á 2025

Trận đấu Liverpool vs AC Milan: Sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới

Nhận định Arsenal vs Newcastle: Cuộc đối đầu đầy “duyên nợ”

Manchester United vs West Ham: Màn khởi động đầu mùa giải mới của Quỷ Đỏ

Nhận định Luton vs Tottenham: Đẳng cấp chênh lệch, kịch bản khó khăn
Tin khác

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Việc làm 21/07/2025 22:24

Hà Nội: Một số ngành có nhu cầu nhân lực cao
Việc làm 21/07/2025 18:20

Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng
Việc làm 20/07/2025 14:59

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước
Việc làm 19/07/2025 19:30

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp
Việc làm 18/07/2025 09:08

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô
Việc làm 15/07/2025 22:22

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025
Việc làm 14/07/2025 07:42

6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động
Việc làm 13/07/2025 18:14

Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm
Việc làm 13/07/2025 18:07

6 tháng, cả nước có 1,05 triệu người thất nghiệp
Việc làm 13/07/2025 13:30