Lao động giúp việc gia đình tại Ả rập xê út: Lựa chọn là ở người lao động
Quyền lợi tối thiểu của người lao động | |
Nghề giúp việc gia đình: Vẫn thiếu bảng danh mục công việc |
Rủi ro đến từ nhiều phía
Trao đổi với báo chí, ông Tống Hải Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết, trong số hơn 16.000 NLĐ Việt Nam đang làm việc tại Ảrập Xêút thì có 5.000 NLĐ làm công việc giúp việc gia đình. Đây là thị trường được doanh nghiệp và NLĐ quan tâm bởi mức thu nhập ổn định từ 400 đến 600 USD/ người/tháng (tương đương từ 8 đến 12 triệu đồng), được miễn phí chỗ ở, 3 bữa ăn/ngày, được mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động… Đặc biệt, theo các chuyên gia lao động, thị trường này khá dễ tính trong việc tuyển chọn lao động giúp việc khi chấp nhận tuyển cả lao động ở độ tuổi 40-50 tuổi…
Thế nhưng, thời gian qua có nhiều lao động đi làm giúp việc gia đình tại thị trường này đã viết thư kêu cứu tới các cơ quan báo chí phản ánh về tình trạng bị đối xử tồi tệ, vắt kiệt sức lao động, không được trả lương đầy đủ...Theo thống kê của Bộ LĐTBXH (cuối năm 2014), trong số khoảng 4.000 lao động nữ Việt Nam sang Ả Rập Saudi làm công việc thì chỉ có 60 trường hợp bị rủi ro. Tỉ lệ rủi ro dựa trên tổng số lao động đang làm việc được đánh giá là thấp. Tuy nhiên, các vụ việc tương tự có thể gia tăng, không chỉ tạo áp lực đến chính sách bảo hộ công dân mà còn gây lo ngại cho nhiều gia đình. “Chính vì thế mà Bộ LĐTBXH đã vào cuộc quyết liệt, tập trung chỉ đạo xử lý giải quyết nên tình hình trên trong năm 2015 không xảy ra như năm 2014”, ông Tống Hải Nam cho hay.
Quyền lợi của NLĐ giúp việc gia đình tại Ả Rập Xê út chưa được bảo vệ đầy đủ. |
Cũng theo ông Nam, để xảy ra tình trạng trên có một phần nguyên nhân do lỗi của NLĐ khi không tìm hiểu đầy đủ về thông tin công việc dẫn đến sự kỳ vọng về mức thu nhập (như nghĩ đã đi XKLĐ là phải hơn hẳn làm ở trong nước, hay ký HĐLĐ làm việc 8-9h/ngày là cố định trong khi đặc thù nghề giúp việc gia đình là làm theo khối lượng công việc giao chứ không tính theo giờ) cũng như phong tục tập quán của nước sở tại. Chính vì thế, khi thấy không đáp ứng yêu cầu công việc của chủ sử dụng lao động, nại lý do đòi về nước và phá vỡ hợp đồng ngay lập tức mà không tuân thủ quy định như báo với chủ sử dụng lao động hay công ty môi giới hay quy định ngặt nghèo của nước Trung Đông này trong việc hủy giấy phép lao động (Edit Visa) phải có thời gian…
Cần chi tiết điều kiện cơ bản trong HĐLĐ
Theo thống kê sơ bộ của Bộ LĐTBXH (cuối năm 2014), trong số khoảng 4.000 lao động nữ Việt Nam sang Ả Rập Saudi làm công việc thì chỉ có 60 trường hợp bị rủi ro. Tỉ lệ rủi ro dựa trên tổng số lao động đang làm việc được đánh giá là thấp. Tuy nhiên, các vụ việc tương tự có thể gia tăng, không chỉ tạo áp lực lớn đến chính sách bảo hộ công dân mà còn gây lo ngại cho nhiều gia đình. |
Với quan điểm, mở thị trường này là tạo thêm sự lựa chọn cho NLĐ, cũng như xác định đây là thị trường trọng điểm, phải phát triển bền vững, Bộ LĐTBXH đang tập trung công tác tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, hạn chế thấp nhất rủi ro cho NLĐ. Bộ đã chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước cùng các DN ngồi lại với nhau phân tích các vụ việc. Đâu thuộc lỗi DN, đâu thuộc lỗi NLĐ phải làm rõ để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý. Đồng thời, cuối năm 2014, Bộ LĐ-TB-XH đã ký thỏa thuận về tuyển dụng lao động Việt Nam đi làm GVGĐ tại Ả Rập Saudi. Việc ký thỏa thuận này nhằm tạo ra khung pháp lý bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NLĐ.
Nhấn mạnh tới yếu tố quan trọng hàng đầu - giao kết hợp đồng, ILO nhận định thời gian tới phía Việt Nam sẽ đàm phán về hợp đồng mẫu với Ả rập Xê út để chi tiết những điều kiện cơ bản về việc làm đối với lao động giúp việc gia đình. Song điều quan trọng là hợp đồng mẫu này sẽ quy định những quyền lợi tối thiểu để bảo đảm người lao động làm việc trong lĩnh vực này được bảo vệ một cách đầy đủ.
“Việt Nam cần phát huy kinh nghiệm của mình trong các cuộc đàm phán, trên cơ sở đã có những bước đi cụ thể nhằm cải thiện quyền lợi của lao động làm việc trong lĩnh vực giúp việc gia đình tại Việt Nam với việc thông qua Nghị định số 27/2014/NĐ-CP trong đó quy định một số quyền lợi tối thiểu nhất định của lao động giúp việc gia đình phải được giao kết trong hợp đồng lao động”, ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Văn phòng ILO Việt Nam cho hay. Vị đại diện ILO đưa ra thực tế: Luật pháp của Ả rập Xê út, người lao động được nghỉ tối thiểu 9 giờ mỗi ngày nhưng thường thì bất cứ lúc nào chủ sử dụng yêu cầu, người lao động đều phải làm việc.
Song thiết nghĩ, quyết định làm công việc gì, đi thị trường nào thì quyền lựa chọn đầu tiên thuộc về NLĐ. Chính vì thế, để tránh rơi vào tình huống rủi ro, với NLĐ có nhu cầu đi XKLĐ cần phải nâng cao ý thức tìm hiểu thông tin đầy đủ về công việc cũng như thị trường định đến tại các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
H.Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động
Việc làm 31/12/2024 08:15
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Việc làm 29/12/2024 16:24
Hà Nội hỗ trợ phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm
Việc làm 29/12/2024 09:38