Làng nghề hối hả chờ Xuân
Du lịch văn hóa - làng nghề: Tiềm năng còn rất lớn | |
Khai thác tiềm năng làng nghề may comple | |
Ghé làng nghề thổi thủy tinh |
Làng lụa Vạn Phúc |
Những chậu hoa vạn thọ, những giỏ cúc với màu vàng bắt mắt… là hình ảnh rất dễ bắt gặp ở làng hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vào những cận tết. Dù không có quy mô được xem như làng hoa lớn, nhưng làng hoa từ lâu cũng được nhiều người biết đến là nơi chuyên cung cấp hoa phục vụ dịp Tết Nguyên đán cho thành phố Hà Nội.
Dọc những cánh đồng bát ngát hoa đủ màu sắc trong cái rét ngọt cuối đông, chúng tôi ghé thăm vườn hoa nhà chị Quyết. Để đảm bảo đủ nguồn hoa phục vụ Tết Nguyên đán 2020, nhiều tháng nay chị đã bắt tay vào công việc trồng hoa khá sớm.
Chỉ những luống hoa ly, chị nói: “Ở làng không chỉ trồng hoa để bán mà còn trồng hoa cho khách du lịch đến ngắm hoa, chụp ảnh cho nên cứ tết đến là làng hoa nhộn nhịp, ai ai cũng cố gắng chăm sóc cho ruộng hoa nhà mình sạch sẽ, khoe sắc được nhiều nhất. Hoa không chỉ mang lại kinh tế mà còn là niềm tự hào của những người dân làng nghề trồng hoa, bởi khi nhắc đến hoa Hà Nội, nhiều người biết đến Tây Tựu”.
Trong tiết trời cuối năm hửng nắng, những vườn hồng ở làng hoa Tây Tựu với hàng ngàn bông đang khoe sắc tỏa hương trước những cơn gió nhè nhẹ của mùa Xuân như là một lời mời gọi du khách đến thăm quan, chiêm ngưỡng. Bên cạnh những vườn hồng thì những vườn hoa ly đang nở rộ cũng là một trong những nơi níu chân du khách khi đến với làng hoa Tây Tựu. Ngoài những cánh đồng hoa hồng, hoa ly, những vườn hoa cúc, hoa đồng tiền tỏa sắc dưới nắng xuân cũng níu chân du khách. Ngay cạnh những ruộng hoa, cỏ lau đung đưa trong gió, trắng một khoảng trời.
Rời làng hoa Tây Tựu trong cái cảm giác lâng lâng của những mùi hoa ngào ngạt, chúng tôi xuôi về làng nghề lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội). Làng lụa Vạn Phúc vào những ngày giáp tết cũng chẳng khác nào một “làng hoa” bởi màu sắc sặc sỡ của lụa. Chị Thu, chủ một hàng lụa ở đây cho biết, tết đến, những món quà được làm từ lụa thủ công được nhiều người lựa chọn làm quà tặng. Những tấm lụa để may áo dài cũng bán không xuể, vì thế những ngày giáp tết, làng lụa rất nhộn nhịp. Cũng trong dịp này, khách thập phương và khách du lịch trong, ngoài nước ghé rất đông, cho nên cả làng rục rịch “đón tết” từ trước khi tết đến hai, ba tháng rồi.
Trao đổi với chúng tôi, chị Huyền, Phòng Văn hóa thông tin phường Vạn Phúc cho biết, Vạn Phúc không chỉ là làng nghề dệt lụa, mà còn là làng nghề du lịch, chính vì vậy hàng năm, chính quyên địa phương và Hiệp hội làng nghề đều có kế hoạch trang trí làng nghề để đón khách du lịch. “Năm ngoái, chúng tôi đã huy động nguồn vốn xã hội hóa để làm “đường ô”, “đường chong chóng”. Năm nay những con đường này vẫn được duy trì, nhưng xã vẫn đang tiếp tục huy động vốn xã hội hóa để làm một điều gì đó sáng tạo hơn năm ngoái, thu hút khách du lịch đến check-in, qua đó quảng bá hình ảnh của làng nghề.
Ông Mai Văn Ngần, Phó Chủ tịch xã Hồng Vân cho biết, để chuẩn bị cho dịp tết Nguyên đán, các nhà vườn, thành viên hợp tác xã, các hộ nông dân đã có những phương án, kế hoạch canh tác, kế hoạch kinh doanh dịch vụ ngay từ đầu năm. Các nhà vườn trồng hoa ngoài việc trồng các loại hoa trên chậu phục vụ tết như: Hoa hồng, đồng tiền, dạ yến thảo, thược dược, trạng nguyên, ngọc thảo... còn kết hợp với trồng và tạo cảnh quan để khách du lịch có thể trải nghiệm và check in tại mỗi nhà vườn. |
Chị Huyền cho biết thêm, khách du lịch đến Vạn Phúc quanh năm, vì thế làng luôn ở trong tâm thế chuẩn bị khang trang để phục vụ du khách. Cũng như mọi năm, xã cũng chuẩn bị chu đáo cho dịp Lễ hội diễn ra từ ngày 11 đến 13 tháng giêng với nhiều hoạt động phong phú.
Rời làng lụa Vạn Phúc, chúng tôi tìm đến Làng gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Ở đây, chúng tôi gặp anh Mạnh Hải, chủ thương hiệu gốm Tattoo nổi tiếng. Anh Hải cho biết, ở Bát Tràng “ngày nào cũng là tết”, bởi liên tục diễn ra những lễ hội thu hút khách du lịch và tôn vinh làng nghề. Trừ những ngày nóng nực vào tháng sáu mùa hè, còn bất kể ngày thường hay lễ tết đều nhộn nhịp khách du lịch cũng như khách đến mua sản phẩm từ làng gốm Bát Tràng nổi tiếng Hà Nội này.
“Từ ngày được công nhận là điểm du lịch của thành phố, người dân làng nghề cũng như những hộ sản xuất kinh doanh gốm Bát Tràng đều ý thức rất rõ việc làm đẹp cho làng nghề. Vào dịp tết, những đường trục chính có đèn, cờ, hoa, nhất là chợ sứ, chợ gốm được trang trí lung linh để đón ngày lễ tết. Ngoài các chương trình của chính quyền địa phương thì Hiệp hội Gốm sứ cùng với nhân dân đều tự giác lên kế hoạch trang trí cho làng nghề đón tết, không chỉ cho người dân mà còn cho khách du lịch đến thăm làng nghề”, anh Hải chia sẻ thêm.
Những ngày giáp tết, Làng gốm sứ Bát Tràng lại đông vui tấp nập kẻ bán, người mua. Ngoài cái đẹp long lanh của chất gốm nổi tiếng Hà Thành, thì khắp nơi trong làng cũng đã rực rỡ không khí Tết.
Cái nhộn nhịp của Làng gốm sứ Bát Tràng khiến người ta rạo rực bao nhiêu, thì khi đến làng nghề du lịch và sinh vật cảnh nằm trên xã Hồng Vân (Thường Tín, Hà Nội) lại thấy một vùng quê yên bình bất nhiêu. Mặc dù đã đến đây vào dịp tháng mười một khi dọc khắp tuyến đê, ven những con kênh nhỏ hoa nở rực rỡ, nhưng vào những ngày cận tết, đến Hồng Vân chúng tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng khi nơi đây thay đổi từng ngày. Hồng Vân không chỉ xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn, mà những người dân nơi đây còn tích cực trang trí từ đầu làng, ngõ xóm để đón du khách ghé thăm.
Trao đổi với chúng tôi, ông Mai Văn Ngần, Phó Chủ tịch xã Hồng Vân cho biết, để chuẩn bị cho dịp tết Nguyên đán, các nhà vườn, thành viên hợp tác xã, các hộ nông dân đã có những phương án, kế hoạch canh tác, kế hoạch kinh doanh dịch vụ ngay từ đầu năm. Các nhà vườn trồng hoa ngoài việc trồng các loại hoa trên chậu phục vụ tết như: Hoa hồng, đồng tiền, dạ yến thảo, thược dược, trạng nguyên, ngọc thảo.... còn kết hợp với trồng và tạo cảnh quan để khách du lịch có thể trải nghiệm và check in tại mỗi nhà vườn.
Xã đã chỉ đạo duy tu làm đẹp cảnh quan trên từng tuyến đường hoa, tại những điểm công cộng, giăng đèn kết hoa để đảm bảo ban ngày làm đẹp bằng hoa cây cảnh, ban đêm làm đẹp bằng hoa đăng. Xã cũng đã xây dựng kế hoạch tổ chức “Lễ hội Ẩm thực” và “Lễ hội Hoa xuân” dự kiến diễn ra từ ngày 15 đến ngày 25 tháng Chạp để phục vụ đông đảo du khách gần xa đến tham quan trước tết nguyên đán.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ
Du lịch 02/02/2025 17:09
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua
Du lịch 02/02/2025 09:00
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm
Du lịch 02/02/2025 07:39
Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm
Du lịch 01/02/2025 21:19
10 địa điểm du lịch tâm linh ngày Tết nổi tiếng linh thiêng
Du lịch 31/01/2025 12:36
Người dân Hoà Bình nô nức du Xuân, lễ chùa ngày đầu năm
Du lịch 30/01/2025 11:41
Đưa Du lịch Thủ đô vươn tầm cao mới
Du lịch 30/01/2025 06:47
Việt Nam dẫn đầu về phục hồi du lịch trong khu vực ASEAN
Du lịch 27/01/2025 08:46
Tuyết phủ trắng đỉnh Fansipan
Du lịch 26/01/2025 23:42
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09