Làng hương vào mùa
Mỗi khi gần đến dịp Tết cổ truyền, nhu cầu lớn nên những nhà làm hương tại xã sôi động hẳn. Người dân nơi đây kể, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, nghề tăm hương được truyền bá về Phú Lương Thượng (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa). 2 xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai) và xã Quảng Phú Cầu gần nhau, nam nữ yêu thương nhau rồi mang nghề về làng. Ngày đầu, người dân chỉ mua vài chục kg vầu, nữa về chẻ rồi bán lại. Dần dần, nhu cầu thu mua tăm hương nhiều, nghề chẻ tăm hương phát triển mạnh.
Những bó vầu được phơi dọc đường đi |
Nghề tăm hương tạo việc làm cho đông đảo người dân nơi đây, đặc biệt, tạo thu nhập cho người già và con trẻ. Thứ nghề này không mất vốn đầu tư nguyên liệu vì tre, nứa được thương lái bên Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) mang sang tận nhà. Sau khi thành phẩm, thương lái thu về và trả công theo sản phẩm. Mỗi ngày chuốt tăm hương, người già, trẻ nhỏ cũng chuốt được 15 – 20kg, tính ra cũng được hơn 100.000 đồng/ ngày công. Tăm hương sau khi được chà nhẵn, cắt cho đúng kích cỡ sẽ cung cấp cho các cơ sở sản xuất hương trầm, phục vụ cho đời sống tinh thần và ngày lễ, Tết của nhân dân. Ngoài ra, tăm hương còn được xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước châu Á, nơi Phật giáo phát triển, nhu cầu thắp hương lễ chùa rất cao. Tăm hương có mùa vụ quanh năm vì nhu cầu của thị trường đối với loại sản phẩm này khá lớn.
Chỉ còn vài tháng nữa đến tết Nguyên đán, nhu cầu tăm hương nhiều nên người dân bận rộn hẳn. Trước kia, chỉ 17 giờ là người dân xong việc, giờ có khi phải “tăng ca” đến đêm muộn.Tranh thủ ngày nhàn rỗi cũng có tiền, công việc không quá nặng nhọc, thành ra nghề này ngày càng lan rộng, toàn xã có 7 thôn thì tất cả đềi coi tăm hương là nghề. Riêng thôn Phương Nhị có nhiều người làm nghề tăm hương nhất, với khoảng 500 hộ dân thì quá 2/3 số hộ của thôn làm nghề tăm hương. Có những gia đình, làm hương đã 20 năm, xuyên suốt 3 thế hệ. Nhờ nghề tăm hương mà nhà tầng khang trang mọc nhiều hơn trên mảnh đất Phương Nhị.
Bà Nguyễn Thị Nhàn (thôn Phương Nhị, xã Hồng Dương) cho biết: “Người dân nơi đây gắn chặt với nghề làm tăm hương cả trăm năm nay rồi. Nghề này không đòi hỏi kỹ thuật, lại rất dễ học, già, trẻ đều làm được. Ngoài việc đồng áng, qua ngày mùa là chúng tôi làm tăm hương để bán kiếm thêm thu nhập những ngày rảnh rỗi”.
Ông Nguyễn Mạnh Hà – Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Dương tự hào cho biết: Nghề chẻ tăm hương đã giúp thay đổi bộ mặt làng quê ở Hồng Dương. Nhờ phát huy tốt nghề truyền thống mà đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, đời sống văn hóa tinh thần của người dân vì thế cũng được nâng cao. Nhờ nghề làm tăm hương truyền thống này mà nhiều gia đình ở Hồng Dương thoát nghèo, nay đã trở nên khá giả, có của ăn của để.
Hồng Hải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30