Làm trắng siêu tốc thành... siêu hại
Mỹ phẩm giả “lên đời” thành hàng cao cấp | |
Vì sao lại cấm chất bảo quản parabens trong dược mỹ phẩm? | |
Những sai lầm thường thấy khi làm trắng da tại nhà |
Các loại mỹ phẩm được quảng cáo trắng da “siêu tốc” trong vòng 1-2 tuần được bán rất phổ biến, đặc biệt là trên các mạng xã hội, đang thu hút sự tin dùng của nhiều chị em phụ nữ, xin BS cho biết có thể làm trắng da nhanh như những lời quảng cáo này hay không ?
BS Phạm Đăng Trọng Tường: Màu sắc của da phụ thuộc phần lớn vào yếu tố di truyền, vào chủng tộc và điều kiện sống nên thường mang tính ổn định lâu dài. Tuy nhiên, bằng một số biện pháp người ta có thể can thiệp làm giảm, hạn chế tình trạng da sạm màu nhiều hơn. Trong đó, nguyên nhân sạm da thường là do ánh sáng mặt trời.
Nếu tránh kỹ, hạn chế cơ thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì phần nào hạn chế hình thành các tế bào hắc tố làm da sạm hơn. Ngoài tránh nắng thì cũng có thể dùng một số thuốc thoa để da sáng hơn nhưng không có biện pháp nào có thể điều trị làm sáng, trắng nhanh được. Thường để cải thiện làn da các bác sĩ phải cần vài tháng tùy đặc điểm da của từng người và tùy loại thương tổn trên da. Hiện có nhiều cách để cải thiện làn da như: Sử dụng thuốc, laser, hóa chất, điện ion đưa vi chất qua da…
Việc làm trắng da một cách nhanh chóng trong thời gian ngắn về mặt lý thuyết và trên thực tế có thể làm được nhưng những biến chứng, hậu quả về sau của nó rất nghiêm trọng. Như nếu can thiệp quá mức, lột da quá mức để giúp sáng nhanh thì có thể gây ra viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, bỏng da, rộp da và hiện tượng tăng sắc tố sau đó còn nghiêm trọng hơn, để lại hậu quả lâu dài. Do đó, không có cách nào an toàn mà có thể làm cấp kỳ, giải quyết nhanh, hay thay đổi màu sắc da.
Trong thành phần của các loại mỹ phẩm trắng da “siêu tốc” thường có những chất gì thưa bác sĩ và những chất đó có tác hại gì không?
Trong các loại mỹ phẩm làm trắng da thường có nhiều chất, có thể có chất bảo vệ chống nắng, lột nhẹ để bốc đi những lớp hắc tố hoặc những chất ức chế làm chậm quá trình lão hóa. Các loại kem trôi nổi ngoài thị trường, như kem trộn chẳng hạn mà quảng cáo là trắng da nhanh thì thường họ hay dùng corticoid. Tùy vào liều lượng mà chất này có thể giúp lột mạnh để da sáng nhanh.
Tuy nhiên, nếu dùng lâu dài có thể thay đổi cấu trúc của da, gây ra các tổn thương không thể hồi phục được như: làm cho da mỏng đi, rạn nứt, giãn mạch, chưa kể những trường hợp lạm dụng số lượng lớn, kéo dài có thể gây ra hấp thu vào máu, gây ra hội chứng toàn thân như: bị phù, rối loạn phân bố mỡ, cao huyết áp, tiểu đường, loãng xương. Đó là biến chứng ít gặp hơn nhưng tác hại rất nghiêm trọng.
Trong quá trình điều trị, bác sĩ có tiếp nhận trường hợp nào bị biến chứng bởi việc làm trắng da “siêu tốc” hay không ? |
Với mong muốn làm trắng da nhanh và tin vào những lời quảng cáo hấp dẫn đã có rất nhiều người sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Do đó, những biến chứng liên quan đến sử dụng mỹ phẩm, sản phẩm dùng ngoài da mà không được cấp phép chúng tôi thường xuyên tiếp nhận. Tùy trường hợp mà bệnh nhân bị các tổn thương khưu trú hoặc toàn thân như tôi đã kể trên.
Bác sĩ có lời khuyên gì với người dân khi sử dụng mỹ phẩm?
BS Phạm Đăng Trọng Tường: Dĩ nhiên, khi sử dụng mỹ phẩm thì các loại mỹ phẩm đó phải được sự chấp thuận, cấp phép của các cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu không được cấp phép, không rõ nguồn gốc thì tuyệt đối không sử dụng. Bên cạnh đó, với các loại mỹ phẩm dù được cấp phép của cơ quan Nhà nước nhưng sử dụng cũng phải tùy vào loại da của từng người. Để xác định loại da phù hợp với mỹ phẩm nào cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Theo Mai Phương/ Năng lượng mới
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"
Tin khác
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51