Kỳ vọng điều kỳ diệu từ làn sóng start-up công nghệ Việt lần thứ 3
Start-up cần làm gì để "chào hàng" hiệu quả với nhà đầu tư? | |
Start-up: Trào lưu mà bất cứ ai cũng nên thử |
Sóng sau lớn hơn sóng trước
Theo ông Bobby Liu, chuyên gia từ Singapore có gần 10 năm làm việc tại Việt Nam, trong thời gian qua, tại Việt Nam đã xuất hiện 3 làn sóng start-up công nghệ.
Làn sóng start-up công nghệ thứ nhất được định danh dành cho các doanh nghiệp đầu tiên bước chân vào lĩnh vực công nghệ khi Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam năm 1994, mở cửa Internet năm 1997, với hàng loạt doanh nghiệp công nghệ thế hệ đầu tiên như FPT, CMC, Bkav, Sao Bắc Đẩu, HiPT… nhanh chóng nắm bắt cơ hội, trở thành những công ty dẫn dắt lĩnh vực công nghệ của Việt Nam. Các doanh nghiệp này chủ yếu gia công phần mềm, sản phẩm cho các tập đoàn công nghệ thế giới.
Làn sóng start-up công nghệ thứ 2 diễn ra từ những năm 2000 đến năm 2014, trong bối cảnh bùng nổ Internet, với sự xuất hiện của doanh nghiệp công nghệ như VNG, Peacesoft, VCCorp, Vật Giá, Netlink, Cốc Cốc, Topica...
Trong làn sóng thứ 2, các mô hình start-up không đơn thuần là các sản phẩm kinh doanh offline như phần lớn start-up thời kỳ trước, mà chuyển sang cung cấp các dịch vụ, sản phẩm mạng, như phần mềm từ điển trực tuyến, game, website nghe nhạc trực tuyến, công cụ tìm kiếm. Nhưng do công nghệ sử dụng trong thời kỳ này chủ yếu là “copy” từ các công ty nước ngoài, nội dung xây dựng chỉ hướng đến thị trường nội địa và chất lượng chưa đủ để cạnh tranh lâu dài, nên chỉ một số ít start-up có thể tồn tại và phát triển.
Trong làn sóng start-up công nghệ thứ 3, diễn ra từ năm 2014 đến nay, với khởi đầu là “hiện tượng” Nguyễn Hà Đông và tiếp theo là hàng loạt start-up gây tiếng vang trên cả thế giới như GotIt! của Trần Việt Hùng, DesignBold của Hùng Đinh, Monkey Junior của Đào Xuân Hoàng, Money Lover của Ngô Xuân Huy, Bigschool của TS. Lê Thống Nhất, Offpeak của Christian Nguyễn (Việt kiều Pháp), ví điện tử MoMo của M_Service, Vntrip.vn, Hellomam, Vicare.vn, Triip, phần mềm dạy tiếng Anh Elsa… đang tạo ra một làn sóng khởi nghiệp mới hừng hực khí thế.
Làn sóng lạ thứ 3
Ông Bobby Liu đang chờ đợi điều kỳ diệu từ “làn sóng thứ 3” của start-up Việt.
Bobby đã nhận xét rằng, điểm “tiến hóa” nổi bật nhất của làn sóng start-up công nghệ thứ 3 là được thực hiện bởi một lớp doanh nghiệp trẻ tuổi nhiệt huyết, giàu tri thức. Họ đã tham gia ngay thị trường quốc tế. “Họ có những lợi thế mà thế hệ trước không có, như được đào tạo ở nước ngoài, có những mạng lưới quan hệ quốc tế rộng. Điều này khác hẳn so với thế hệ trước”, Bobby Liu nhận xét.
Về sản phẩm, nếu như làn sóng thứ nhất chủ yếu là gia công, chắp vá các phần code nhỏ cho thị trường nước ngoài, thì từ làn sóng thứ 2, các start-up Việt đã có những sản phẩm cụ thể cho thị trường. Đến làn sóng thứ 3, các start-up gần như đã chủ động cuộc chơi và các sản phẩm của họ dành cho thị trường thế giới, bán trên App Store, Google Play.
Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nước ta hiện có khoảng 1.500 start-up, gần bằng số start-up tại một số nước trong khu vực có quy mô dân số lớn hơn rất nhiều (Trung Quốc có 2.300 start-up,
Indonesia có 2.100 start-up). Trong đó, doanh nghiệp công nghệ thông tin có con số vượt trội hơn so với doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác.
“Điểm đáng chú ý là, nhiều start-up chọn cho mình hướng đi là công nghệ -tech start-up. Đặc điểm của start-up công nghệ là không cần quá nhiều vốn ban đầu, so với các ngành nghề khác, và có thể dễ dàng học hỏi từ những mô hình đi trước trên thế giới”, ông Phòng nhận xét.
Trong bối cảnh đó, khởi nghiệp sáng tạo được coi là động lực cho phát triển kinh tế quốc gia. Thực tế khởi nghiệp tại Việt Nam đã nhanh chóng được nhiều nhà đầu tư trên thế giới quan tâm và nhắc đến Việt Nam như một điểm đến đầy tiềm năng để đầu tư.
Sóng lớn vượt đại dương
Làn sóng khởi nghiệp thứ 3 đang nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ. Chính phủ đã chọn năm 2016 là “Năm Quốc gia khởi nghiệp” và đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ về cơ chế chính sách, thuế, vốn. Hàng loạt chương trình khởi nghiệp được ra đời như Silicon Valley Việt Nam, mLab, First, Dự án hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (BIPP), Chương trình đổi mới sáng tạo… Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang là “điểm hẹn” đầu tư của hàng loạt hãng công nghệ lớn trên thế giới như Samsung, LG, Intel, Foxconn… Đó chính là những yếu tố để Việt Nam sớm trở thành “cái nôi” cho start-up Việt ra đời và phát triển.
Những người sáng lập trẻ của start-up Việt trong làn sóng thứ 3 đã có tư duy phát triển khác biệt. Tầm nhìn của họ không còn bó gọn trong thị trường quốc nội, mà đặt tầm mắt xa hơn, với quy mô toàn cầu.
Nếu như các công ty công nghệ đời đầu tại Việt Nam chủ yếu làm gia công cho dự án nước ngoài hoặc tập trung vào thị trường nội địa, thì các start-up trong làn sóng thứ 3 đã làm sản phẩm hướng tới thị trường quốc tế, thậm chí là ngay từ khi mới thành lập.
Điển hình cho xu hướng phát triển toàn cầu này là Designbold (công cụ thiết kế), Money Lover (ứng dụng quản lý tài chính cá nhân), Beeketing (nền tảng marketing tự động), GotIt! (nền tảng hỏi đáp), AZStack (Messaging API cho ứng dụng), Triip.me (nền tảng kết nối hướng dẫn du lịch bản địa cho du khách nước ngoài), Umbala (ứng dụng quay video tự hủy tương tự Snapchat), ELSA (ứng dụng học tiếng Anh), Arimo (nền tảng trí tuệ nhân tạo phân tích dữ liệu lớn)…
Đó là trường hợp của Trần Việt Hùng đã thành lập startup GotIt! tại Silicon Valley (Mỹ), rồi tung ra sản phẩm có ảnh hưởng toàn cầu. GotIt! đang phát triển chóng mặt để có thể trở thành một “start-up kỳ lân” (công ty khởi nghiệp được định giá từ 1 tỷ USD) trong tương lai. Ngay từ đầu khi còn là ý tưởng về kết nối giáo dục, chia sẻ kiến thức, Hùng quyết định xây dựng một sản phẩm “có thể thay đổi thế giới”. Và hiện tại, GotIt! là một ứng dụng giải bài tập về nhà chỉ trong 10 phút. GotIt! đứng thứ 2 trong top ứng dụng về giáo dục trên App Store.
“Tôi nghĩ, các nhà sáng lập ngay từ bây giờ nên tìm kiếm các cơ hội để thử sức ở Silicon Valley, vì dù có thất bại, các bạn cũng học hỏi được rất nhiều thứ ở một đẳng cấp khác hẳn. Điều này sẽ giúp bạn làm tốt hơn nhiều trong những lần start-up tiếp theo”, Trần Việt Hùng chia sẻ.
Trường hợp khác là Hùng Đinh, người “ghi danh” Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới bằng DesignBold. Hùng Đinh xác định, thị trường của DesignBold là thế giới rộng mở và chỉ trong 2 tuần đầu mở bán đã giành được 3.000 đơn hàng, tương đương doanh thu 117.000 USD và trở thành một “hiện tượng mới” của giới start-up toàn thế giới.
“Tôi muốn DesignBold trở thành một sản phẩm được cả thế giới biết đến, là sản phẩm của người Việt Nam, thương hiệu Việt Nam, qua đó góp phần cổ vũ cho phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam”, Hùng Đinh chia sẻ.
Hoặc như NextTech (chủ của hàng loạt start-up như Chợđiệntử.vn, eBay.vn, NgânLượng.vn, ShipChung.vn, mPoS.vn, Vimo, BoxMe.vn, MạnhThườngQuân.vn, WeShop...) cũng đã khởi động chiến lược phát triển toàn cầu từ năm 2013, với việc bắt đầu mở rộng sang các thị trường Đông Nam Á. NextTech hiện có mặt tại Việt Nam, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Mỹ. Thời gian tới, với phương châm “Toàn cầu hóa hoặc đi về nhà”, NextTech sẽ tiếp tục đưa những sản phẩm hiện có của mình toàn cầu hóa.
Điều thú vị nhất trong làn sóng khởi nghiệp thứ 3 tại Việt Nam là hiện tượng “tái khởi nghiệp” của các start-up thế hệ thứ nhất và thứ 2. Những “đàn anh” năm xưa dường như đã buông bỏ lối mòn cũ, “làm mới” bản thân mình bằng chiến lược mới, sản phẩm mới. Có thể kể đến việc FPT bắt tay nghiên cứu, sản xuất xe ô tô tự lái, Bkav “rẽ lái” sản xuất smartphone, VNG tiến ra thị trường toàn cầu và đặt kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ (Mỹ)…
Những tín hiệu hiệu trên cho thấy, nếu có sự đầu tư bài bản của cả Nhà nước, xã hội, doanh nghiệp và duy trì được ngọn lửa khởi nghiệp dài lâu, Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành một trong những “cái nôi khởi nghiệp” của Đông Nam Á.
Khởi nghiệp phát triển doanh nghiệp là gắn với hạnh phúc của nhân dân, dân cường thì nước mới thịnh. Một đất nước mạnh thì dân mới giàu. Đất nước không thể giàu mạnh nếu cộng đồng doanh nghiệp yếu kém, nếu không có một tinh thần quốc gia khởi nghiệp. Chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp đều có chung một mục tiêu vì một nước Việt Nam thịnh vượng, vì một nước Việt Nam hùng cường và lòng kiêu hãnh quốc gia. Chính phủ sẽ thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn chỉnh, xây dựng cơ chế và thúc đẩy sự ra đời của các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ phát triển khoa học - công nghệ, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo môi trường để cộng đồng khởi nghiệp hình thành và vận hành hiệu quả…”. - Phó thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) 2017. |
Theo Hữu Tuấn/Báo đầu tư
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động
Việc làm 31/12/2024 08:15
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Việc làm 29/12/2024 16:24