-->

Ký ức người thầy về cuộc thử nghiệm giáo dục 40 năm trước

Trong trí nhớ của những người thầy, học viên các khóa đào tạo nhân tài đều nổi trội. Có bài toán hóc búa thầy nghĩ vài ngày, không ngờ vừa đưa ra học sinh đã giải được. Họ chỉ phải học một năm tiếng Nga trong nước và vào thẳng các đại học ở Liên Xô, Đông Âu, không cần học thêm một năm dự bị.

Những học sinh của 10 khóa đào tạo nhân tài từ 1972 đến 1981 (ký hiệu là C1x6) đều ít nhiều nhớ về thầy Nguyễn Linh, giáo viên dạy tiếng Nga trong một năm học dự bị trước khi du học. Ở tuổi ngoài 80, thầy Linh vẫn minh mẫn, có thể nhớ từng mốc thời gian, từng học sinh yêu quý.

Thầy Nguyễn Linh đã làm rất nhiều cách để trong vòng một năm các học sinh phải thông thạo tiếng Nga, vào được các trường đại học ở Liên Xô, Đông Âu. Ảnh: Phan Dương.

Năm 1972, thầy Linh là giáo viên chủ chốt của Khoa ngoại ngữ, ĐH Kỹ thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự). Một hôm, ông được Hiệu trưởng Đặng Quốc Bảo gọi vào phòng, nói về một kế hoạch lớn: "Hiệp định Paris chắc chắn sẽ ký. Tổng cục Chính trị chưa có ý kiến, nhưng chúng ta cứ nghiên cứu tổ chức một lớp tập hợp học sinh ưu tú, để khi ký xong ta sẽ gửi đi nước ngoài đào tạo về xây dựng đất nước. Lớp này giao cho cậu Linh dạy".

"Mục đích là đào tạo học sinh để vào học thẳng các trường đại học ở Liên Xô và Đông Âu", thầy Linh nhấn mạnh. Thời đó thông thường học sinh du học sẽ dự bị một năm trong nước. Khi sang các nước sẽ học dự bị tiếp một năm nữa mới được phân vào ngành học và đôi khi sẽ không đúng mục đích ban đầu.

Sau này thầy Linh biết được cuộc thử nghiệm giáo dục do Bộ trưởng Đại học và Trung học chuyên nghiệp lúc bấy giờ là GS Tạ Quang Bửu phối hợp với ông Đặng Quốc Bảo thực hiện. Vậy là trong năm 1972, khóa đầu tiên được hình thành với khoảng 40 học viên. Từ các khóa sau, Bộ Đại học chọn 40 học sinh phổ thông cao điểm nhất toàn miền Bắc. Đại học Kỹ thuật Quân sự được chọn 100 người xuất sắc tiếp theo. Tất cả 140 học sinh vào học theo chế độ quân đội.

Thời điểm đó, Đại học Kỹ thuật Quân sự đang đóng tại Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Nhà trường đã xây một khu nhà riêng ngay cổng trường, cạnh khu nhà của chuyên gia. Những học sinh C1x6 được ăn uống theo chế độ "trung táo" (học sinh thường ăn bếp "đại táo", đông người và ít chất). Một tháng họ còn được tiêu chuẩn đường, sữa, xà bông và 5 đồng bạc.

Để học sinh tiếp thu tiếng Nga nhanh nhất, số giờ học được nâng từ 6 lên 12 giờ mỗi ngày. Thầy Nguyễn Linh được nhà trường hỗ trợ một máy ghi âm và một hệ thống loa. Cứ 21h30 mỗi ngày, sau khi học sinh đánh răng rửa mặt xong, thầy sẽ lên phòng phát thanh của trường bật lại các bài giảng cho học sinh nghe. Ông tự thu âm các loại băng đĩa cho học sinh.

Một cặp vợ chồng người Nga được mời về để dạy học sinh. Trường còn tổ chức các hoạt động văn hóa sử dụng tiếng Nga, cho học sinh đóng ông già tuyết, công chúa tuyết hay mời các thầy giáo ra chơi thể thao với học sinh... Chương trình học tiếng Nga là chính. Các môn Toán, Lý, Hóa chỉ học bổ trợ để học sinh đỡ bỡ ngỡ trong năm đầu ra nước ngoài.

Năm 1979 khi chiến tranh biên giới nổ ra, các khóa C1x6 về sau chuyển vào Sài Gòn. Thầy Linh cùng các giáo viên phải khăn gói đi theo. Do chuyển địa điểm mà nhiều giáo viên giảng dạy tiếng Nga xin nghỉ. Thầy Linh đã đi tìm khắp các khu công nghiệp, nông trường, mời được 4 kỹ sư người Nga về nói chuyện với học sinh mỗi tối. Về sau, ông còn mời vợ các cố vấn, chuyên gia người Nga, cho họ vào biên chế giảng dạy học sinh.

"Có cái gì tốt đẹp nhất thời đó chúng tôi đều dành hết cho các em. Và quả thực ngay trong năm 1973, khóa đầu tiên sang nước ngoài thành công vang dội. Các trường đại học, đại sứ quán báo về, gia đình học sinh thông tin lại cho nhà trường với niềm hân hoan vô bờ bến. Học sinh của chúng tôi nói tiếng Nga trôi chảy, được vào học thẳng các trường cử đi ban đầu, thành tích học nổi bật lắm", thầy Linh hồi tưởng.

Mấy chục năm trôi qua, người thầy năm xưa giờ đã thành ông lão và các lớp học trò cũng ngấp nghé tuổi già. Dù thế nhiều đêm khi đặt lưng ngủ, mỗi sáng thức dậy hay những khi tĩnh lặng, thầy Linh vẫn nhớ về thời gian được dạy những "vì sao của đất nước". Ông cho đó là quãng đời tươi đẹp, được dạy những con người ưu tú và được học lại nhiều điều từ họ. Ông mãi nhớ những Lê Nam Thắng, Võ Điện Biên, Nguyễn Hà Phan của khóa đầu tiên, cô học trò Thiều Hoa người Hà Nội xinh đẹp khi hóa thân vào vai công chúa tuyết, những học sinh xuất sắc như Hoàng Lê Minh, Diễm Hằng, Võ Chí Thành...

"Đã 40 năm trôi qua, đôi khi tôi được gặp lại học trò trong sự bất ngờ, sung sướng. Có lần tôi sang Nga, đang đi dạo ở quảng trường Mátxcơva thì có vài cậu học trò chạy đến tay bắt mặt mừng, đòi dẫn tới trường các em chơi nữa. Một lần đi máy bay, được một em cứu nguy trong tình huống tôi không biết xoay sở thế nào. Hôm rồi, cô em gái tôi rủ đi uống nước. Lúc bước lên xe mới biết có hai cậu học trò của mình ngồi sau. Hóa ra chúng làm ăn với em gái tôi, nghe nói đến thầy nên muốn tạo bất ngờ", ông kể.

Thầy Linh cho biết thêm, nhờ dạy các học sinh này mà về sau con đường sự nghiệp của ông thăng tiến hơn. Lúc nghỉ hưu ông là Hiệu phó Học viện Khoa học Quân sự.

PGS Đặng Đức Kim luôn cảm thấy may mắn khi được giảng dạy những học sinh C1x6. Họ là những cô cậu học trò thi phổ thông cao điểm nhất, trong đó môn Toán bắt buộc phải từ 8 điểm trở lên.

Theo thầy Kim, học sinh C1x6 nổi trội hơn hẳn các lớp thông thường. Mỗi ngày ông đều phải soạn giáo trình, tìm những bài toán khó để thử thách học trò nhưng chưa lần nào làm khó được họ. Có những bài toán hóc búa ông nghĩ vài ngày mới được, không ngờ vừa đưa ra học sinh đã giải được. Nhiều khi cách giải còn ngắn gọn, hay hơn cả cách của thầy.

Thời đi dạy, ông đặc biệt ấn tượng với hai anh em sinh đôi Bùi Việt Hà và Bùi Đình Thuận. Hai học trò này giống nhau như đúc làm ông không thể phân biệt. Cuộc gặp mặt mới đây các khóa C1x6 được tổ chức tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, cả hai anh em Việt Hà và Đình Thuận đều tham gia. Hai cậu học sinh nghịch ngợm năm xưa ra chào hỏi mà ông cũng không thể biết ai là anh, ai là em.

"Được dạy các em là một may mắn trong cuộc đời. Ở đó tôi bắt gặp được những tư tưởng lớn, trí tuệ lớn. Chính các em đã giúp tôi rất nhiều", người thầy dạy Toán vui tính phát biểu.

Theo Phan Dương/Vnepress

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Chelsea vs West Ham sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 4/2 ở vòng 24 Premier League 2024/25.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.

Tin khác

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Sở Du lịch Hà Nội, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ đô đã đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

(LĐTĐ) Các cơ sở y tế đã tổ chức thường trực đầy đủ 4 cấp, thực hiện khám, cấp cứu 548.151 lượt người trong 8 ngày nghỉ Tết.
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

(LĐTĐ) Thu hút bởi những thửa ruộng bậc thang, những ruộng hoa cải vàng rực và sắc hồng của những cánh hoa anh đào rực rỡ… không khó hiểu vì sao những ngày đầu Xuân, xóm Mừng (xã Hợp Phong, Cao Phong, Hòa Bình) lại trở thành điểm check-in thu hút đông đảo giới trẻ và khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm

Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phần lớn những lễ hội đặc sắc ở miền Bắc thường được tổ chức vào những ngày đầu xuân năm mới, đặc biệt là dịp tháng Giêng. Mỗi lễ hội có những bản sắc, nét đẹp truyền thống riêng mang dấu ấn của từng vùng miền.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm

Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm

(LĐTĐ) Những ngày đầu Xuân năm mới, đông đảo khách thập phương đến khu di tích lịch sử Đền Trần - chùa Phổ Minh (Lộc Vượng, Nam Định) chiêm bái và vãn cảnh đầu xuân. Đây là một nét đẹp và cũng là thói quen không thể thiếu trong những ngày đầu năm của nhiều người dân thành Nam.
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

(LĐTĐ) Sau khi bị khách hàng “tố” thu 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu vào đêm 29/1 (mùng 1 Tết) và ngay sau đó bị chính quyền đình chỉ hoạt động, hiện tại quán bún riêu số 54 Bạch Mai (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã đóng cửa.
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã tổ chức đoàn công tác mang hàng hóa và cả những tình cảm thân thương của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ Trạm radar 485 đóng quân trên đảo Trà Bản (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) - một trong 8 trạm radar canh giữ vùng biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo phía Đông Bắc Tổ quốc.
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, cấp tiểu học thành phố Hà Nội cần tiếp tục thực hiện đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng việc dạy học ngoại ngữ, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Xem thêm
Phiên bản di động