-->

Kỳ tuyển sinh thành công nhưng chưa trọn vẹn

Trong khi Bộ Giáo dục Đào tạo khẳng định kỳ thi trung học phổ thông và kỳ tuyển sinh đại học năm 2017 đã thành công, đạt được mục tiêu đổi mới, thì các chuyên gia giáo dục lại băn khoăn, lo lắng về những “hiện tượng lạ”, nghịch lý xuất hiện trong kỳ tuyển sinh năm nay. 
ky tuyen sinh thanh cong nhung chua tron ven Sẽ thảo luận việc bỏ ‘điểm sàn’ trước mùa thi 2018
ky tuyen sinh thanh cong nhung chua tron ven Năm 2017: Thả cửa vào đại học!

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Phụng: 30 điểm trượt đại học là trường hợp cá biệt!

Thí sinh 30 điểm vẫn trượt nguyện vọng một chỉ là trường hợp cá biệt. Chúng ta không nên nhìn vào thiểu số để vẽ nên một kỳ thi THPT quốc gia, bởi điều đó không chính xác. Trường hợp thí sinh đạt 29,25 điểm và 29,35 điểm vẫn trượt ngành Y đa khoa ở Hà Nội và TPHCM là những trường hợp đáng tiếc.

ky tuyen sinh thanh cong nhung chua tron ven
Thí sinh dự thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2017. Ảnh: Hải Nguyễn

Riêng khối trường công an và quân đội vốn có điểm chuẩn cao từ trước. Năm nay, trường công an không tuyển sinh hệ cao đẳng, chỉ tiêu giảm 54% nên cánh cửa trúng tuyển rất hẹp. Tuy nhiên, khi không đỗ nguyện vọng một, các em còn các nguyện vọng tiếp theo vì quy chế không giới hạn, thậm chí có thí sinh đăng ký tới 48 nguyện vọng.

Phương thức tuyển sinh năm 2017 đã thể hiện tính khoa học, hợp lý, đảm bảo khách quan, công bằng đối với tất cả thí sinh và các trường; thực hiện được mục tiêu đổi mới công tác thi tuyển sinh theo tinh thần của Nghi quyết 29; được xã hội, thí sinh và các trường đánh giá tốt.

Về vấn đề điểm ưu tiên, hai năm trước đây Bộ đã chủ động tổ chức cuộc họp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để nhìn nhận, đánh giá. Cuối cùng, đều đưa đến kết luận chưa bỏ được điểm ưu tiên. Nhưng không phải điểm ưu tiên sẽ giữ nguyên trong các thời kỳ, Bộ đang lắng nghe ý kiến để sẽ có những nghiên cứu sâu hơn qua những khảo sát, thống kê về chỉ số chênh lệch điều kiện vùng miền trong học tập, nhằm mục đích xác định điểm ưu tiên sao cho phù hợp.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội): Một kỳ thi không bình thường!

Với điểm chuẩn cao trên 30 điểm, đạt điểm 29 - 30 vẫn có thể trượt đại học như năm nay thì chỉ có 2 kịch bản xảy ra: Hoặc là đề quá dễ, không có sự phân hóa. Còn nếu đề thi đã phân hóa tốt, chắc chắn nguyên nhân nằm ở khâu coi thi.

Còn về bức tranh điểm chuẩn của ngành sư phạm, mức điểm trúng tuyển vào ngành chỉ hơn 3 điểm một môn ở hệ cao đẳng và bằng điểm sàn với hệ đại học là điều đáng suy ngẫm, lo ngại.

Những sinh viên có điểm đầu vào thấp vốn thiếu hụt kiến thức phổ thông nên cần bổ sung nhiều khi vào trường. Những giảng viên như chúng tôi cũng sẽ gặp khó khăn và vất vả hơn rất nhiều khi đào tạo những thí sinh có điểm đầu vào thấp. Vì các em thường chủ quan, tuột dốc dần do không chịu được áp lực học tập và sinh hoạt.

Tôi từng gặp những sinh viên sư phạm không biết ký hiệu hóa học của các nguyên tố đơn giản như sắt (Fe), đồng (Cu), nói Nguyễn Huệ là vua cuối cùng của nhà Nguyễn. Điều này thực sự đáng lo. Tôi nghĩ cần thiết phải siết chặt đầu vào của ngành sư phạm hoặc nếu đầu vào dễ thì cần bó chặt đầu ra. Điều này khiến bản thân học sinh nỗ lực hơn, chất lượng giáo dục đào tạo tăng cao hơn.

PGS-TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Nên thu hẹp mức điểm ưu tiên

Cá nhân tôi đánh giá kỳ tuyển sinh đại học năm nay có những mặt được như: Quy chế tuyển sinh đại học năm 2017 đã có nhiều bước thay đổi quan trọng, kế thừa và rút kinh nghiệm từ các kỳ tuyển sinh năm 2015, 2016.

Điểm thay đổi quan trọng nhất là tạo cơ hội và đảm bảo quyền lợi tối đa cho thí sinh bằng cách cho phép các em có thể đăng ký không hạn chế số nguyện vọng và số trường, các nguyện vọng đều bình đẳng với nhau.

Năm nay, nhiều thí sinh đạt điểm cao và các em đều “bỏ trứng vào một giỏ” nên điểm chuẩn của trường top trên tăng mạnh, dẫn đến những sự việc đáng tiếc. Tuy vậy, chắc chắn cần đúc kết những kinh nghiệm hay, những bài học quý, kể cả những tồn tại, những bất cập để kỳ thi và tuyển sinh năm 2018 tốt hơn. Chẳng hạn trong chính sách cộng điểm ưu tiên.

Việc cộng điểm ưu tiên thể hiện chính sách của Nhà nước nhằm đảm bảo sự công bằng với các thí sinh sống ở những khu vực khác nhau, khi đất nước vẫn còn sự chênh lệch về điều kiện kinh tế, mức sống, văn hóa giữa các khu vực. Tuy nhiên, việc cộng điểm này cũng lộ rõ sự bất cập. Bình thường có rất nhiều ưu tiên, nhưng khi cộng điểm để xét tuyển đại học thì chỉ nên được một ưu tiên thôi, chứ không nên cộng dồn lại.

Tiếp theo Bộ GDĐT cần tính toán lại mức điểm cộng sao cho hợp lý. Chẳng hạn trước đây chênh nhau 0,5 điểm giữa các khu vực, thì bây giờ nên cộng ở mức 0,25 điểm thôi, để tránh xảy ra những câu chuyện điểm cao nhưng vẫn trượt gây xôn xao dư luận thời gian qua.

Đánh giá một cách khách quan, kỳ thi THPT Quốc gia 2017 có nhiều đổi mới giúp giảm tải áp lực cho thí sinh và gia đình. Nhiều môn ra đề theo hình thức trắc nghiệm nên công tác chấm thi nhanh, chính xác. Học sinh không bị giới hạn nguyện vọng, giúp tăng cơ hội đỗ vào các ngành mình yêu thích. Nhưng phải thẳng thắn rằng, kỳ thi năm nay vẫn còn những hạn chế. Chúng ta nên nhìn thẳng vào những mặt chưa được để có một mùa tuyển sinh trọn vẹn hơn vào những năm sau.

Đề thi cần có tính phân hóa

Năm nay, nhiều môn lần đầu áp dụng thi theo hình thức trắc nghiệm. Đề thi theo đánh giá của nhiều thí sinh là khá dễ, nên số lượng em đạt được điểm 10 cao kỷ lục (4.200 điểm 10, gấp 60 lần so với năm học 2016). Từ kỷ lục này kéo theo nhiều kỷ lục khác, trong đó có việc điểm chuẩn tăng cao nhất từ trước đến nay.

Việc nhiều thí sinh đạt điểm cao không phải vì học sinh giỏi hơn, mà do phương thức thi cử (cách tổ chức thi, trông thi và việc ra đề thi). Trong đó, môn Toán, Lịch sử, Giáo dục Công dân, Địa lý chuyển từ tự luận sang trắc nghiệm. Nhiều chuyên gia kiến nghị những năm sau, Bộ GDĐT nên tăng độ khó của đề thi, để tăng khả năng phân hóa thí sinh.

Điều chỉnh chính sách cộng điểm ưu tiên

Cộng điểm ưu tiên khu vực là cần thiết, vì giữa 2 học sinh bằng điểm nhau, học sinh ở vùng khó khăn sẽ cần được đánh giá cao hơn. Nhưng với việc đổi mới kỳ thi theo hướng 2 trong 1 để chuyện thi cử trở nên nhẹ nhàng hơn, thì việc áp dụng cách cộng điểm ưu tiên cũ cho một kỳ thi mới là không phù hợp.

Với đề thi 2 trong 1 năm nay, có đến 70% câu hỏi vừa sức, 30% còn lại của bài thi nhằm phân loại thí sinh. Và cuộc chạy đua giành suất vào đại học nằm ở 30% câu hỏi cuối này, cũng nhằm mục đích đảm bảo chất lượng đầu vào đại học. Nhưng với những chính sách ưu tiên khu vực hiện nay, thí sinh ở khu vực 1 được Bộ GDĐT tặng 1,5 điểm. Cuộc cạnh tranh liệu còn bao nhiêu ý nghĩa, khi các thí sinh ở thành phố biết chắc sẽ thua, còn những thí sinh được cộng điểm ưu tiên thì chắc suất vào đại học (?!).

Hơn nữa, hiện mức chênh lệch điểm ưu tiên giữa các vùng đang là 0,5 điểm, với những năm trước, khi đề thi tự luận, mức chênh lệch này chấp nhận được. Nhưng năm nay phần lớn các môn thi trắc nghiệm, 0,25 đã quyết định đỗ - trượt. Chủ trương đúng, nhưng đến một lúc thấy nó không còn phù hợp với hiện tại thì cũng nên điều chỉnh. Và cũng cần điều chỉnh để không lặp lại câu chuyện bi - hài như năm nay: Thí sinh 29 - 30 điểm “tức tưởi” vì không vào được trường, ngành mình yêu thích.

Theo Đặng Chung - Bích Hà/ laodong.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.

Tin khác

Khát vọng tuổi trẻ

Khát vọng tuổi trẻ

(LĐTĐ) Với ý chí quyết tâm vươn lên, không ngừng rèn luyện bản thân, biết bao bạn trẻ ngày nay đang nỗ lực trở thành công dân có trách nhiệm, sẵn sàng đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, góp phần xây dựng một Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tăng cường quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, bao gồm trường có vốn đầu tư nước ngoài...
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

(LĐTĐ) Về một trong những nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2024 - 2025 cấp Trung học phổ thông (THPT), ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đề nghị các nhà trường tăng cường giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12, quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp THPT, cố gắng lọt tốp 10 địa phương có kết quả thi tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo đời sống, kịp thời quan tâm, động viên, chia sẻ với những khó khăn của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) và học sinh.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018

(LĐTĐ) Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, Trường Phổ thông Dewey Dương Kinh (Hải Phòng) đã chính thức nhận được Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ Viện Tiêu chuẩn Anh quốc (BSI), tiên phong mở ra bước tiến mới cho chất lượng bữa ăn của trường học Việt Nam.
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh

Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh

(LĐTĐ) Thời điểm hiện tại, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã công bố phương án tuyển sinh năm 2025 với nhiều thay đổi đáng chú ý, trong đó có việc bổ sung tổ hợp tuyển sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động