Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2019 - 2020: Căng như dây đàn trước giờ G
Tỷ lệ chọi vào lớp 10 trường THPT công lập tại Hà Nội | |
Hà Nội: Công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT năm học 2019 - 2020 | |
Hà Nội: Tuyên truyền, vận động thực hiện tốt các kỳ thi |
Học sinh chạy “nước rút”, phụ huynh “nín thở” theo
Em Nguyễn Lan Anh, học sinh Trường THCS Ba Đình, than thở: “Trong 3 môn, em chỉ học tốt 2 môn là Văn và Toán nhưng bố mẹ vẫn bắt buộc em tham dự kỳ thi sắp tới. Em biết rất rõ năng lực của mình, em cũng nói rõ với bố mẹ về sức học của em nhưng bố mẹ bắt em phải học làm sao để đậu vào một trường công lập, còn trường nghề hay trường tư là không thể. Vậy nên, dù không muốn nhưng em vẫn phải đi học suốt. Em phải học trên trường, đến luyện thi tại trung tâm, cho đến mời gia sư về nhà dạy. Giờ nhìn thấy chữ là em nhức hết cả đầu”.
Do số lượng học sinh quá đông, lượng trường công có hạn, nên kỳ thi tuyển sinh lớp 10 căng thẳng hơn cả thi đại học! |
Vừa kết thúc lớp học thêm với cô giáo ở trường, Phạm Thanh Mai, học sinh lớp 9 Trường THCS Hai Bà Trưng, lại chạy sang Đống Đa để học tiếp môn tiếng Anh. Chiều lại có gia sư đến tận nhà luyện thi.“Giờ mỗi ngày đối với em giống như một cuộc đua. Chỉ còn ít ngày nữa sẽ thi rồi nên em phải ôn luyện thật kỹ. Kỳ thi này đối với em rất căng thẳng. Em phải cố gắng hết sức để có một suất vào trường công lập”, Mai nói.
Tương tự, càng sát những ngày thi, lịch học của em Nguyễn Ngọc Minh, học sinh Trường THCS Trưng Nhị, càng dày hơn. Học ngày, cày đêm, và chỉ dám đăng ký vào những trường tốp dưới của khu vực, nhưng Sơn vẫn không dám chắc mình có thể chen được chân vào cánh cổng trường công.
Phụ huynh, thí sinh cần lưu ý Ông Phạm Quốc Toản- Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GDĐT Hà Nội) cho biết, thí sinh cần tìm hiểu để nắm rõ các quy định của Quy chế thi vào lớp 10 THPT để tránh mắc sai phạm. Điều cần lưu ý đầu tiên đối với các thí sinh là phải tham dự đủ 4 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử. Sở GDĐT Hà Nộichỉ xét tuyển những thí sinh có đủ 4 bài thi, không có bài thi nào bị điểm 0 và không vi phạm quy chế thi đến mức bị hủy kết quả bài thi. Bài thi sẽ quyết định toàn bộ kết quả của thí sinh thay vì kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển học bạ 4 năm ở bậc THCS như năm học trước... Đề thi môn Toán và Ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao. Đề thi môn Ngoại ngữ và môn Lịch sử chủ yếu ở mức độ nhận biết, thông hiểu và một số câu vận dụng cấp độ thấp. |
Theo phân tuyến của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Minh được lựa chọn 5 trường. Tự lượng sức học của mình, Minh không dám “để ý” đến các trường như: THPT Việt Đức, Thăng Long hay Trần Phú vì điểm chuẩn hàng năm của những trường này quá cao. Để an toàn hơn, Minh đăng ký vào 2 trường THPT Đoàn Kết và THPT Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng).
Không chỉ Minh, đây cũng là sự lựa chọn với tính toán an toàn của rất nhiều thí sinh có lực học ở mức khá như Minh. Vì thế, tỷ lệ chọi của hai trường này ở mức khá cao. Nếu chỉ tính riêng nguyện vọng một, tỷ lệ này là 1/1,4. Nếu tính cả nguyện vọng hai thì con số này còn lớn hơn rất nhiều.
Trường THPT Trần Nhân Tông tuyển 675 chỉ tiêu nhưng có tới gần 2.500 học sinh đăng ký. Con số này ở Trường THPT Đoàn kếtlà trên 3.800 nguyện vọng dự tuyển, cạnh tranh 720 chỉ tiêu.“Hai trường này là lựa chọn phù hợp nhất với em vì mọi năm điểm chuẩn không cao, nhưng cũng rất khó khăn. Nếu không đỗ, em sẽ phải học trường tư hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên”, Minh chia sẻ.
Lo lắng, căng thẳng không chỉ là tâm trạng của các thí sinh mà còn của cả các phụ huynh. Chị Nguyễn Hồng Tươi, mẹ của em Đỗ Duy Khoa chia sẻ, con thi vào lớp 10 nhưng cả gia đình cùng áp lực. Con thức khuya, dậy sớm học bài. Bố mẹ cũng liên tục theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng, hồi hộp chờ xem tỷ lệ chọi, và “nín thở” chờ tới ngày con thi.
“Trong cụm của con tôi, hai trường con đăng ký là trường có điểm đầu vào thấp nhất. Nếu con không đỗ vào trường đó thì cũng không biết học trường nào nữa. Trường ngoài công lập lại vượt quá khả năng của gia đình. Giáo dục thường xuyên thì sợ môi trường không tốt. Còn cho con học nghề thì không phụ huynh nào mong muốn”, chị Tươi chia sẻ.
Đây cũng là tâm trạng của chị Mai Thúy, ở Thanh Xuân, Hà Nội. Với sức học vừa phải, con chị đăng ký vào Trường THPT Nguyễn Trãi, là trường có điểm chuẩn hàng năm không quá cao. Tuy nhiên, chị vẫn đứng ngồi không yên, ngày đêm thấp thỏm.“Tôi cũng chỉ biết động viên con, chăm lo cho con ăn uống đầy đủ, đảm bảo sức khỏe để có thể thi tốt.
Cả nhà cũng chưa biết tính thế nào nếu lỡ con thi trượt”, chị Thúy lo lắng nói. Là phụ huynh có con học tại Trường THCS Thanh Xuân, chị Chu Thu Hằng cho biết thời điểm này dù đã cận ngày thi nhưng con chị vẫn phải đi học suốt ngày.“Ban ngày con học ôn tại trường với ba môn Văn, Toán, Anh. Tan học, con lại chạy qua lớp học thêm Toán và Văn ở ngoài. Thấy con học cả ngày tôi cũng xót nên chỉ biết động viên con”, chị Hằng nói.
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm học 2018 – 2019, toàn Thành phố có gần 86.000 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Nhưng với cơ sở vật chất và chủ trương phân luồng của thành phố, chỉ khoảng 66% học sinh có chỗ học trong các trường công, bao gồm cả các trường công tự chủ tài chính với mức học phí cao hơn. 34% còn lại được phân luồng sang trường tư, trung tâm giáo dục thường xuyên và trường nghề.
Công tác chuẩn bị hoàn tất
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm học 2018 – 2019, toàn Thành phố có gần 86.000 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Nhưng với cơ sở vật chất và chủ trương phân luồng của thành phố, chỉ khoảng 66% học sinh có chỗ học trong các trường công, bao gồm cả các trường công tự chủ tài chính với mức học phí cao hơn. 34% còn lại được phân luồng sang trường tư, trung tâm giáo dục thường xuyên và trường nghề. |
Những năm gần đây, kì thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các phụ huynh và xã hội. Mặc dù số lượng học sinh đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay ít hơn so với năm 2018 gần 10.000 thí sinh, song so với năm 2017 vẫn nhiều hơn 10.000 em và đây là kỳ thi có quy mô lớn nhất trong năm 2019 của Hà Nội.
Theo ghi nhận, kỳ thi lần này có gần 11.000 cán bộ, giáo viên và nhân viên đã được huy động để tham gia tổ chức kỳ thi ở các khâu. Trong đó riêng đội ngũ giáo viên làm công tác coi thi là hơn 7.600 người. Trong số hơn 7.600 giáo viên làm nhiệm vụ coi thi, có 50% số giáo viên được huy động từ các trường THPT, 50% là giáo viên các trường THCS.
Được biết, để bảo đảm tính nghiêm túc trong khâu coi thi, Sở GD&ĐT Hà Nội quy định đổi chéo giám thị giữa các quận, huyện, thị xã với nguyên tắc giáo viên không coi thi học sinh của trường thuộc địa bàn mình công tác.
Công tác thanh tra được triển khai ở mọi khâu của kỳ thi, từ khâu chuẩn bị cơ sở vật chất, hồ sơ thi, phương án bảo đảm an toàn tại các điểm thi, coi thi, chấm thi, xử lý các bài thi vi phạm quy chế thi, đến việc chấm phúc khảo bài thi. Hoạt động thanh tra nhằm xử lý các tình huống bất thường và chủ động phát hiện, phòng ngừa tiêu cực trong kỳ thi.
Hệ thống camera giám sát tại phòng bảo vệ bài thi, đề thi tại các điểm thi và tại các phòng chấm thi… cũng đã được lắp đặt. Với các công tác khác như: Tổ chức kiểm tra cơ sở vật chất các điểm thi vào lớp 10 THPT; thành lập hội đồng ra đề thi, in sao đề thi và các ban coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi... Đến nay, về cơ bản đã hoàn thành.
Chia sẻ thêm thông tin, ông Phạm Quốc Toản- Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GDĐT Hà Nội) cho biết: 169 điểm thi với hơn 3.600 phòng thi đáp ứng các điều kiện cần thiết để tổ chức kỳ thi đã được rà soát kỹ và chốt danh sách cụ thể.
H.Phong- T.Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Giáo dục 24/01/2025 19:27
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Giáo dục 24/01/2025 18:54
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54