Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động
Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm |
Tuy nhiên, xét trong bối cảnh mới của thế giới và đất nước, để hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường, chúng ta phải tạo ra một “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” như đề cập của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Những thành tựu trong quá khứ là nền móng, đồng thời là bài học quý cho hiện tại. Tuy nhiên, như trong đoạn cuối bài viết: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: “V.I.Lênin đã dạy - Khi tình hình đã thay đổi và chúng ta phải giải quyết nhiệm vụ thuộc loại khác thì không nên nhìn lại đằng sau và sử dụng những phương pháp của ngày hôm qua. Thực tiễn đổi mới luôn vận động, phát triển, đòi hỏi đổi mới không ngừng phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trên cơ sở kiên định các nguyên tắc của Đảng”.
Tại Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu khai mạc quan trọng, trong đó gợi mở một số vấn đề để hoàn thành nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra, đồng thời mở ra nhiệm kỳ khởi đầu cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. |
Nhìn lại tình hình thế giới hiện tại có những chuyển biến mau lẹ, khó lường; cạnh tranh địa chính trị giữa các quốc gia ngày càng lớn; sự phát triển của kinh tế tri thức với sự lên ngôi của khoa học công nghệ ngày càng phát triển như vũ bão. Điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp bán dẫn, kinh tế số... là những mũi nhọn tạo đột phá trong phát triển và cạnh tranh quốc gia. Quốc gia nào làm chủ được các yếu tố đó, sẽ trở thành những nước giàu mạnh. Chính vì thế, ở góc độ quản trị quốc gia, tất cả đều đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã viết.
Nói ngắn gọn, trong bất luận hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải giải quyết dựa trên tư tưởng vĩ đại mà Bác Hồ kính yêu để lại: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”! Hoàn cảnh mới phải có những tư duy mới, hành động mới.
Tuy nhiên, ông cha ta xưa đúc kết, “có bột mới gột nên hồ”. Để tạo nền tảng cho “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, nhằm hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra: “Đến năm 2025: Là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao”, trước mắt phải “dồn lực” để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết XIII của Đảng.
Đồng thời, vạch ra những tư duy mới, hướng đi mới, để vừa hoàn thành Nghị quyết Đại hội Đảng, vừa tạo tiền đề cho nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo (2026 - 2030) - nhiệm kỳ đánh dấu “thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Chính vì thế, trong diễn văn Khai mạc Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII diễn ra ngày 18/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đề cập, gợi mở một số nội dung rất quan trọng.
Vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thời gian qua Đảng bộ, chính quyền Thành phố đã nỗ lực, đoàn kết và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển. (Ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội) |
Thứ nhất: Về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị “tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Trong đó, tập trung phát triển hạ tầng chiến lược (trọng điểm là hạ tầng giao thông, hạ tầng số và hạ tầng năng lượng). Đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực chính cho phát triển, có cơ chế tập trung định hướng vào công nghệ, nhất là công nghệ nguồn, công nghệ lõi…
Đồng thời, phát triển phải có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải. Chủ động tích cực tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại”.
“Đại lộ sinh đại phú”, kinh nghiệm của các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, đặc biệt là Trung Quốc… để có được như hôm nay, họ tập trung rất nhiều nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng. Và mỗi giai đoạn lịch sử, họ có tư duy mới, cách làm mới để đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nhanh, hiện đại mà tốn ít ngân sách nhất. Đặc biệt tại các đô thị lớn.
Hiện tại, chúng ta cũng đang tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, nhưng đâu đó, còn một vài nơi vẫn dựa trên “tư duy cũ”, cách làm cũ, nên vừa thiếu đồng bộ, vừa kéo dài thời gian, vừa tốn kém ngân sách Nhà nước. Đầu tư nâng cấp mở rộng các hệ thống cầu, tuyến metro, đại lộ ở đô thị là ví dụ sinh động.
Ở các nước phát triển, hay như Trung Quốc, trong đầu tư kết cấu hạ tầng, mở rộng đường, bao giờ họ cũng ưu tiên nguyên tắc “mỡ nó rán nó”. Ví dụ khi mở rộng đường, họ thường quy hoạch mở rộng lên gấp 3 lần, để có thể dành ra quỹ đất hai bên đường sẽ giải phóng mặt bằng tiến hành đấu giá đất.
Điều này cùng một lúc giải quyết 3 vấn đề quan trọng. Ngân sách Nhà nước không phải bỏ ra cho giải phóng mặt bằng và đầu tư dự án (tiền huy động từ doanh nghiệp, tổ chức thông qua đấu giá đất hai bên đường); không làm bất bình đẳng trong chênh lệch địa tô, đồng thời bộ mặt đô thị sẽ được quy hoạch bài bản, đô thị vì thế cũng đẹp hơn.
Đột phá về kết cấu hạ tầng gắn với chuyển đổi số, công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo để hướng tới nền kinh tế tri thức là một trong những ưu tiên hàng đầu. |
Trước những nhiệm vụ, mục tiêu mới, chúng ta cần phải nhìn nhận, đúc kết thực tiễn một cách nghiêm túc để có “tư duy mới”, “hành động mới” trong việc đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng, gắn với “chuyển mình” trong công tác giáo dục - đào tạo, để về lâu dài tạo ra lớp người mới có tinh thần dân tộc mãnh liệt chảy trong huyết quản; tạo ra một lực lượng lao động chất lượng cao đáp ứng dòng chảy trong kỷ nguyên số, kỷ nguyên khoa học công nghệ gắn với kinh tế tri thức mà chúng ta đang thiếu và rất cần.
Thứ hai, về phương hướng, giải pháp chiến lược: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở: “Tập trung hoàn thiện quan hệ sản xuất, trọng tâm là: Tinh gọn bộ máy tổ chức Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các tổ chức chính trị - xã hội để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng để đưa dân tộc ta tiến lên; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, Trung ương, Chính phủ, Quốc hội tăng cường hoàn thiện thể chế, giữ vai trò kiến tạo và tăng cường kiểm tra, giám sát; đồng thời, cải cách triệt để thủ tục hành chính; Khơi dậy động lực, tinh thần cống hiến vì đất nước, khơi thông mọi nguồn lực xã hội, nguồn lực trong nhân dân…”.
Thực ra, trong bất kỳ xã hội nào, thời kỳ nào yếu tố con người cũng mang tính quyết định. Thực tiễn đã chứng minh, một việc giao cho một người chịu trách nhiệm sẽ nhanh, hiệu quả hơn nhiều người chịu trách nhiệm. Với logic đó, một bộ máy càng gọn nhẹ, tinh nhuệ, hoạt động càng hiệu lực, hiệu quả.
Viết đến đây, nhớ lại có lần trao đổi chủ đề này với một vị tiến sĩ ở Đại học Công đoàn, ông nói, ngay từ thời Nguyễn, khi đó mô hình Nhà nước cũng như kinh tế còn khá sơ khai, nhưng triều đình cũng đưa ra quy định về quan lại (cán bộ) rất cụ thể về tỷ lệ dân số/quan lại. Từ đó, đưa ra quy ước, bộ này, phủ kia, hương nọ sẽ có bao nhiêu quan. Nay mọi thứ đã rất phát triển, song bộ máy của hệ thống chính trị vẫn khá cồng kềnh, nhiều nơi còn chồng chéo chức năng. Do đó, việc tinh gọn bộ máy của toàn hệ thống chính trị để nâng cao hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực thi công vụ là vấn đề có tính cấp bách.
Có lẽ, để công tác tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị phù hợp với thể chế và đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, cơ quan quản lý và hoạch định chính sách cần xây dựng được quy chế, tiêu chí hướng dẫn vấn đề này sao cho mội cách khoa học nhất.
Cạnh đó, muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế, cần phải gỡ bỏ tư duy “tổ chim”. Không thể để các bộ, ngành “ôm hết” vào mình, địa phương muốn làm phải “chạy đôn, chạy đáo” lên xin bộ. Vụ doanh nghiệp lắp ráp ô tô nước ngoài ở Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh hết thời gian thuê mặt bằng, doanh nghiệp họ muốn thuê thêm 5 năm, nhưng rào cản cơ chế không cho Thành phố tự quyết, đành phải “năm lần bảy lượt” gửi bộ chức năng, thế mà mãi vẫn không xong. Cực chẳng đã, trong chuyến làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với lãnh đạo Thành phố mới đây, Chủ tịch Phan Văn Mãi phải đề cập vấn đề này. Do đó, tạo cơ chế để “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” là một trong những tư duy đột phá về quản trị quốc gia.
Điều cần nhấn mạnh tạo cơ chế “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” không phải tạo ra “ốc đảo” hay “vương quốc riêng” cho các địa phương, mà đều phải dựa trên nguyên tắc Đảng lãnh đạo, quyền lực Nhà nước là thống nhất. Địa phương tự quyết, tự làm, tự chịu trách nhiệm dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công.
Nói ngắn gọn, tránh “tầng tầng, nấc nấc cơ chế quản lý”, làm lỡ thời cơ trong phát triển kinh tế. Bởi chỉ có địa phương mới biết lợi thế so sánh của mình là gì để quyết định đầu tư, phát triển. Bộ ngành chỉ quản lý về mặt quy hoạch, kỹ thuật chuyên môn, không thể làm thay cho địa phương: Đầu tư cái gì, đâu tư ra sao, bao nhiêu tiền?
Thời kỳ mới, tình hình mới thay đổi tư duy và hành động để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển, nhằm hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường là một đòi hỏi cấp bách. |
Nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đi được hơn 80% quãng đường, phía trước còn nhiều chông gai, nhưng chúng ta tin dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự điều hành năng động của Chính phủ và các cấp chính quyền, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân sẽ nỗ lực hết mình để hoàn thành các nhiệm vụ mà Đại hội XIII đề ra. Tạo tiền đề cho một nhiệm kỳ mới - nhiệm kỳ khởi đầu cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bằng những tư duy mới, hành động mới nhằm hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Với Thủ đô Hà Nội, phát huy những thành tựu đã đạt được trong 70 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt thành quả trong nhiệm kỳ Đại hội XVII; phát huy những giá trị lợi thế so sánh về cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng, quy mô kinh tế… với phương châm “Hà Nội là Thủ đô cả nước nên phải đi trước, về trước trong các phong trào”.
Chúng ta kỳ vọng và tin tưởng, Đảng bộ, chính quyền Thành phố sẽ tiếp tục đổi mới tư duy và phương thức lãnh đạo, đưa Thủ đô phát triển toàn diện, là Thành phố văn minh - văn hiến - hiện đại, đóng góp xứng đáng vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - vì một Việt Nam hùng cường, toàn vẹn lãnh thổ và hạnh phúc!
Bài viết cùng chủ đề
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mìnhNên xem
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú
Tin khác
Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
Bình luận 08/01/2025 13:17
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ
Bình luận 31/12/2024 08:14
Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!
Bình luận 26/12/2024 16:53
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25