Ký kết Hiệp định để tránh người lao động phải đóng song trùng bảo hiểm xã hội
Cần các gói hỗ trợ với quy mô lớn hơn, các biện pháp mạnh mẽ hơn để phục hồi kinh tế |
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 và Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, từ ngày 1/12/2018, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ tham gia BHXH bắt buộc và được thụ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; từ ngày 1/1/2022 sẽ tham gia và được thụ hưởng thêm 2 chế độ là hưu trí và tử tuất.
Cùng với quy định nêu trên của Việt Nam, từ ngày 1/1/2022, theo Luật Hưu trí quốc gia của Hàn Quốc, người lao động Việt Nam khi làm việc tại Hàn Quốc cũng sẽ tham gia và được thụ hưởng từ chương trình hưu trí quốc gia của Hàn Quốc.
Như vậy, việc bổ sung quy định áp dụng BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc mà còn góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam khi đi làm việc tại nước ngoài.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trình bày Tờ trình tại phiên họp. (Ảnh: VPQH) |
Tuy nhiên, quy định trên cũng phát sinh nghĩa vụ đóng song trùng BHXH, người lao động Việt Nam khi đi làm việc tại Hàn Quốc sẽ vừa phải đóng BHXH ở Việt Nam (theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội), vừa phải đóng BHXH theo Luật Hưu trí quốc gia của Hàn Quốc, cũng tương tự đối với người lao động Hàn Quốc khi làm việc tại Việt Nam.
Theo thông lệ quốc tế, các quốc gia sẽ giải quyết vấn đề nêu trên bằng việc thỏa thuận thông qua các Hiệp định song phương hoặc đa phương về BHXH. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc và số lao động Hàn Quốc đến Việt Nam làm việc ngày càng tăng.
Để đảm bảo tuân thủ pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc, tránh đóng song trùng BHXH, đồng thời tối ưu hóa quyền lợi của người lao động là công dân hai nước, từ năm 2015 đến nay, Chính phủ hai bên đã trao đổi, đàm phán và về cơ bản đã thống nhất nội dung dự thảo Hiệp định về BHXH giữa hai nước. Việc tiến tới ký kết Hiệp định là sự ghi nhận kết quả của quá trình đàm phán giữa Chính phủ hai nước.
Báo cáo thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà nêu rõ, Ủy ban Đối ngoại nhất trí về sự cần thiết ký Hiệp định này nhằm tránh tình trạng đóng BHXH hai lần, tối ưu hóa quyền lợi về BHXH cho người lao động mỗi nước, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền an sinh xã hội đã được ghi nhận trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966 của Liên hợp quốc.
Các thành viên UBTVQH biểu quyết đồng ý về nguyên tắc ký Hiệp định. (Ảnh: VPQH) |
Trong nội dung của dự thảo hiệp định có 2 nội dung chưa được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội. Đó là chưa quy định về thời gian đóng BHXH ở nước ngoài vào tổng thời gian đóng BHXH làm căn cứ để hưởng chế độ hưu trí. Luật cũng chưa quy định về việc xác định mức lương hưu hằng tháng đối với lao động nữ có dưới 15 năm đóng BHXH và lao động nam có dưới 20 năm đóng BHXH trong trường hợp cộng gộp thời gian đóng BHXH theo quy định của hiệp định.
Trên cơ sở tờ trình của Chính phủ và các văn bản có liên quan, Ủy ban Đối ngoại kiến nghị UBTVQH đồng ý việc Chính phủ ký Hiệp định, đồng thời đề nghị Chính phủ sớm đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội, nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và để Hiệp định này sớm được thực thi đầy đủ trên thực tế.
Thảo luận tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị Chính phủ có giải trình cụ thể hơn về các nội dung như thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí; cách tính hưởng chế độ hưu trí; việc áp dụng trực tiếp một phần Hiệp định; tác động của việc đóng hưởng đối với quỹ BHXH khi Hiệp định có hiệu lực…
Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu tại Việt Nam vẫn phải theo quy định của Luật BHXH Việt Nam và cần đánh giá tác động tới Quỹ BHXH của nước ta.
Kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết đồng ý về nguyên tắc ký Hiệp định Bảo hiểm xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Việc ký hiệp định phải phù hợp với chủ trương của Đảng về cải cách BHXH, phù hợp luật pháp Việt Nam, đẩy mạnh đàm phán ký kết hiệp định song phương về BHXH; góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề
Lợi quyền lao động 01/01/2025 19:45
Thưởng Tết Nguyên đán ở Hà Nội: Cao nhất 311 triệu đồng
Lợi quyền lao động 31/12/2024 22:12
Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:59
Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:55
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại
Lợi quyền lao động 28/11/2024 12:12
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?
Lợi quyền lao động 28/11/2024 11:47
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Lợi quyền lao động 07/11/2024 15:30
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025
Lợi quyền lao động 07/11/2024 14:28
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động
Emagazine 11/10/2024 20:58