Kỳ I: Gỡ "rào cản" nhà sinh hoạt cộng đồng tại các khu tái định cư
Hà Nội kiến nghị được áp dụng cơ chế đặc thù trong bồi thường, giải phóng mặt bằng | |
Quyền lợi chính đáng của người dân được đặt lên hàng đầu | |
Phải dành vị trí thuận lợi để người dân tái định cư |
Luôn quan tâm, sát sao
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố có 176 chung cư tái định cư, do 3 đơn vị vận hành là Công ty TNHH một thành viên Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội (quản lý 136 tòa); Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội - Handico (22 tòa); Ban Quản lý các công trình nhà ở và công sở thuộc Sở Xây dựng (18 tòa).
Trong số này, có khoảng 90 chung cư xây dựng trước thời điểm có Luật Nhà ở ban hành năm 2005 nên không có nơi sinh hoạt cộng đồng (luật này quy định các nhà chung cư bắt buộc phải có nhà sinh hoạt cộng đồng để phục vụ nhu cầu hội họp của cư dân).
Cư dân ở chung cư tái định cư kê ghế bên ngoài sân tòa nhà để hội họp. |
Tình trạng chung cư tái định cư "trắng" nhà sinh hoạt cộng đồng bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan, vì trước khi có Luật Nhà ở ban hành năm 2005, việc này chưa được quy định. Qua quá trình người dân đến sinh sống, sự bất tiện đã nảy sinh do không có nơi hội họp để bàn bạc việc chung. Vì thế, các hoạt động tập thể gắn kết cộng đồng cũng bị ảnh hưởng.
Nhằm khắc phục các tồn tại trên, theo Phó Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Sở Xây dựng Hà Nội Phạm Hữu Tiến, Từ cuối năm 2016, UBND thành phố đã chỉ đạo rà soát toàn bộ chung cư tái định cư do Nhà nước đầu tư bằng ngân sách. Qua rà soát, thành phố cũng cho phép chuyển đổi một phần diện tích kinh doanh dịch vụ bố trí làm nhà sinh hoạt cộng đồng cho cư dân. Việc bố trí diện tích sinh hoạt cộng đồng được thực hiện theo phương châm linh hoạt, tùy điều kiện cụ thể của từng tòa nhà, cụm tòa nhà nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho người dân...
Chủ trương này đã, đang được các đơn vị chức năng của thành phố triển khai quyết liệt, hiệu quả, với 117/176 tòa chung cư tái định cư đã được bố trí và bàn giao nhà sinh hoạt cộng đồng. Sự quan tâm kịp thời đó của thành phố khiến người dân phấn khởi và đồng tình cao.
Linh hoạt, tùy điều kiện
Để quản lý hiệu quả hơn nữa các nhà sinh hoạt cộng đồng tại các chung cư tái định cư sau bàn giao, mới đây, UBND thành phố đã ban hành Văn bản số 2285/UBND-STC giao UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn sau khi tiếp nhận tài sản công là diện tích nhà tầng 1 thuộc sở hữu nhà nước được bố trí sử dụng làm nhà sinh hoạt cộng đồng có trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng mục đích.
UBND thành phố cũng giao UBND quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng thường xuyên kiểm tra, giám sát; kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà sinh hoạt cộng đồng.
Dù vẫn còn "nghèo" thiết bị, nhưng nhà hội họp khu dân cư 19 được bố trí đưới tòa nhà tái định cư CT 1A, phường Định Công luôn hoạt động hết công suất từ sáng đến đêm. |
Văn bản này cũng nhấn mạnh, việc vận hành, bảo trì, sửa chữa đối với nhà sinh hoạt cộng đồng được thực hiện theo pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư và pháp luật khác có liên quan. Nguồn kinh phí vận hành, bảo trì, sửa chữa do cộng đồng dân cư tại chung cư tái định cư đóng góp, hỗ trợ từ ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác theo quy định.
Đối với việc bố trí một phần ki - ốt cho thuê thành nhà sinh hoạt công đồng, ông Phạm Hữu Tiến cũng cho biết thêm, tại Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND (ngày 23/8/2018), UBND thành phố cũng cho phép sử dụng nguồn thu từ hoạt động cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ thuộc sở hữu nhà nước tại các chung cư tái định cư hỗ trợ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung và một phần kinh phí quản lý, vận hành tòa nhà.
"Đây cũng là sự quan tâm thiết thực của thành phố, góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân dân tại các chung cư tái định cư. Do đó, nếu hiểu, không được dùng tầng 1 chung cư tái định cư vào mục đích kinh doanh, cho thuê là hoàn toàn chưa chính xác" – ông Phạm Hữu Tiến cho hay.
Đối với các chung cư không có diện tích kinh doanh dịch vụ để chuyển đổi, UBND thành phố đề nghị UBND các xã, phường, thị trấn xem xét bố trí địa điểm làm nơi sinh hoạt cộng đồng cho cư dân các tòa nhà này và phải đạt được sự đồng thuận của người dân. |
Kỳ II: Phát huy vai trò điểm gắn kết cộng đồng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Quận Hoàn Kiếm: Bảo đảm an ninh trật tự đêm Giao thừa
Trật tự đô thị 29/01/2025 01:45
Công an Hà Nội ứng trực 100% lực lượng phục vụ nhân dân đón Tết bình yên
Trật tự đô thị 28/01/2025 10:35
Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội
Trật tự đô thị 29/12/2024 17:45
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm
Trật tự đô thị 28/12/2024 16:12
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Trật tự đô thị 25/12/2024 19:31
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Trật tự đô thị 25/12/2024 09:49
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33