Kỳ cuối: Kỳ vọng nâng tầm chất lượng các dự án luật
Cần giảm những dự án "luật khung"
Có thể thấy, thời gian qua, đa số các Luật được Quốc hội thông qua là “luật khung”, phải có các bản hướng dẫn để triển khai là Nghị định, Thông tư. Tuy nhiên, với những Luật liên quan đến hình sự, nhiều người cho rằng Luật cần phải quy định chi tiết hơn. Đặc biệt, ngay bản thân Luật cần quy định chi tiết, cụ thể hóa các hành vi để ngăn chặn các loại tội phạm về hình sự, trong đó có các tội tham nhũng, tội vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm...
Trao đổi về vấn đề này, luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật, cho biết, hệ thống pháp luật của chúng ta hiện nay (xét trên góc độ pháp luật thực định) vẫn được xác định bao gồm một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ở nhiều cấp độ giá trị pháp lý khác nhau, do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật Hình sự. (Ảnh: Quốc hội). |
“Thực tiễn cho thấy, việc tồn tại song song luật và văn bản dưới luật nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật không chỉ là chuyện riêng ở Việt Nam, mà còn ở hầu hết các nước, kể cả các nước phát triển, có bề dày về xây dựng Nhà nước pháp quyền hàng trăm năm nay.
Vì vậy, khắc phục tình trạng “luật khung”, theo tôi không phải là ban hành tất cả các Luật cụ thể và chi tiết đến mức không cần văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, mà vấn đề là ở chỗ các nhà làm Luật phải biết lựa chọn chính xác cái gì cần phải được thể hiện trong Luật, cái gì có thể để ở các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành”, luật sư Diệp Năng Bình cho biết.
Luật sư Diệp Năng Bình cũng trao đổi thêm, việc đổi mới, khắc phục tình trạng “luật khung” là tất yếu, nhưng không phải là xoá bỏ và cũng không thể xoá bỏ được hiện tượng này, mà là hạn chế tình trạng này; không nên để xảy ra tình trạng “luật khung” một cách phổ biến. Đây là vấn đề cần phải được nhìn nhận một cách thực tiễn hơn, đó là sự phù hợp với thực tiễn kinh tế - xã hội và trình độ xây dựng Luật. Kinh nghiệm các nước đã chỉ rõ điều đó.
Để hạn chế các quy định có tính chất “khung” trong một đạo luật, hạn chế ban hành “luật khung” không phải là điều chúng ta không làm được. Pháp luật luôn lạc hậu hay nói cách khác luôn đi sau so với thực tiễn, Luật càng cụ thể, chi tiết thì càng dễ hiểu, dễ áp dụng, dễ đi vào cuộc sống. Nhưng việc dự liệu hết các tình huống pháp lý và quy định chi tiết cụ thể ngay trong một đạo luật là điều không thể. Điều quan trọng là việc ban hành văn bản hướng dẫn phải đúng luật, không có độ trễ.
Còn luật sư Trương Quốc Hòe - Trưởng Văn phòng luật sư Interla cũng cho rằng, mục đích của việc ban hành các văn bản dưới luật là nhằm quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật; các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành luật nhằm áp dụng phù hợp với các tình huống xảy ra trong thực tiễn.
Đơn cử, tại Bộ luật Hình sự hiện nay, việc xây dựng các văn bản hướng dẫn quy định cụ thể là điều cần thiết, giúp đảm bảo việc giải quyết vụ án trong thực tiễn được chính xác, đảm bảo sự thật khách quan cũng như quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của con người.
“Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn, cần yêu cầu các nhà làm luật tuân thủ đúng nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì mới xây dựng được các văn bản chất lượng, có tính bao quát, tính khả thi, dự đoán; nhằm hạn chế tối đa việc ban hành nhiều các văn bản dẫn đến sự chồng chéo, bất cập, mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật, gây khó khăn khi áp dụng trên thực tiễn”, luật sư Trương Quốc Hòe thông tin.
Kỳ vọng những quyết sách kịp thời
Bà Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII cho biết, trải qua quá trình hoạt động, Quốc hội nước ta đã luôn luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc; không ngừng phát huy vai trò, vị trí là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đóng góp to lớn và quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người dân đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội là thể hiện quyền, nghĩa vụ của mỗi cử tri trong việc lựa chọn những đại biểu có đủ đức và tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. |
Có thể thấy, qua mỗi khoá Quốc hội đều để lại những dấu ấn riêng và đều hoàn thành trọng trách mà nhân dân giao phó, thực hiện đúng chức năng lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Quốc hội các khoá đã luôn luôn nắm vững đường lối, quan điểm và các chủ trương, chính sách của Đảng để thể chế hoá thành luật pháp và vận dụng đúng đắn vào các hoạt động của Quốc hội. Đó là kết quả của sự gắn bó mật thiết giữa Quốc hội với nhân dân, nắm bắt đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị xác đáng của cử tri và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, làm cho Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Tương tự, ông Phạm Văn Hà (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội) cũng bày tỏ, những năm qua, Quốc hội tập trung xem xét và thông qua nhiều đạo luật quan trọng, bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, y tế, môi trường, an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của đất nước. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Bên cạnh đó, phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân; thúc đẩy phát triển kinh tế, tôn trọng quyền tự do kinh doanh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với nhiều nội dung đổi mới, tiến bộ, phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.
Cụ thể hóa và hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền công dân; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường hội nhập quốc tế.
“Tôi tin rằng, trog những kỳ họp tiếp theo, Quốc hội sẽ tiếp tục phát huy vai trò, tận tâm cống hiến vì lợi ích quốc gia và dân tộc, nói lên tiếng nói của nhân dân, hành động theo ý chí và nguyện vọng của nhân dân”, ông Phạm Văn Hà bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sự kiện 21/01/2025 15:18
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 21/01/2025 12:10
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô
Sự kiện 21/01/2025 10:54
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ
Sự kiện 21/01/2025 09:20
Báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng lớn của Đảng về "kỷ nguyên mới"*
Sự kiện 20/01/2025 22:13
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng tặng Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương
Sự kiện 20/01/2025 20:24