-->

Đề xuất chính sách phát triển giao thông công cộng trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa tổ chức cuộc họp chuyên đề “Rà soát, góp ý hoàn thiện các quy định về cơ chế huy động nguồn lực tài chính, đất đai; cơ chế đầu tư phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng”, nhằm đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần bổ sung cơ chế tiếp nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp Thành lập Tổ nghiên cứu, soạn thảo dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) Sửa Luật Thủ đô: Tập trung vào các quy định mang tính vượt trội, khác biệt, đặc thù

Dự cuộc họp có đại diện Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật - Bộ Tư pháp, các thành viên Tổ nghiên cứu, soạn thảo xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); các chuyên gia, nhà khoa học; đại diện một số Sở, ngành của thành phố Hà Nội.

Tại cuộc họp, ông Ngô Anh Tuấn, Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội, cơ quan thường trực tham mưu đề xuất nội dung Luật Thủ đô (sửa đổi) cho biết, trong thời gian vừa qua, Thành phố đã phối hợp với Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) và tham mưu Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội thông qua, đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, sửa đổi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Đồng thời, Bộ Tư pháp đã ban hành các quyết định về việc thành lập Tổ nghiên cứu, soạn thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và ban hành kế hoạch tổ chức nghiên cứu, xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Trên cơ sở đó, bộ phận thường trực của Tổ nghiên cứu, soạn thảo Luật đã xây dựng dự thảo lần thứ nhất Luật Thủ đô (sửa đổi).

Đề xuất chính sách phát triển giao thông công cộng trong Luật Thủ đô (sửa đổi)
Toàn cảnh cuộc họp.

Dự thảo Luật đã được tổ chức lấy ý kiến góp ý của các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, các chuyên gia, nhà khoa học; và đã được báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy.

Dự thảo Luật được kết cấu với 6 chương, 53 điều gồm: Chương I: Quy định chung, gồm 6 Điều; Chương II: Tổ chức Chính quyền Thành phố Hà Nội, gồm 11 Điều; Chương III: Xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô, gồm 17 Điều; Chương IV: Chính sách tài chính - ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô, gồm 5 Điều; Chương V: Vùng Thủ đô, gồm 6 Điều; Chương VI: Điều khoản thi hành, gồm 8 Điều.

“Hội nghị được tổ chức nhằm xin ý kiến góp ý của các thành viên tổ nghiên cứu, soạn thảo Luật Thủ đô, các đại biểu Thành phố về các điều khoản trong dự thảo Luật về các vấn đề liên quan đến quy hoạch, đầu tư xây dựng đô thị, nhà ở, việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược để phát triển các dự án TOD (Điều 18-20, Điều 27-32, Điều 37-39 của dự thảo Luật)”, ông Ngô Anh Tuấn nêu.

Tại cuộc họp, các chuyên gia đã cho ý kiến về quy hoạch, quy hoạch đường sắt đô thị và các điểm dự kiến phát triển đô thị theo mô hình TOD, cơ chế đầu tư, cũng như các vấn đề về đất đai, góp vốn bằng quyền sử dụng đất,…

Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đã trình bày đề xuất dự án xây dựng hệ thống đường sắt đô thị đồng bộ cho vùng lõi thành phố Hà Nội giai đoạn 2035 - 2050 kết hợp với chỉnh trang và phát triển đô thị hiệu quả theo mô hình TOD bằng nguồn lực trong nước kết hợp với công nghệ tiên tiến trên thế giới.

Đồng thời, Tiến sĩ Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam và Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Phó Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam cũng phát biểu quan điểm về vấn đề trên.

Đại diện Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội… đã trình bày ý kiến về cơ chế huy động nguồn lực tài chính, đất đai, cơ chế đầu tư phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng.

Kết luận tại cuộc họp, ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tư pháp tiếp thu toàn bộ nội dung cuộc họp để rà soát, bổ sung vào dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi. Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng lưu ý các Sở, ngành cần chú ý vấn đề liên quan đến đơn vị mình để tập hợp, củng cố các ý kiến liên quan, đồng thời, đơn vị chủ trì phải cùng biên tập, chắt lọc rồi chuyển lại cho bộ phận tổng hợp, Ban soạn thảo… với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định Dortmund vs M’Gladbach: Cuộc chiến cho tấm vé châu Âu

Nhận định Dortmund vs M’Gladbach: Cuộc chiến cho tấm vé châu Âu

Nhận định bóng đá trận Dortmund vs M'Gladbach diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 30 Bundesliga 2024/25. Với phong độ khởi sắc cùng hàng công đang thăng hoa, Dortmund có cơ hội lớn để giành trọn 3 điểm và vượt qua chính M’Gladbach trên bảng xếp hạng.
Nhận định AC Milan vs Atalanta: Trận chiến sinh tử tại San Siro

Nhận định AC Milan vs Atalanta: Trận chiến sinh tử tại San Siro

Nhận định bóng đá trận Milan vs Atalanta diễn ra vào lúc 01h45 ngày 21/4 trong khuôn khổ vòng 33 Serie A 2024/25. Khi mà hai đội đều đang phải vật lộn để duy trì vị trí trong top 7, ba điểm tại San Siro sẽ mang tính sống còn.
Nhận định Real Madrid vs Bilbao: Thử thách khắc nghiệt cho Los Blancos

Nhận định Real Madrid vs Bilbao: Thử thách khắc nghiệt cho Los Blancos

Trận đấu giữa Real Madrid vs Bilbao trong khuôn khổ vòng 32 La Liga sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 21/4. Dù Real Madrid vẫn được đánh giá nhỉnh hơn nhờ đẳng cấp và lợi thế sân nhà, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, họ sẽ phải rất nỗ lực mới có thể vượt qua được Bilbao.
Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại

Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại

Sau đợt tăng giá “khủng” vừa qua, giới chuyên gia cho rằng, vàng có thể sẽ chứng kiến một đợt điều chỉnh trước khi tăng giá trở lại.
Giá vàng hôm nay (20/4): Giá vàng trong nước giảm sâu, nguy cơ lỗ tiềm ẩn

Giá vàng hôm nay (20/4): Giá vàng trong nước giảm sâu, nguy cơ lỗ tiềm ẩn

Giá vàng hôm nay (20/4): Dù giá vàng thế giới ổn định, giá vàng trong nước vẫn lao dốc mạnh, giảm tới 6 triệu đồng/lượng. Rủi ro vẫn tiềm ẩn khi chênh lệch mua vào - bán ra quá cao.
Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động