Kỳ cuối: Gìn giữ những mảnh hồn quê: Giải pháp nào gắn bảo tồn với phát triển?
Gìn giữ những mảnh hồn quê: “Chóng mặt” với lối sống thời đô thị hóa (Kỳ 2) | |
Kỳ 1: Làng xưa, nhà cổ... trước nguy cơ không còn |
Kế thừa những nét văn hóa đẹp
Trao đổi với Báo Lao động Thủ đô về sự đổi thay của các làng quê trong thời kỳ đô thị hóa, Tiến sĩ văn hóa Nguyễn Thị Hồng, Trưởng khoa Văn hóa học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhận định từ những thay đổi kiến trúc làng quê, nếp nhà cổ được thay thế bởi nhà cao tầng khang trang đến lối sống chân chất của hồn quê đang dần biến đổi cho thấy văn hóa làng quê của người Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng giữa xưa và nay khác nhau rất nhiều.
Lễ hội làng Bình Đà (huyện Thanh Oai), nơi giữ những giá trị truyền thống tưởng nhớ công ơn của Quốc tổ Lạc Long Quân. |
Có những thứ từng phù hợp nhưng đến nay không phù hợp nữa, có những thứ xưa kia là mỹ tục nay trở thành hủ tục. Đặc biệt, nếp sống ngày nay cũng thay đổi, lối sống của người Việt xưa là lối sống duy tình nay bổ sung thêm duy lý, chất lượng sống được nâng lên rất rõ. Khi giá trị sống, nếp sống, chất lượng sống thay đổi có ý nghĩa rất lớn, tạo nên xung lực để giải phóng năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân, khơi dậy nguồn năng lượng trong đời sống văn hóa dân tộc để cho mỗi con người vừa là chủ thể tạo ra những giá trị mới vừa là khách thể tận hưởng giá trị đó, để cho người dân xây dựng văn hóa mới.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng xuất hiện những tiêu cực, sự biến đổi quá nhanh khiến chúng ta chưa kịp định hình để xây dựng những chuẩn mực của giá trị mới. Đây là điều khó, cái cũ chúng ta có thể thay đổi nhưng cái mới chúng ta chưa đủ thời gian, chưa đủ độ chín, chưa đủ độ kết tinh, lắng sâu để xác định được, dẫn tới trường hợp ngay trong văn hóa lối sống người ta không phân biệt được cái gì là tốt, cái gì là xấu. Cá nhân trỗi dậy quá mạnh làm cho tính cộng đồng mất đi và bị tổn thương. Khi đô thị hóa kéo về vùng nông thôn, thế hệ trẻ quá chú trọng vào thể hiện cá tính làm xuất hiện những thành phần bất hảo dễ dẫn đến suy thoái đạo đức.
Chia sẻ về sự khác nhau giữa văn hóa, nếp sống làng quê xưa và nay, Tiến sĩ văn hoá Nguyễn Thị Hồng, Trưởng khoa Văn hóa học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho biết: “Trong những điều biến đổi chung theo xu thế tất yếu khách quan đó có sự biến đổi của Hà Nội. Hà Nội biến đổi kinh khủng và quá nhanh nên chịu một áp lực rất lớn. Các vùng ngoại thành thay da đổi thịt hàng ngày, biểu hiện nhìn rõ nhất là các trung tâm công nghiệp, các khu đô thị ngày càng mở rộng.
Kéo theo đó là quá trình đô thị hóa mạnh mẽ đến những hệ lụy khôn lường, bề ngoài nhìn thấy khang trang nhưng phía bên trong, những giá trị truyền thống đang mất một cách quá nhanh nên không ổn định. Những cư dân của đô thị lại không quen với văn hóa lối sống đô thị, họ vứt rác bừa bãi, vẽ bậy, cạnh tranh lẫn nhau… từ đó hàng xóm trở thành xích mích. Quá trình đô thị hóa đang làm cho lối sống của người Hà Nội xuất hiện những vấn đề chúng ta phải đối mặt. Tuy nhiên đối mặt không phải để ngăn chặn bởi đó là quy luật tất yếu khách quan mà chúng ta phải đối mặt để phân định cho minh bạch, rõ ràng để cái gì tốt chúng ta kế thừa, cái gì không tốt chúng ta loại bỏ, cái gì làm được thì chúng ta có thể tuyên truyền nhân rộng”.
Để bảo tồn cần những giải pháp mềm mại
Có thể khẳng định các nếp sống, văn hóa ở làng quê có giá trị rất lớn. Ngày xưa các cụ thường có câu “Bán anh em xa mua láng giềng gần” là tạo nên tinh thần đoàn kết tối lửa tắt đèn có nhau, đó là điều đặc trưng của văn hóa ở làng quê, thế nhưng bây giờ vấn đề tình làng nghĩa xóm đang nhạt nhòa đi rất nhiều. “Bây giờ nhiều người nói đó là sự bắt buộc của thời đại công nghệ 4.0, những khái niệm đó đúng với khoa học kĩ thuật. Theo tôi đừng rẻ rúng trái tim con người bằng cách lập trình cho cả trái tim.
Ngày xưa chỉ cần một cánh bướm trắng thôi cũng đủ tạo nên một giấc mộng đẹp để kết nối, để giao duyên, hình thành một nếp sống, văn hóa làng quê hết sức phong phú, hữu tình hợp ý, đó là đặc trưng của nét văn hóa lúa nước đồng bằng Bắc Bộ”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng chia sẻ.
Khi phương thức sản xuất thay đổi, quan hệ sản xuất thay đổi, cách thức làm nghề thủ công của những bậc cao niên trong các làng nghề cũng khác. Với hàng thủ công, trước đây nghệ nhân khi làm gửi gắm vào đó là khát vọng, sự trân trọng, chẳng hạn như với nghề thêu, nghệ nhân không chỉ thêu bằng chỉ, bằng màu mà thậm chí là bằng máu, bằng cả nhiệt huyết đam mê, đó là tinh hoa của nghề truyền thống, đậm nét văn hóa góp phần khẳng định những giá trị truyền thống dân tộc. Bây giờ tất cả đều là máy móc công nghiệp, do đó nguy cơ rất lớn là làng nghề sẽ mất đi thương hiệu, mất đi bản sắc.
“Cái gì mất đi cũng là sự nuối tiếc, nhất lại là văn hóa mất đi, bởi đã mất đi thì không thể lấy lại được. Giữa việc cuốn trôi theo sự hiện đại và đứng lại để níu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tạo nên một nghịch cảnh. Nếu dừng lại là tự đào thải, nếu không chậm một chút chúng ta sẽ bỏ rơi các giá trị, sống nhanh là tốt bởi có thể tận dụng được thời gian nhưng chỉ có sống chậm mới hiểu hết và lưu giữ được những giá trị truyền thống. Vì thế những làng cổ Hà Nội đang dần mất đi giá trị do bộ mặt, cấu trúc, tổ chức làng đến nay lỏng lẻo hoặc không còn nữa”, Tiến sĩ Hồng trăn trở.
Trước những trăn trở đó, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng cho biết để lưu giữ những nét văn hóa đẹp ở làng quê, nhiệm vụ là những người của thế hệ trước cần trao truyền những kí ức biểu tượng đặc trưng củ̉a làng quê để những thế hệ sau nhớ rằ̀ng cha ông ta đã có thời kỳ lịch sử như thế. Tức là không phải giữ nguyên nó mà biến nó thành một biểu tượng giá trị tinh thần như một thông điệp của lịch sử để kết nối với tương lai. Đối với các làng nghề, nghệ nhân chế tác ngoà̀i việc chế tác theo nhu cầu còn phải biết trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc bảo tồn văn hóa.
“Giá trị là truyền thống mà truyền thống phải tiếp nối đến hiện tại và tương lai, chứ không thể đứt đoạn được. Biện pháp lớn nhất là phải giáo dục nhưng làm thế nào để giáo dục mới là điều quan trọng, phải có những người tâm huyết, đam mê, phải sử dụng hiệu quả nhất phương tiện báo chí truyền thông. Trong đời sống văn hóa, không phải lúc nào cũng đúng và sai mà có một phạm trù mềm nhưng rất hiệu quả trong quản lý văn hóa đó là nên hay không nên.
Văn hóa của chúng ta nếu nói phải thế này thì sẽ chống đối, nhưng nếu nói nên thế này sẽ toàn tâm toàn ý, nếu chúng ta thực sự muốn nông thôn được hiện đại, chúng ta phải hiểu biết về nó thực sự sâu xa, nông thôn là thế nào, người nông dân là thế nào… cần hiểu đến tận cùng ngọn nguồn. Do đó đòi hỏi sự am hiểu, sự tâm huyết đam mê và sự hi sinh của những người làm công tác quản lý, đó là những giải pháp mềm mại của bài toán bảo tồn và phát triển”, Tiến sĩ Hồng khẳng định.
N.Hoa – P.Ngân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Tin khác
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 10:32
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 20:53
Ông Nguyễn Tiến Cường được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND huyện Thanh Trì
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 19:42
Hà Nội chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu tư bất động sản
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 17:15
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 15:37
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 14:07
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:28