Kỳ cuối: Để người lao động ổn định cuộc sống, yên tâm làm việc
Kỳ 3: Nâng cao kiến thức, vững chắc tay nghề | |
Kỳ 2: San sẻ khó khăn cùng người lao động | |
Kỳ 1: Yên tâm vì có Công đoàn |
Chất lượng các khu nhà trọ công nhân ngày càng nâng cao
Thực tế cho thấy, nhu cầu về đảm bảo chất lượng cuộc sống, trong đó có nhu cầu về nơi ở đảm bảo an ninh trật tự, chất lượng dịch vụ tốt… của công nhân lao động (CNLĐ) thuê trọ ngày càng được nâng cao. Nắm bắt được nhu cầu đó, nhiều chủ nhà trọ đã chủ động nâng cao chất lượng phòng cho thuê, nâng cao chất lượng dịch vụ và xây dựng môi trường sống lành mạnh, thân thiện tại các nhà trọ. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của CNLĐ và níu chân người thuê trọ.
Khu nhà ở công nhân tại xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) đã và đang đáp ứng chỗ ở cho hàng nghìn CNLĐ |
Đơn cử như tại nhà trọ của bà Nguyễn Thị Thanh tại xã Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội), hiện có hơn 30 phòng trọ và phần lớn là các gia đình CNLĐ thuê trọ, mọi người ở đây sống hòa thuận, nghĩa tình và đoàn kết như một đại gia đình. Theo quan sát, các phòng trọ tại đây được xây dựng khép kín, khang trang, rộng rãi, thoáng mát, có sân chơi chung, cổng nhà trọ được làm chắc chắn để đảm bảo an ninh. Đặc biệt, các phòng trọ đều được lắp đặt điều hòa để phục vụ nhu cầu của người thuê trọ trong mùa nắng nóng…
Chị Hồ Thị Bằng, công nhân Công ty Daiwa (KCN Thăng Long) là người có thâm niên thuê trọ tại đây chia sẻ: “Trước đây, khi hai vợ chồng tôi mới đến làm việc tại KCN Thăng Long cũng đã chuyển một vài chỗ trọ vì nhiều lý do như giá điện, nước quá cao, mất an ninh trật tự, phòng trọ chật hẹp, ẩm thấp… Nhưng từ khi chuyển đến đây, thấy không gian vừa yên tĩnh lại an toàn, chủ nhà trọ cũng rất nhiệt tình và gần gũi.
Mỗi dịp Trung thu, chủ nhà trọ đều ủng hộ tiền để cả xóm cùng nhau tổ chức cho các con ăn uống và nhận quà, rồi ngày lễ tết cũng có lì xì cho từng con em của CNLĐ thuê trọ. Đặc biệt, những người thuê trọ ở đây luôn hòa đồng, thân thiện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau nên gia đình tôi đã quyết định ở lâu dài, cho đến nay cũng đã hơn chục năm. Có chỗ ở ổn định nên vợ chồng tôi cũng yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.”
Bên cạnh đó, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ người thuê trọ, chính quyền địa phương cũng đã có sự tích cực vào cuộc. Ông Hoàng Đức Khang, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội), một trong những địa phương có đông CNLĐ thuê trọ cho biết, UBND xã đã đề nghị các chủ nhà trọ ký cam kết không tăng giá điện đối với người thuê trọ; cung cấp 100% nước sạch cho các hộ dân trên địa bàn xã; đề nghị các tiểu thương kinh doanh, buôn bán thực phẩm trên địa bàn xã ký cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường…
Hơn nữa, trên địa bàn xã Kim Chung và các các xã lân cận như Hải Bối, Kim Nỗ đang triển khai mô hình nhà trọ an toàn và thân thiện, tại đây, người thuê trọ sẽ được đảm bảo an ninh trật tự và được sống trong môi trường lành mạnh, thân thiện. Ngoài ra, người thuê trọ cũng sẽ được thường xuyên tuyên truyền về các kiến thức pháp luật, chăm sóc sức khỏe, phòng cháy chữa cháy… và được hưởng nhiều lợi ích thiết thực khác.
Ngoài ra, thời gian qua, mô hình tổ công nhân tự quản tại các khu trọ có đông CNLĐ thuê trọ cũng đã và đang được triển khai hiệu quả, góp phần giúp CNLĐ ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất.
Với đặc thù là một trong những địa phương có đông CNLĐ thuê trọ và hiện đang có 21 tổ công nhân tự quản, ông Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Công đoàn cơ quan xã Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ, từ khi thành lập tổ công nhân tự quản, hoạt động của CNLĐ tạm trú tại các nhà trọ trên địa bàn xã đã đi vào nề nếp và có tổ chức. Qua các buổi sinh hoạt chung, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong CNLĐ đã thay đổi rất nhiều, không còn tình trạng “phòng ai người nấy biết”, mọi người quan tâm đến nhau hơn, chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn.
Để có được kết quả đó, Công đoàn cơ quan xã đã thường xuyên phối hợp cùng với các thôn, khu dân cư để chỉ đạo và duy trì các hoạt động của tổ công nhân tự quản theo quy chế; phối hợp với các ngành chức năng tích cực, chủ động tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội tại nhà trọ công nhân bằng các hình thức tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế, gắn với các hoạt động, phong trào của tổ chức Công đoàn.
Các tổ công nhân tự quản cũng thường xuyên tổ chức và duy trì các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao như bóng chuyền hơi, bóng bàn…; thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật trong CNLĐ. Nhờ đó, tình hình an ninh trật tự tại các tổ tự quản ở khu nhà trọ công nhân tương đối ổn định, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống và bài trừ tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác trong CNLĐ.
Nỗ lực hiện thực hóa giấc mơ an cư của CNLĐ
Với sự quan tâm của thành phố Hà Nội và các doanh nghiệp, hiện nay, trên địa bàn Thủ đô Hà Nội có các khu nhà ở dành cho CNLĐ thuê gồm: Khu nhà ở công nhân tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, được UBND thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng đáp ứng khoảng 13.350 chỗ ở cho CNLĐ tại KCN Thăng Long.
Cạnh đó, tại KCN Phú Nghĩa, Công ty Cổ phần tập đoàn Phú Mỹ cũng xây dựng nhà ở cho CNLĐ đang làm việc trong KCN, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 28.000 CNLĐ; Công ty TNHH điện tử Meiko Việt Nam cũng đã xây dựng nhà ở cho công nhân, đáp ứng được chỗ ở cho khoảng 3.000 CNLĐ; Tại KCN Thạch Thất – Quốc Oai, Công ty TNHH Young Fast đã xây dựng nhà ở cho công nhân, đáp ứng khoảng 3.200 chỗ ở cho CNLĐ.
Những khu nhà ở dành cho công nhân đã góp phần thiết thực vào việc đáp ứng nhu cầu của CNLĐ về một chỗ ở an toàn, nhiều tiện ích, giúp họ ổn định cuộc sống và gắn bó lâu dài với công ty.
Được tạo điều kiện thuê phòng với giá ưu đãi tại khu nhà ở công nhân (Kim Chung, Đông Anh) và được thụ hưởng nhiều tiện ích thiết thực, chị Trần Thị Hải, công nhân đang làm việc tại Công ty Panasonic (KCN Thăng Long) bày tỏ sự hài lòng: “Tôi cùng 3 công nhân khác đang thuê một căn hộ tại tòa D5, diện tích căn hộ hơn 40m2, giá thuê ưu đãi là 480.000 đồng/tháng. Căn hộ rất khang trang, sạch đẹp và thoáng mát, khác hẳn với những phòng trọ mà chúng tôi đã từng thuê, chật chội, ẩm thấp, mùa hè thì nóng nực.”
Trung bình một tháng, cả tiền thuê căn hộ, tiền điện, nước, phí vệ sinh môi trường, tiền điện công cộng, tiền gửi xe, hết khoảng 1.600.000 đồng, chia cho 4 người. Tính ra, chi phí rẻ hơn rất nhiều so với thuê trọ ở ngoài. Hơn nữa, thuê căn hộ tại khu nhà ở công nhân rất an toàn và yên tĩnh, lại có rất nhiều tiện ích.
Đơn cử như được lắp đặt mạng wifi hay ngay trong khu nhà ở có rất nhiều cửa hàng tiện ích với đủ loại nhu yếu phẩm cần thiết, giá cả phải chăng, chất lượng đảm bảo lại tiện đi lại mua sắm… Được thành phố và công ty tạo điều kiện có chỗ ở an toàn và được hưởng nhiều tiện ích, CNLĐ chúng tôi sẽ gắn bó lâu dài và tập trung làm việc, nâng cao năng suất lao động, góp phần vào sự phát triển chung của công ty” – chị Hải bày tỏ.
Ngoài việc xây dựng các khu nhà ở dành cho CNLĐ thuê, trong những năm qua, thực hiện kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao giai đoạn 2016 – 2020, thành phố Hà Nội có trách nhiệm xây hơn 6 triệu m2 nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp và CNLĐ.
Trong nhóm nhà ở dành cho công nhân, UBND thành phố Hà Nội đã phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam, bố trí quỹ đất 2% còn lại tại các khu đô thị, xây dựng và thiết kế nhà ở cho công nhân theo tiêu chuẩn Tổng LĐLĐ Việt Nam đưa ra và theo kế hoạch được Thủ tướng phê duyệt.
Đến nay, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện 48 dự án với khoảng 3,4 triệu m2 nhà ở xã hội, trong đó 6 dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Để hoàn thành kế hoạch đặt ra, từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện các dự án xây dựng nhà ở xã hội với khoảng hơn 2,7 triệu m2.
UBND thành phố Hà Nội cũng sẽ phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam xây dựng nhà thiết chế đầu tiên tại huyện Quốc Oai vào cuối năm 2019 cho công nhân Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Tất cả nhằm đáp ứng nhu cầu sở hữu nhà ở của CNLĐ để họ an cư lạc nghiệp.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49