Kỳ 3: Tấm khiên Công đoàn
Giáo dục chính trị, tư tưởng - nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách bảo vệ giai cấp công nhân Kỳ 2: Nhận diện thách thức trong tình hình mới |
Nắm chắc tình hình công nhân
Là doanh nghiệp có đông công nhân lao động đóng tại Khu Công nghiệp Thăng Long, thời gian qua, quan hệ lao động tại Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam luôn hài hòa, ổn định, bởi Ban Chấp hành Công đoàn Công ty đã phát huy tốt vai trò nắm bắt tình hình, tư tưởng công nhân lao động và đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, ông Nguyễn Minh Sơn - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam cho biết, để nắm bắt tình hình, tư tưởng của công nhân lao động, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty đã triển khai nhiều hình thức phù hợp để ghi nhận ý kiến, tâm tư, nguyện vọng, đề xuất của người lao động. Cụ thể, thông qua tổ Công đoàn tại các phòng, ban, phân xưởng; hòm thư góp ý; đơn kiến nghị; phiếu thăm dò… Công đoàn tập hợp nội dung thông tin, ý kiến nào chính đáng, cần giải quyết ngay thì Ban Chấp hành Công đoàn sẽ tổ chức các cuộc gặp, nói chuyện trực tiếp với lãnh đạo Công ty để giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Công đoàn Công ty cũng thường xuyên thông tin đến người lao động về tình hình sản xuất kinh doanh, chính sách đảm bảo đời sống việc làm cho người lao động của Công ty để người lao động hiểu và có những đề xuất, kiến nghị phù hợp.
Cán bộ Công đoàn phối hợp với lực lượng Công an nắm bắt tình hình công nhân lao động và tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật tại khu nhà trọ công nhân. |
“Phải khẳng định rằng, với việc thường xuyên lắng nghe, ghi nhận và kịp thời giải đáp thỏa đáng những kiến nghị, vướng mắc của người lao động; bên cạnh đó là tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người lao động nắm rõ các quy định của pháp luật, tình hình sản xuất kinh doanh và chế độ chính sách của Công ty đã góp phần giúp người lao động hiểu và gắn bó với doanh nghiệp. Quan trọng hơn là góp phần tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động và giữ vững mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp. Từ đó, vai trò của Công đoàn được người sử dụng lao động và người lao động ghi nhận, đánh giá cao”, ông Nguyễn Minh Sơn chia sẻ.
Ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội cho biết, Công đoàn các KCN&CX Hà Nội hướng dẫn Công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức Hội nghị Người lao động, Hội nghị Đối thoại tại nơi làm việc, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quan hệ lao động, hạn chế đến mức thấp nhất tranh chấp lao động và ngừng việc tập thể xảy ra. Xây dựng, thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện Thỏa ước lao động tập thể để “Quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn” cho người lao động. Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đó đã góp phần ngăn chặn nguy cơ phát sinh tranh chấp lao động và ngừng việc tập thể, tình hình an ninh trật tự được đảm bảo.
Bên ngoài doanh nghiệp, tại các địa phương nơi có đông công nhân lao động thuê trọ, công tác này cũng được đặc biệt chú trọng. Tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội, ông Nguyễn Văn Thiệu - Chủ tịch Công đoàn xã cho biết, trên địa bàn xã có gần 4.000 công nhân lao động thuê trọ, trên 330 hộ thuê trọ và có 25 Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân. Với đặc thù là địa phương có đông công nhân lao động thuê trọ, Công đoàn xã đã phối hợp với chính quyền triển khai đồng bộ các giải pháp để tuyên truyền đến nhân dân và công nhân lao động thuê trọ. Cụ thể, đều đặn hàng ngày vào các khung giờ cố định, loa phát thanh lại phát đi những bản tin về tình hình kinh tế - xã hội, trong đó lồng ghép thông tin tuyên truyền về đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, nhất là tại những khu nhà trọ có đông công nhân lao động.
Công nhân lao động thuê trọ đọc sách, báo, tìm hiểu kiến thức pháp luật tại Tủ sách Công đoàn. |
Công đoàn xã Hải Bối cũng phối hợp với Ủy ban nhân dân và Công an xã tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước bằng nhiều hình thức, như: Thiết lập nhóm Zalo với sự tham gia của các chủ nhà trọ, thông qua chủ nhà trọ tuyên truyền đến công nhân thuê trọ; hoặc qua công tác đăng ký tạm trú tạm vắng để tuyên truyền trực tiếp cho công nhân; thông qua công tác thu phí vệ sinh môi trường để tuyên truyền đảm bảo an ninh trật tự, vận động lắp Camera để quản lý, hỗ trợ xử lý khi xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự; tuyên truyền qua Tủ sách pháp luật, Tủ sách Công đoàn đặt tại khu nhà trọ và Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân; tuyên truyền qua cổng thông tin điện tử của thôn, xã…
“Thực tế cho thấy, thái độ của công nhân khi tiếp nhận các thông tin tuyên truyền là rất tích cực. Thông qua tuyên truyền, công nhân nhận thức và có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản của mình và có trách nhiệm bảo đảm an ninh trật tự tại nơi ở. Nhờ đó, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã nói chung và tại các khu nhà trọ có đông công nhân thuê trọ nói riêng cơ bản ổn định. Nhiều công nhân thấy được tình hình an ninh trật tự tốt nên thuê trọ lâu dài”, ông Thiệu cho hay.
Để công nhân ổn định tư tưởng, yên tâm lao động
Theo Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước và lao động khu vực phi chính thức. Hiện, trên địa bàn Thành phố có khoảng 250 nghìn doanh nghiệp, với trên 2,7 triệu lao động.
Theo Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh, LĐLĐ Thành phố và Công an Thành phố đã và đang phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” góp phần đảm bảo ổn định tình hình quan hệ lao động không xảy ra tình trạng đình công, ngừng việc, tranh chấp lao động phức tạp gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội. |
Qua khảo sát, nắm bắt tình hình thực tế, đời sống của phần lớn người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố còn nhiều khó khăn do thu nhập thấp, đặc biệt từ khi bùng phát đại dịch Covid-19. Quan hệ lao động trong doanh nghiệp vẫn còn tiềm ẩn nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết; tình trạng tranh chấp lao động còn diễn ra phức tạp... Ngoài ra, công nhân ở các khu công nghiệp phải làm theo ca, việc đi lại diễn ra cả ngày lẫn đêm; số công nhân thuê trọ, tạm trú không cố định lâu dài nên rất khó khăn trong công tác quản lý. Tình hình an ninh trật tự tại nơi có công nhân thuê trọ có chiều hướng phức tạp, nhất là phát sinh những mâu thuẫn trong sinh hoạt, vay nợ.
Xuất phát từ thực tế đó, LĐLĐ Thành phố và Công an Thành phố đã phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng, duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động các Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân, Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, tạo thành sức mạnh tổng hợp, nắm chắc tình hình, triển khai nhiều hoạt động thiết thực góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo môi trường thuận lợi, an toàn để công nhân, viên chức, lao động sống, làm việc, cống hiến, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ. Đồng thời, chú trọng công tác tuyên truyền, chủ động trao đổi thông tin về tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, tình hình CNVCLĐ trong các cơ quan, doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới.
Hằng năm, LĐLĐ Thành phố phối hợp với Công an Thành phố tổ chức hàng nghìn buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tới cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ; phát động xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; tuyên truyền quy định về quản lý nhân khẩu, đăng ký tạm trú, tạm vắng; tuyên truyền về phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, bảo đảm an toàn giao thông; tham gia phát hiện và tố giác tội phạm, thông báo tình hình hoạt động của các loại tội phạm trên địa bàn, nâng cao tinh thần cảnh giác của công nhân lao động trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch... góp phần giúp công nhân lao động ổn định tư tưởng, yên tâm lao động sản xuất.
Cán bộ Công đoàn xã Hải Bối phối hợp với lực lượng Công an tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật cho công nhân lao động thuê trọ trên địa bàn xã. |
Việc phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mô hình “Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân” được triển khai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đến nay, trên địa bàn Thành phố đã có 92 Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân với trên 20.000 công nhân lao động. Đa số các Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân đã xây dựng được Quy ước và lịch sinh hoạt hằng tháng, quý. Các Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở, góp phần trong công tác phòng ngừa đấu tranh với các loại tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật.
Tại nhiều Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân đã được LĐLĐ thành phố Hà Nội đầu tư trang bị Tủ sách Công đoàn với nhiều đầu sách, gồm: Sách tuyên truyền, phổ biến pháp luật như Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội; tuyên truyền các chế độ chính sách; các báo thuộc hệ thống Công đoàn; ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền của tổ chức Công đoàn phát hành; sách văn học, giải trí… Nhằm giúp công nhân thuê trọ có điều kiện cải thiện đời sống văn hóa tinh thần và cập nhật kiến thức liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân.
“Trong thời gian tới, LĐLĐ thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khảo sát, đăng ký, triển khai xây dựng mới, sửa sang, trang trí Tủ sách Công đoàn, vận động chủ nhà trọ, chủ doanh nghiệp dành địa điểm sinh hoạt chung cho công nhân để đặt Tủ sách với mục tiêu hầu hết các Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân, Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân trên địa bàn đều có Tủ sách phục vụ công nhân lao động”, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh cho biết.
Ghi nhận thực tế tại các Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân cho thấy, việc đảm bảo an ninh trật tự được các chủ nhà trọ đặt lên hàng đầu. Đơn cử như tại khu nhà trọ của gia đình ông Hà Quang Kỉnh - một trong nhiều Tổ tự quản trên địa bàn xã Kim Chung, huyện Đông Anh, đã ban hành nội quy của khu nhà trọ và nội quy nêu rõ: Người đến thuê trọ phải xuất trình giấy tờ tùy thân để làm thủ tục đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú với cơ quan Công an; không được có hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự công cộng tại khu trọ; có ý thức phòng cháy chữa cháy; khu nhà trọ khóa cửa lúc 23h và mở cửa lúc 5h...
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội nắm bắt tình hình hoạt động của các “Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân”. |
Anh Nguyễn Quang Bảy (quê Thanh Hóa), công nhân đang làm việc tại Khu Công nghiệp Thăng Long và đang thuê trọ tại xã Kim Chung chia sẻ: “Vợ chồng tôi ra Hà Nội làm công nhân từ năm 2016 và thuê trọ tại đây đến nay. Ở đây thực sự rất yên tâm, mọi người thường xuyên được nhắc nhở về thực hiện nội quy khu trọ, được tuyên truyền về kiến thức pháp luật và cách nhận biết, phòng tránh các loại tội phạm… vì vậy, an ninh trật tự được đảm bảo. Ngoài ra, tại khu trọ được trang bị Tủ sách Công đoàn với đa dạng đầu sách giúp tôi có cơ hội nâng cao kiến thức cho bản thân. Có chỗ thuê trọ ổn định và môi trường sống an toàn, chúng tôi cũng yên tâm lao động sản xuất và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp”.
Theo Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh, thông qua việc phối hợp triển khai hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” đã góp phần đảm bảo ổn định tình hình quan hệ lao động tại địa phương, không xảy ra tình trạng đình công, ngừng việc, tranh chấp lao động phức tạp gây mất an ninh trật tự; đồng thời, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.
“Xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, là trách nhiệm của Đảng, của cả hệ thống chính trị, tổ chức Công đoàn, của doanh nhân và công nhân lao động. Cần tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng giai cấp công nhân, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, sự đồng thuận xã hội và thống nhất hành động để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động” - (Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09/1/2016 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất). |
Kỳ cuối: Tăng “đề kháng” - việc không thể chậm trễ!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49