Kỳ 2: Tỉnh táo để không bị sập bẫy
Kỳ 1: Sập bẫy “tín dụng đen” | |
Sa lưới pháp luật vì thuê xã hội đen đòi nợ | |
Nhận diện “tín dụng đen” |
Các tổ chức “tín dụng đen” thường dùng mọi chiêu trò để lách luật, thêm vào đó, người đi vay còn thiếu kiến thức hiểu biết về pháp luật nên dễ dàng sập bẫy “tín dụng đen”. Theo Luật sư Nguyễn Văn Dũng – Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định mức lãi suất trần để xác định dấu hiệu của tội phạm cho vay nặng lãi.
Các tổ chức “tín dụng đen” dùng mọi chiêu trò để người vay sập bẫy. |
Cụ thể, Điều 201Bộ Luật Hình sự 2015 quy định: Người nào cho vay lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ Luật Dân sự hưởng lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên là có dấu hiệu phạm tội này. Trong khi đó, trần lãi suất theo quy định tại Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 là khoảng 20%/năm, tức khoảng gần 1,7%/tháng. Như vậy, cho vay với lãi suất từ 8,5%/tháng trở lên là có thể bị xử lý về hành vi cho vay nặng lãi.
Mặc dù, Bộ Luật Hình sự 2015 đã cụ thể hơn đối với các tội cho vay nặng lãi, tuy nhiên, các chủ “tín dụng đen” thường chia nhỏ số tiền cho vay nên khó chứng minh họ thu lợi trên 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, các chủ “tín dụng đen” cũng đối phó bằng cách không ra mặt, giao cửa tiệm, cửa hàng cho người khác quản lý khi đã bị xử phạt hành chính.
Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định mức lãi suất trần để xác định dấu hiệu của tội phạm cho vay nặng lãi. Cụ thể, Điều 201Bộ Luật Hình sự 2015 quy định: Người nào cho vay lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ Luật Dân sự hưởng lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên là có dấu hiệu phạm tội này. Trong khi đó, trần lãi suất theo quy định tại Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 là khoảng 20%/năm, tức khoảng gần 1,7%/tháng. Như vậy, cho vay với lãi suất từ 8,5%/tháng trở lên là có thể bị xử lý về hành vi cho vay nặng lãi. |
Chủ các đường dây “tín dụng đen” cũng lách luật bằng cách ghi “hợp đồng” cho vay dưới hình thức khác hoặc ghi giấy nợ không rõ ràng, lấy lãi theo ngày nên rất khó xác định dấu hiệu vi phạm. Thông thường chỉ khi các chủ nợ có hành vi vi phạm pháp luật khác như cưỡng đoạt, cướp, đánh, bắt giữ người trái pháp luật thì công an mới xử lý về tội cho vay nặng lãi.
Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng – Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội cho biết, “tín dụng đen” không chỉ đơn giản chỉ là cho vay nặng lãi. Để được gọi là “tín dụng đen” thì phải là một hoạt động cho vay có nhiều hơn một yếu tố bất hợp pháp trong số các yếu tố sau: Hoạt động cho vay bất hợp pháp, mục đích vay vốn bất hợp pháp, lãi suất cho vay bất hợp pháp hoặc có những hành vi bất hợp pháp khác như đe dọa, cưỡng bức, lừa dối trong giao dịch cho vay...
Hiện tượng phổ biến nhất của “tín dụng đen” là sự kết hợp của 2 yếu tố cho vay bất hợp pháp đi đôi với áp đặt một mức lãi suất cao trái với quy định của pháp luật. `Việc cho vay và vay tiền ngoài các tổ chức tín dụng là quan hệ dân sự và không phải hành vi bị cấm. Hoạt động này chỉ vi phạm pháp luật khi việc cho vay được xác định là có lãi suất vượt quy định và có tính chất bóc lột. Qua các vụ án đã xảy ra, với cơ quan chức năng, để tìm hiểu được mức lãi suất cho vay trong hoạt động “tín dụng đen” tại thời điểm tiến hành giao dịch rất khó khăn.
Để che giấu mức lãi khủng khiếp, các chủ “tín dụng đen” thường không thể hiện trên giấy tờ vay mức lãi suất mà chỉ thỏa thuận miệng với người vay nhưng vẫn thu tiền lãi hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng mà khi bắt giữ công an khó chứng minh mức lãi này. Những chủ nợ này cũng thường khấu trừ luôn tiền lãi vào số tiền gốc ngay khi giao tiền, nên người vay không bao giờ cầm đủ số tiền thực vay trong “hợp đồng”.
Hành vi người cho vay tiền có tính chất “chuyên bóc lột” còn khó chứng minh hơn nhiều… Đó chính là nguyên nhân khiến những vụ cho vay với lãi suất “cắt cổ” chỉ bị phát giác khi mà hậu quả đã thành những hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác. Lúc này, việc xử lý hình sự đối với các đối tượng cho vay nặng lãi sẽ áp dụng cho các hành vi như bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích…
Theo Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng – Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội, đa số người đi vay mắc bẫy “tín dụng đen” là do không có kiến thức tối thiểu về tài chính cá nhân, đôi khi sẵn sàng đi vay nóng vì những lý do chưa thiết yếu như vay để lo một việc gì đó trong gia đình, vay để tìm việc làm… Cùng với kiến thức pháp luật không đầy đủ, nhiều người để được vay đã sẵn sàng ký mọi giấy tờ, không để ý đến hậu quả. Trong rất nhiều trường hợp cơ quan bảo vệ pháp luật muốn bảo vệ người dân bị lừa đảo tuy nhiên các tài liệu, chứng cứ đều phản bác lại lập luận đó nên dù muốn bảo vệ cũng khó. Có những gia đình, tất cả các thành viên đều đồng tình ký vào hợp đồng chuyển nhượng nhà cho đối tượng cho vay “tín dụng đen”, vì vậy, khi đưa ra xem xét thì người vay vẫn là bên yếu thế. |
Một số đối tượng cho vay còn chặt chẽ hơn khi yêu cầu người vay phải thế chấp một số loại giấy tờ như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, sổ đỏ, sổ lương, đăng ký xe... Đa số người đi vay mắc bẫy “tín dụng đen” là do không có kiến thức tối thiểu về tài chính cá nhân, đôi khi sẵn sàng đi vay nóng vì những lý do chưa thiết yếu như vay để lo một việc gì đó trong gia đình, vay để tìm việc làm…
Cùng với kiến thức pháp luật không đầy đủ, nhiều người để được vay đã sẵn sàng ký mọi giấy tờ, không để ý đến hậu quả. Trong rất nhiều trường hợp cơ quan bảo vệ pháp luật muốn bảo vệ người dân bị lừa đảo tuy nhiên các tài liệu, chứng cứ đều phản bác lại lập luận đó nên dù muốn bảo vệ cũng khó. Có những gia đình, tất cả các thành viên đều đồng tình ký vào hợp đồng chuyển nhượng nhà cho đối tượng cho vay “tín dụng đen”, vì vậy, khi đưa ra xem xét thì người vay vẫn là bên yếu thế.
Để công nhân không sập bẫy “tín dụng đen” và phải chịu những hậu quả khôn lường, thiết nghĩ các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cần tăng cường công tác tuyên truyền về kiến thức pháp luật, giúp công nhân hiểu rõ về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các tổ chức “tín dụng đen”, những tội phạm gắn liền với hoạt động “tín dụng đen”.
Bên cạnh đó, lực lượng công an tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động phát hiện trường hợp vay nợ của các đối tượng “tín dụng đen”; ngăn chặn, xử lý hoạt động đòi nợ bằng nhiều hình thức, có phương án đấu tranh, xử lý triệt để các tổ chức hoạt động “tín dụng đen”.
Hơn nữa, xuất phát từ thực tế công nhân còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, dễ sập bẫy “tín dụng đen” khi cần tiền để giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc sống, do đó, cần có những giải pháp về tài chính, tín dụng với mức lãi suất ưu đãi để công nhân tiếp cận với nguồn vốn khi cần thiết.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49