Kỳ 2: Biệt thự cao cấp thành khu công nghiệp “bất đắc dĩ”
Vừa ra tù lại “khoắng” tài sản ở biệt thự cao cấp | |
Cách nào xử lý tình trạng biệt thự bỏ hoang? |
Nhiều mối lo
Hàng loạt những căn biệt thự, liền kề bị bỏ bơ vơ giữa các khu đô thị Văn Khê (Hà Đông) đã trở thành nơi đắc địa của nhiều chủ tập kết đồng nát. Những tấm biển nhếch nhác, những dòng chữ nguệch ngoạc trên tường “thu mua sắt vụn” tràn lan đến ngỡ ngàng. Với người dân nơi đây, sau vụ nổ bom kinh hoàng ở Văn Phú, thì những bãi phế liệu nghênh ngang kia, đã hằn trong suy nghĩ họ nhiều mối lo sợ.
Mặt tiền ngôi nhà độ tầm 2 mét bày đủ thứ, với những thanh sắt vụn loằng ngoằng, bao bì đọng nước, bìa cacton ẩm mốc, đó là chưa kể tới những mùi hôi của lông gà, lông vịt và âm thanh loảng xoảng tiếng ghè đập ống lon. Mưa dầm khiến những kho sắt vụn bốc mùi nồng nặc, mùi phân hủy bìa có, mùi dầu máy cũng có, hỗn tạp, khiến người qua lại không khỏi khó chịu.
Những căn biệt thự hoang được tận dụng chứa sắt vụn, phế liệu. Ảnh: Hồng Hải |
Theo chia sẻ của chị Hòa (cư dân khu đô thị Văn Khê) cho biết: “Đấy là chưa kể tới những hôm họ mang máy khò ra khò thùng sơn, bình ôxy nữa. Có những đêm, họ chuyển sắt thép lên xe cứ ầm ầm không chịu được. Mưa gió ẩm ướt, sắt vụn nó hoen gỉ ra nước bẩn, tràn cả ra đường. Góp ý, nhưng cũng chẳng đâu vào đâu. May là sau vụ nổ bên kia, quản lý họ đuổi bớt đi được mấy nhà rồi đấy không thì hỗn tạp lắm”.
Tại đây, đa phần chủ thu mua sắt vụn là phụ nữ, nhiều khi họ không thể phân biệt được đạn, bom để đề phòng, cũng như là những chất phóng xạ. Khi được hỏi làm cái việc chứa đồng nát này liệu có sợ hóa chất độc hại hay bom mìn không, nhiều chủ phế liệu nói kiểu dửng dưng hờ hững: “Cả nước mình có hàng nghìn cơ sở thu mua đồng nát, đấy là chẳng may có cửa hàng đó không may nổ bom chứ có phải chỗ nào cũng chứa bom đâu. Mà bọn tôi còn chả biết là hóa chất nào độc, độc thế nào”.
Nhiều trường hợp, các chủ thu mua đồng nát khẳng định họ không hề thu mua bom, đạn, tuy nhiên, khi được hỏi có phân biệt được không, thì họ không dám chắc chắn. Qua đó, tự bản chất vấn đề dấy lên câu hỏi rằng, quanh các khu đô thị bỏ hoang, trong hàng vạn cửa hàng sắt vụn giữa khu dân cư, liệu có còn quả bom nào chực đợi nổ?
Cứ mỗi chung cư bỏ hoang, tính ra cũng phải có vài nhà làm nơi tập kết điểm đồng nát. Đó là còn chưa kể tới những điểm bán sơn, cưa, gò, bán gỗ... toàn nghề dễ gây cháy nổ.
Anh Hoàng Trọng Hùng (khu đô thị thôn Yên Xá, Tân Triều, huyện Thanh Trì) chán nản nói: “Chúng tôi bỏ ra tiền tỉ mua cái nhà để ở, thế mà mấy người họ tới đây bày bán đủ loại, chả hiểu từ bao giờ mà tôi lại chọn sống giữa cái khu công nghiệp như này. Còn mấy ông đồng nát thì khỏi nói rồi, nhất là mùa hè, nắng hanh khô, bìa vứt lung tung, rồi họ mang máy ra cưa sắt. Nó mà bắt lửa, là đi tong hết”.
Mầm mống nguy hại tới từ sự lãng phí
Cùng cảnh con hoang như các khu đô thị “ma”, nhiều căn biệt thự tại khu đô thị Dịch Vọng (gần công viên Cầu Giấy) cũng đang rơi vào cảnh vườn không nhà trống. Hàng loạt những căn biệt thự hoàn thiện phần thô, chưa chát vữa, đang được tận dụng làm các tập điểm phế liệu, bán trà đá, làm mộc, có khi trở thành những kho hàng vật liệu dễ cháy nổ như sơn dầu.
Tại đây, đa phần chủ thu mua sắt vụn là phụ nữ, nhiều khi họ không thể phân biệt được đạn, bom để đề phòng, cũng như là những chất phóng xạ. Khi được hỏi làm cái việc chứa đồng nát này liệu có sợ hóa chất độc hại hay bom mìn không, nhiều chủ phế liệu nói kiểu dửng dưng hờ hững: “Cả nước mình có hàng nghìn cơ sở thu mua đồng nát, đấy là chẳng may có cửa hàng đó không may nổ bom chứ có phải chỗ nào cũng chứa bom đâu. Mà bọn tôi còn chả biết là hóa chất nào độc, độc thế nào”. |
Người ta tự hỏi, những căn biệt thự không trên dưới chục tỉ, tại sao lại lôi thôi ống nước cũ, máy móc hỏng, chỗ còn đựng cả một kho than hàng trăm thùng, và điều kỳ lạ là không ai thèm trông coi chúng, cũng như đứng ra chịu trách nhiệm khi có sự cố.
Qua quan sát, có thể dễ thấy đa phần các căn hộ bỏ hoang đều không được lắp đặt đường điện nước. Tuy nhiên, theo thông tin của người dân xung quanh phản ánh, những người “tận dụng” những biệt thự “ma” thường đi câu trộm đường điện để sử dụng. Chưa kể tới, không hề có một biện pháp phòng, chống cháy nổ nào được chuẩn bị, nước cũng không.
Vậy với những kho than lên tới hàng trăm thùng kia, một khi chập điện gây hỏa hoạn ai sẽ là người chịu trách nhiệm. Không những thế, mối nguy hóa chất bị phân hủy từ sắt thép và các máy móc từ các kho đồng nát theo nước mưa ngấm dần vào nguồn nước, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.
Những thùng sắt kín khi được thu mua, người xử lý thường sử dụng máy khò để lấy sắt bán, tuy nhiên, vì nhiều trường hợp do thùng kín vẫn còn sót lại xăng dầu, sơn nên bắt lửa, thùng kín tạo áp suất lớn nên gây nổ rất nguy hiểm.
Anh Vũ Cao Long (sống tại Tam Trinh, quận Hoàng Mai) chia sẻ: “Trước ở gần nhà tôi có đôi vợ chồng thu gom phế liệu. Một hôm, anh chồng đang cưa thùng phuy, bỗng nhiên nổ bùm. Lúc ấy, có 2 người đi xe máy qua đường bị mảnh thùng bay vào, ngã lăn ra, anh này vội chạy ra đỡ rồi xin lỗi.
Quay vào, thì thấy chị vợ bị chiếc nắp thùng phi cắt ngang bụng, gục trên vũng máu. Giờ anh phải nuôi đứa con nhỏ một mình. Cứ đi cuối Tam Trinh, gần vành đai 3, hỏi chuyện đó thì ai cũng rõ. Thế mới biết, sắt vụn nhìn thì chỉ là sắt vụn, nhưng bất cứ khi nào cũng có thể cướp được mạng sống con người”.
Đã đến lúc không thể coi các kho hàng đồng nát là chuyện vặt vãnh mưu sinh. Sau vụ nổ ở khu đô thị Văn Phú, mỗi kho chứa đồ phế liệu đã và đang là nỗi ám ảnh của nhiều người. Không những vậy, còn là câu hỏi lớn cho các nhà đầu tư, họ chi ra chục tỉ có khi cả trăm tỉ để xây dựng lên những căn biệt thự nguy nga, nếu không ở thì chỉ là sự lãng phí, đông thời, họ đã gián tiếp cấy sinh những mầm họa đe dọa cuộc sống con người.
Hồng Hải
Kỳ 3: Tiềm ẩn dịch bệnh từ khu đô thị bỏ hoang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội
Trật tự đô thị 29/12/2024 17:45
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm
Trật tự đô thị 28/12/2024 16:12
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Trật tự đô thị 25/12/2024 19:31
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Trật tự đô thị 25/12/2024 09:49
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26