Kỳ 2: Báo động đánh cắp hình ảnh lương y để bán thuốc
Kỳ 1: Tràn lan thuốc Đông y không rõ nguồn gốc | |
120 gian hàng tham dự Hội chợ dược liệu và sản phẩm y dược cổ truyền toàn quốc | |
Thêm bệnh nhân tử vong vì sử dụng “tiểu đường hoàn” |
Bị ăn cắp hình ảnh để quảng cáo thuốc
Lương y Nguyễn Văn Đức (Chủ tịch Hội Đông y xã Huống Thượng, TP.Thái Nguyên) không nhớ nổi đây là lần thứ bao nhiêu hình ảnh của ông bị các trang mạng xã hội lấy cắp để quảng cáo thuốc. Ngay chính trên trang facebook cá nhân, lương y Nguyễn Văn Đức đã chia sẻ hình ảnh cắt ghép này.
Lương y Đức cho biết đã rất nhiều lần, hình ảnh của ông bị các trang mạng lấy về cắt ghép rồi quảng cáo từ thuốc đau lưng trị nhức mỏi, thuốc xương khớp ông Bồng, giờ là thuốc xương khớp Bà Ngọ…Và lần này, khi những người quen phát hiện và gửi hình ảnh, ông mới hay tin.
Hình ảnh của lương y Nguyễn Văn Đức cầm tấm biển “Xương khớp lâu năm, tôi giúp được, chỉ một lọ là khỏi dứt” được các trang tin chạy quảng cáo tràn lan trên facebook, zalo.
Khi kích vào mục tìm hiểu thêm, phóng viên nhận thấy đường linh dẫn đến địa chỉ “Công ty Cổ phần thương mại dược Sao Mai”, phân phối độc quyền “Công ty thương mại và đầu tư ILIKA” trụ sở tại tầng 3, số 25, ngõ 50, Trung Yên 9, Cầu Giấy, với số điện thoại Hotline: 09219036xx. Gọi đến số điện thoại trên thì được biết tại đây bán thuốc Đông y an khớp Bà Ngọ chứ không hề liên quan gì đến lương y Nguyễn Văn Đức.
Nhiều người phải trả giá vì sử dụng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc |
Qua tìm hiểu, quá trình khám bệnh, tư vấn mua thuốc tại đây đều qua mạng, điện thoại. Và một sự thật “đắng lòng”, những người tư vấn lại không phải là bác sĩ hay dược sĩ. Theo lời quảng cáo trên mạng, thuốc có công dụng đặc trị dứt điểm bệnh, bài thuốc gia truyền xương khớp Bà Ngọ đã chữa khỏi hoàn toàn cho 95% người bệnh và chỉ cần 2 liệu trình sẽ dứt bệnh. Một số nhân viên còn cam kết: “Bệnh không quay lại dù chỉ một lần, nếu không khỏi sẽ hoàn trả 100% tiền thuốc…”.
Phóng viên tiếp tục lần theo những địa chỉ sản phẩm An khớp Bà Ngọ trên mạng xã hội thì nhận thấy có đến gần chục trang thông tin về sản phẩm này. Mỗi trang đều có một địa chỉ bán hàng khác nhau, thật giả không rõ. Trao đổi về vấn đề này, lương y Nguyễn Văn Đức cho biết, ông không biết phải làm sao để xử lý việc hình ảnh của mình bị đánh cắp.
Điều ông lo lắng nhất là có thể sẽ có những người dân không biết về sự thật, tin tưởng vào những tấm hình đã bị chỉnh sửa ấy mà mua phải thuốc không rõ chất lượng thì sẽ rất nguy hiểm.“Chúng tôi khẩn thiết mong các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, vạch trần sự bịp bợm này”, lương y Đức chia sẻ…
Được biết, đây không phải là vụ đánh cắp hình ảnh để bánthuốc lần đầu tiên xảy ra. Trước đây, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cũng đã nhiều lần lên tiếng về việc bị một số trang mang đánh cắp hình ảnh để bán thuốc. Thậm chí, nghệ sĩ cũng bị lấy hình ảnh ra để bán thuốc. Mới đây nhất, NSƯT Thanh Loan bức xúc khi hình ảnh của bà được dùng để quảng cáo thuốc trị hói tràn lan trên facebook, khiến cuộc sống của bà bị đảo lộn, uy tín bị ảnh hưởng.
Trên thực tế, khoảng 2 năm nay, trên mạng xã hội, đặc biệt là facebook, tràn ngập thông tin về các nhà thuốc, mà một số người hiểu biết về thảo dược, thuốc men, mạng xã hội, thì đó là những “nhà thuốc ma”.
Sở dĩ, gọi như vậy, vì chúng chỉ có ở trên mạng xã hội, thay đổi tên như bóng ma, và không biết tìm ở đâu. Tất nhiên là chúng không được cấp phép theo quy định. Nổi bật là hàng loạt cái gọi là nhà thuốc như Thiệu Khang Đường, Đông y Việt Nam, Thuốc xoang Bà Mười, Đông y Gia truyền điều trị Dạ dày…
Cẩn thận tiền mất tật mang
Có một điều rất dễ nhận thấy, tất cả các thuốc Đông y bày bán trên mạng này đều lấy danh nghĩa là “Đông y gia truyền” của Bà X, bà Y, ông Z… với những lời quảng cáo Đông y gia truyền nhiều đời để tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Thuốc Đông y là loại thuốc lành tính, được người Việt Nam ưa sử dụng nên tạo niềm tin không nhỏ cho người dùng.
Tuy nhiên, các loại thuốc được quảng cáo tràn lan, không rõ nguồn gốc xuất xứ, được rao bán theo hình thức đa cấp mà người bán không hề có kiến thức về thuốc thuộc đủ các thành phần từ công nhân, công chức, viên chức đến bà bán trà đá vỉa hè thì thực sự nguy hiểm cho người sử dụng.
Chị Lê Thị Linh (Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm) cho biết, chị thường xuyên mua thuốc Đông y trên các trang mạng quảng cáo. Vì không có thời gian nên chị thường tìm các nhà thuốc Đông y gia truyền nổi tiếng trên mạng xã hội để bốc thuốc. “Tôi chỉ cần kể biểu hiện, tình trạng bệnh là có thể lấy thuốc về uống.
Thú việc hình ảnh quảng cáo có đúng thông tin lương y hay không tôi cũng không biết vì bản thân chưa bao giờ gặp lương y ngoài đời”, chị Linh cho biết. Chị Linh cũng đã bỏ không ít tiền để mua rất nhiều sản phẩm Đông y về điều trị bệnh cho cha mẹ như thuốc trị đau xương khớp, viêm xoang, mỡ máu, men gan cao... Tuy nhiên, hiệu quả thì chưa thấy nhưng người nhà chị lại gặp phải một số tác dụng phụ từ các loại thuốc này.
Theo lương y Phó Hữu Đức, Chủ tịch Hội Đông y quận Cầu Giấy, quan niệm của nhiều người về thuốc Đông y, đặc biệt là thuốc Nam là lành và bổ, không có phản ứng phụ là không đúng.
Không chỉ ở những vùng quê nghèo, dân trí thấp mà ngay cả ở Hà Nội nhiều người vẫn tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh của những thầy lang hoạt động trái phép, không có bằng cấp, không được cấp phép chữa bệnh. Những thầy lang này không hiểu biết thành phần cũng như độc tính trong thuốc đông y có thể gây hại đến sức khỏe con người.
Việc quảng cáo mạo danh người nổi tiếng, bác sĩ, lương y nhằm lợi dụng uy tín, sự nổi tiếng của họ với mục đích lừa đảo bán hàng kém chất lượng hiện nay ngày càng phổ biến hơn và có dấu tinh vi hơn.
Hàng triệu người tiêu dùng nếu không tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ mặt hàng, chỉ vì tin lời quảng cáo mà mua về sử dụng, không kiểm chứng sản phẩm thì không biết hậu quả sẽ nghiêm trọng đến đâu. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần vào cuộc và sớm có biện pháp ngăn chặn cũng như xử phạt những doanh nghiệp có hành vi lừa đảo để làm răn đe.
K.Tiến (Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Tin khác
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24