-->
Kiến tạo điểm đến du lịch qua những "bức tường lịch sử" ở Hà Nội

Kỳ 1: Những bức tường lịch sử

(LĐTĐ) Đoạn đường bê tông hay đê chắn lụt cũ trên đường Yên Phụ, tường đá gầm cầu Long Biên, tường của trường Trung học phổ thông Phan Đình Phùng, và bức tường chen lẫn rác thải trên khu phố Phúc Tân… giờ đây đã trở thành những dự án nghệ thuật công cộng. Tuy nhiên cần có những tác động để nâng những “bức tường” này lên một tầm cao mới của nghệ thuật công cộng, mang lại giá trị du lịch đích thực cho Thủ đô.
Thăng Long - Hà Nội những dấu son lịch sử Ấn tượng “Thăng Long - Hà Nội những dấu son lịch sử”

Không đồ sộ như Vạn Lý Trường Thành, không mang đậm chất lịch sử như Bức tường Berlin, cũng không thú vị như bức tường kẹo cao su trên phố Seattle hay đậm chất tôn giáo như Bức tường phía Tây ở Jerusalem, những bức tường ở Hà Nội như Con đường gốm sứ, Bích họa Phùng Hưng, công trình nghệ thuật Phúc Tân… cũng là những “điểm đến” hấp dẫn đối với du khách và người dân Thủ đô.

Kỳ 1: Những bức tường lịch sử
Bức tường bích họa phố Phan Đình Phùng (ảnh Lương Hằng)

Nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc, dự án nghệ thuật cho không gian sống Phố bích họa Phùng Hưng đã góp phần không nhỏ trong xây dựng cảnh quan mang tính nghệ thuật của Thủ đô. Từ một đoạn phố gần như bị lãng quên bởi trước đây thường dùng để trông xe và tập kết phế liệu, phế thải khiến môi trường xung quanh bị ô nhiễm nặng nề, đến nay, dự án nghệ thuật với những bức tường đá được lấp đầy bởi các tác phẩm bích họa sống động dưới gầm cầu dường như đã làm hồi sinh trở lại con phố này. Hầu hết các tác phẩm đều gợi nhớ lại cuộc sống sinh hoạt chen chúc, chật chội trước đây của người dân phố cổ.

Cho đến nay, mỗi ngày con phố này được chứng kiến nhiều lượt khách tới thưởng lãm và chụp ảnh check-in, khiến con phố Phùng Hưng trở nên nhộn nhịp và người dân nơi đây có thêm cơ hội hưởng lợi từ việc cung cấp dịch vụ cho các du khách mỗi ngày.

Chạy dọc từ cửa khẩu An Dương trên đường Yên Phụ, dọc theo phố Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư đến tận cửa khẩu Vạn Kiếp, Con đường gốm sứ ven sông Hồng với chiều dài 4km, diện tích gần 7.000 mét vuông, mỗi mét vuông tranh tường sử dụng khoảng 1.000 miếng gốm nhỏ. Những mảnh gốm nhỏ chỉ có kích cỡ 3x3cm ấy đã phủ óng ánh lên bề mặt vách bê tông khô cứng trên con đường đê chạy dài ôm lấy Thủ đô Hà Nội, mang lại vẻ đẹp rực rỡ cho cảnh quan đô thị.

Ở góc độ không nhỏ mang tính giáo dục, lịch sử, con đường đã giới thiệu đất nước con người Việt Nam từ thời Đông Sơn qua Lý, Trần, Lê, Nguyễn; hoa văn của 54 dân tộc anh em; làng quê Việt Nam; tranh gốm phong cách đương đại do các họa sĩ thể hiện; tranh thiếu nhi Việt Nam và quốc tế với khát vọng hòa bình; lễ hội dân gian; dấu ấn định đô Thăng Long; mùa xuân phố cổ…

Ngoài ra công trình còn bộc lộ tình hữu nghị quốc tế khi thể hiện hoa văn cùng cảnh sắc đặc trưng của nhiều quốc gia. Con đường Gốm Sứ từ lâu đã trở nên thân quen với người dân Thủ đô và sự hấp dẫn với du khách khi đến với Hà Nội.

Phố Phan Đình Phùng là một con phố đẹp với những hành cây rợp bóng mát và vỉa hè rộng rãi, gần đây đã trở thành nơi tập trung của nhiều người yêu thích nhiếp ảnh để ghi lại những khoảnh khắc, vẻ đẹp thiên nhiên ban cho con đường này. Trên những mảng tường xung quanh ngôi trường, nhiều bức tranh tường đã xuất hiện, ghi lại một vài địa danh nổi tiếng của Hà Nội như Cầu Long Biên, chùa Một Cột, chợ Đồng Xuân, Phố Cổ… đồng thời cũng ghi dấu ấn kỷ niệm thời học sinh như hoa phượng đỏ, ngôi trường cổ kính được xây từ thời Pháp thuộc... Mỗi ngày đẹp trời, đặc biệt vào các ngày cuối tuần, ngày lễ, tết.. thật dễ dàng bắt gặp rất nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau tới đây để được hòa mình vào không gian tươi mát rợp bóng cây, hòa lẫn bức tường bích họa đa sắc màu.

Một “bức tường” mới nhất được dựng lên ven sông Hồng đó là dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân. Bãi Phúc Tân là tên một khu phố nằm ngoài con đê Yên Phụ, ngăn lụt từ sông Hồng tràn vào thành phố Hà Nội. Với địa thế nằm ven sông, giữa hai cây cầu Long Biên và Chương Dương, nhiều năm trở thành nơi đổ rác và phế thải gây mất vệ sinh, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của dân cư. Khi dự án “Cảo tạo nâng cấp cảnh quan khu vực ven sông Hồng”, bãi rác đã trở thành một không gian nghệ thuật, một điểm đến thú vị đối với người dân yêu thích các tác phẩm nghệ thuật công cộng. Sự độc đáo từ chất liệu cho đến cách biểu đạt đã góp phần không nhỏ trong tạo dựng không gian nghệ thuật này, các chất liệu được dùng gợi nhớ lịch sử và đặc biệt là các vấn đề môi trường cần được bảo vệ như hàng ngàn mảnh gương nhỏ ghép nên mô hình “Cầu Long Biên”, từ đó du khách có thể nhìn thấy hình ảnh cây cầu lịch sử in bóng. Cùng sử dụng chất liệu gương và inox, sắt phế thải, tác phẩm “Gánh hàng rong” gợi lên những ký ức xa xưa về người buôn bán rong trên các con ngõ, phố Hà Nội xưa.

Dự án phần lớn sử dụng những đồ tái chế từ vỏ chai nhựa, thùng phi, vành lốp bánh xe máy, ông bô xả… cũng như các đồ rác thải từ chính nơi đây cũng như từ những khu xử lý đồ tái chế khác trong thành phố làm nguyên liệu chính để tái tạo ra các tác phẩm sắp đặt tương tác với bối cảnh của dòng sông Hồng cũng như cùng lịch sử văn hoá phong phú của Thăng Long Kẻ Chợ. 16 tác phẩm sắp đặt nghệ thuật trải dài trên những bức tường còn sót lại kéo dài gần 200 mét với thiết kế có thể mang tới hiệu quả cả ban ngày cũng như cả hiệu ứng ánh sáng ban đêm, được kỳ vọng là một điểm nhấn tiếp theo của thành phố, có khả năng thu hút cộng đồng cũng như mang lại lợi ích về văn hoá, môi trường và tham quan du lịch cho chính người dân địa phương.

Hay mới đây, 21 công trình “Tranh tường bích họa” và “Con đường bích họa” trên địa bàn quận Đống Đa với tổng diện tích hơn 1.200 mét vuông đã được hoàn thành. Công trình tranh tường bích hoạ với các bức tranh 3D về các điểm di tích quận Đống Đa như Văn Miếu Quốc Tử Giám, làng Láng xưa, ga Hàng Cỏ… là các chủ đề gắn với lịch sử, những truyền thống tốt đẹp của người Tràng An đã giúp cho diện mạo con phố Hoàng Cầu trở nên sống động và trở thành điểm check-in đầy sức sống của người dân và du khách.

Tuy nhiên, theo phân tích của phó giáo sư, tiến sĩ Đoàn Thị Mỹ Hương (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam), chức năng của điểm đến du lịch là phải thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch và cần có sự tập trung các tiện nghi, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của du khách. Các yếu tố cấu thành nên một điểm đến du lịch đó là: Hấp dẫn khách du lịch; giao thông đi lại thuận tiện; có nơi ăn nghỉ; có tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ; có các hoạt động khác bổ sung.

Nhìn vào 5 thành tố này, liên hệ tới những không gian nghệ thuật công cộng nói chung và các dự án bích họa trên tường nói riêng, là cơ sở để lý giải sự vắng vẻ của các dự án đầu tư nhiều tiền như Con đường Gốm Sứ, sự thưa dần mức độ quan tâm của dân chúng tới không gian nghệ thuật như bức tường trên đường Phan Đình Phùng, kể cả những bức tường dự án Phúc Tân cũng không nằm ngoài thực trạng này. Trong khi đó, lượng du khách đến thăm và chụp ảnh, ghi hình trên phố bích họa Phùng Hưng vẫn luôn là điểm du lịch khá đông người. Điều gì đã làm nên sự khác biệt này?./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân và du khách sẽ được vui Xuân, trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại Thủ đô. Sở Du lịch Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn phục vụ du khách vui chơi dịp Tết.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh dại ở người là bị chó, mèo nghi dại cắn mà không tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định và tự ý điều trị, dùng thuốc nam.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

(LĐTĐ) Ngày nay, thay vì phải ra chợ mua nguyên liệu rồi tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, nhiều chị em phụ nữ hiện đại chỉ cần đặt hàng online là đã có ngay một mâm cỗ tươm tất, đầy đủ. Cuộc sống bận rộn khiến hình ảnh các bà, các mẹ tất bật trong gian bếp chuẩn bị mâm cỗ dần được thay thế bởi dịch vụ đặt cỗ trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Xem thêm
Phiên bản di động