Kỳ 1: Hiệu quả kinh tế từ phát triển vùng chè an toàn
Về Giếng Cốc, trải nghiệm vị chè cổ thụ Nâng cao giá trị, ‘đổi đời’ nhờ cây chè |
Từ hình thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, đến nay người dân xã Bắc Sơn đã có mô hình phát triển chè an toàn, trở thành ngành nông nghiệp chủ đạo của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân. Những giá trị kinh tế mà cây chè mang lại cho thấy đây là một hướng đi bền vững của vùng bán sơn địa Hà Nội.
Lợi thế vùng nguyên liệu
Xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) nằm giáp với tỉnh Thái Nguyên với địa hình đặc trưng là vùng đồi núi cao, vùng bán sơn địa gồm các đồi, gò thấp xen kẽ với các đồng bằng nhỏ, đất đai có nhiều vùng núi bạc màu. Thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây có nhiều lợi thế để phát triển cây chè - loại cây trồng được xem là chủ lực, thế mạnh của vùng.
Vùng chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap của Hợp tác xã nông lâm Bắc Sơn. (Ảnh: L.H) |
Chúng tôi đến với thôn Phúc Xuân, xã Bắc Sơn vào một buổi sáng mùa hè nắng nóng, cảm nhận không khí hăng say lao động sản xuất của người dân nơi đây. Giữa vạt chè xanh mướt, chị Nguyễn Thị Huyền đang thoăn thoắt hái những búp chè xanh cho vào bao, mặc dù đội nón, đeo khẩu trang nhưng không tránh được cái nóng của thời tiết những ngày hè cao điểm. Những giọt mồ hôi lấm tấm trên vầng trán rám nắng của chị.
Chị Huyền tâm sự, gia đình chị gắn bó với nghề trồng cây chè đã từ rất lâu rồi, khoảng những năm 90. Trước đây gia đình chị trồng chè trung du, nhưng hiện nay được sự giúp đỡ của chính quyền xã đã chuyển sang trồng giống chè cành cho ra năng suất cao hơn. Chỉ tiếc rằng qua thời gian mấy chục năm, vì lý do kinh tế phải chuyển đổi sang trồng các loại cây khác, nên đến nay diện tích trồng chè chỉ còn lại 8 sào.
Mặc dù đất canh tác chè không còn nhiều, làm chè cũng vất vả dãi nắng dầm sương, nhưng vì đã quen tay, quen nghề và yêu cây chè truyền thống của mảnh đất này, chị vẫn kiên trì bền bỉ chăm bón, dù thu nhập trên 8 sào chè cũng chỉ đạt khoảng 30kg/tháng, mỗi năm trừ chi phí bỏ ra được từ 50-70 triệu đồng.
Do dịch Covid-19 kéo dài suốt 2 năm nay, đầu ra của sản phẩm chè rất chậm. Mùa đông khi thời tiết sương, giá thì chè cho ra búp ngon hơn, chất lượng chè cao hơn, bán được từ 400-500 nghìn đồng/1kg, còn vào mùa hè, với thời tiết nắng nóng và mưa nhiều như hiện nay, chất lượng chè chỉ có thể bán với giá từ 300-400 nghìn đồng/1kg; cũng có loại chè chỉ bán với giá từ 70-100 nghìn đồng/1kg.
Chị Huyền cho biết, mấy năm gần đây chị tham gia mô hình hợp tác xã làm chè sạch, chè chất lượng cao nên cũng yên tâm phần nào với nghề truyền thống, hy vọng trong tương lai, đầu ra của sản phẩm vùng đất Bắc Sơn sẽ dồi dào hơn, mang lại nguồn thu đảm bảo để người trồng chè yên tâm bảo tồn vùng nông sản quý hiếm này.
Rời thôn Phúc Xuân, chúng tôi đến với Hợp tác xã nông lâm nghiệp Bắc Sơn. Dẫn chúng tôi ra vườn chè, chị Đào Thị Quý - Giám đốc Hợp tác xã cho biết, cây chè là cây trồng chính của xã Bắc Sơn, tuy nhiên để phát triển cây chè bền vững và tạo dựng được thương hiệu chè Bắc Sơn như hiện nay người dân đã phải trải qua rất nhiều gian nan. Nguyên nhân là do cây chè được trồng từ lâu đời, có nhiều giống chè cũ, cây già cằn cỗi và được các hộ dân canh tác nhỏ lè, manh mún, cho năng suất, chất lượng thấp. Từ khi Bắc Sơn phát triển các mô hình trồng chè an toàn, nhất là mô hình thâm canh và tiêu thụ chè an toàn giữa Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội với Hợp tác xã nông lâm Bắc Sơn thì nơi đây mới thay da đổi thịt, phát huy được thế mạnh của vùng nguyên liệu.
Chỉ tay về phía ngọn núi xanh xa xa, chị Quý cho biết: “Mảnh đất này nằm ngay giáp vùng trồng chè nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên, thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây cũng cho ra chè chất lượng như chè Thái Nguyên, vì vậy, nếu bỏ rơi cây chè thì thật là đáng tiếc”.
Giá trị kinh tế từ cây chè
Theo chị Đào Thị Quý, cây chè ở Bắc Sơn có giá trị kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác, thứ nhất là bởi do khí hậu và thổ nhưỡng, chỉ có cây chè là chịu “vươn lên” giữa những khắc nghiệt, gió sương. Thứ hai, cây chè là cây trồng truyền thống lâu năm ở Bắc Sơn, bà con cũng đã quen với nghề truyền thống, có kỹ năng canh tác, thu hái và kinh nghiệm làm ra chè ngon. Thứ ba, lợi thế của cây chè chính là chỉ vất vả lúc ban đầu khi cải tạo đất, khi đã trồng ổn định thì không phải mất công chăm bón nhiều, trong khi các loại cây khác như ngô, khoai, sắn, mít, bưởi… thì chỉ có vụ mùa, nếu mất mùa thì mất trắng, thu hoạch xong lại phải loại bỏ trồng cây mới.
“So với các loại cây khác thì chè mang lại lợi nhuận cao hơn, vì mỗi năm, chè vẫn thu hái được từ 8-10 tháng. Tôi cho rằng, cây chè là loại cây có lợi thế về kinh tế và là loại cây kinh tế nhất trong các cây trồng nông nghiệp”, chị Quý khẳng định.
Theo chị Quý chia sẻ, thì trên 1ha trồng chè, vào thời điểm trước khi có dịch có thể đạt từ 1-1,2 tấn chè khô. Khi có dịch, chè tiêu thụ chậm hơn do các chốt kiểm dịch khiến việc giao thương hạn chế, người dân cũng bỏ làm chè nhiều, thu hoạch chỉ đạt từ 7-8 tạ chè khô/1ha.
Cũng theo chị Quý, thu hoạch chè có thể lên đến 8 tháng, thường hái rộ từ tháng 2 đến tháng 10. Một 1ha chè sẽ cho khoảng 1 tấn chè khô. Hiện nay diện tích chè thuộc Hợp tác xã chè Bắc Sơn chỉ vào khoảng 30ha, trong khi toàn xã có khoảng 300ha. Từ khi có thương hiệu thì việc quản lý và tiêu thụ chè từ hợp tác xã có nhiều lợi thế hơn so với các hộ trồng chè khác. Khi tham gia vào hợp tác xã, các hộ được tập huấn, hướng dẫn trồng chè sạch mang lại năng suất và hiệu quả cao, đồng thời tạo sự tin tưởng, yên tâm cho người tiêu dùng.
Từ năm 2012, nhờ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình VietGAP khép kín từ trồng, chăm sóc, đến chế biến nên sản phẩm chè sạch của người dân xã Bắc Sơn được đánh giá cao. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, nhãn hiệu tập thể “Chè an toàn Bắc Sơn” đã được công nhận, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm chè Bắc Sơn trên thị trường.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tân - Phó Phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn, với giá trị kinh tế từ cây chè, những năm qua, huyện Sóc Sơn với sự hỗ trợ của thành phố Hà Nội đã triển khai chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ bà con giống mới, đào tạo, hỗ trợ sản xuất, chế biến… để nâng cao chất lượng chè. Cùng với đó, huyện cũng tìm đầu ra cho thương hiệu chè Bắc Sơn bằng việc cùng các ngành của Thành phố tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm để thương hiệu chè Bắc Sơn vươn xa hơn trên thị trường.
Đáng chú ý, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Thành phố, “Chè an toàn Bắc Sơn” đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn “4 sao”. Việc được cấp sao sẽ là tiền đề để sản phẩm chè Bắc Sơn nói riêng, địa phương nói chung tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường, cạnh tranh với sản phẩm chè từ các tỉnh, thành phố khác./.
(Còn tiếp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc
Thị trường 22/01/2025 06:26
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 22/01/2025 06:22