--> -->

Về Giếng Cốc, trải nghiệm vị chè cổ thụ

Lâu nay, người dân thôn Giếng Cốc (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) vẫn có niềm tự hào riêng khi đây là vùng đất hiếm hoi “bảo tồn” được hàng chục gốc chè cổ với tuổi đời hơn trăm năm. Những cây chè này được người dân chăm sóc, lưu giữ, coi như bảo bối truyền đời của gia đình.
Chè VietGAP và chè hữu cơ: Hướng đi mới cho cây chè tại Thái Nguyên Đổi thay nhờ cây chè

Những cây chè cổ thụ

Mất hơn một giờ đồng hồ từ trung tâm Hà Nội dọc theo Đại lộ Thăng Long, chúng tôi tìm về thôn Giếng Cốc (xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) - nơi có làng chè cổ thụ với những cây chè hơn trăm năm tuổi.

Về Giếng Cốc, trải nghiệm vị chè cổ thụ
Vườn nhà ông Nguyễn Văn Dũng (thôn Giếng Cốc) có khoảng hơn chục gốc chè với tuổi đời hơn trăm năm. Ảnh: P.T

Nói đến cây chè, nhiều người nghĩ ngay đến những cây chè Suối Giàng (Yên Bái) hay chè Shan Tuyết (Hà Giang) với dáng thân rất mập, các nhánh tủa ra xung quanh và cao không quá đầu người. Cũng nức tiếng gần xa, nhưng những cây chè ở Giếng Cốc lại mang dáng thân cây cao, khẳng khiu. Thậm chí có những “cụ” chè gần 200 tuổi, cao chừng 5-7m, hơn ngôi nhà một tầng. Gốc cây có đường kính khoảng 30cm, mốc thếch và nhuốm màu rêu phong.

Những cây chè cổ thụ này không biết có từ bao giờ. Người thì bảo từ giống chè Mộc Châu, người thì bảo là chè hoang được các cụ trồng lâu năm. Có lẽ, chẳng ai trong số những bậc cao niên trong làng nhớ được chính xác nguồn gốc cây chè, bởi sinh ra đã có cây chè rồi. Gia đình ông Nguyễn Văn Dũng (thôn Giếng Cốc) đã có 4 đời gắn liền với cây chè. Vườn nhà ông có khoảng hơn chục gốc chè với tuổi đời lên tới trăm năm.

Rót chén chè tươi mời chúng tôi, ông Dũng cho biết, cách đây tầm 50-60 năm, vào những năm 60-70 của thế kỷ trước, hầu hết các gia đình ở đây đều trồng chè nên ngoài tên gọi Giếng Cốc, thôn còn có tên gọi khác là Đồi Chè hoặc Đồi Cốc. Người dân dựa vào cây chè để làm kinh tế, nhà nào trong vườn cũng có vài chục cây, thậm chí nhà nhiều còn có hàng trăm cây.

Theo ông Dũng, chè Giếng Cốc được trồng bằng hạt chứ không chiết cành như một số vùng trồng chè chuyên canh khác. Những hạt chè to, chắc, mẩy được ngâm trong nước nửa ngày rồi đem đi gieo. Trong cả quá trình lớn lên của chè, người trồng không phải chăm bón bất kỳ loại chất dinh dưỡng nào. Cây chè cứ tự nhiên thế mà sống, lớn lên chứ không cần chăm bón. “Có lẽ do chất đất nên chè ở đây rất dễ trồng, nhưng vị chè lại rất ngon, đậm đà. Vì thế, dân ở đây không chịu uống thứ chè nào khác, nếu cây trong sân nhà không đủ lá thì sang hàng xóm xin chứ không dùng loại chè gói để hãm nước đãi khách” - ông Dũng tâm sự.

Về Giếng Cốc, trải nghiệm vị chè cổ thụ
Theo ông Dũng, có lẽ do chất đất nên chè ở đây rất dễ trồng, nhưng vị chè lại rất ngon, đậm đà. Ảnh: P.T

Những cây chè cổ thụ không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang cốt cách, bản lĩnh của một vùng quê từ thuở khai thiên lập địa. Giống chè nơi đây lúc mới uống vào có vị đắng, chát nhưng khi nuốt xong thì lưu lại vị ngọt, thơm trong khoang miệng. Lá chè khi nấu đến nước thứ 2, thứ 3 vẫn thơm tròn vị. Ở vùng này, ly nước chè xanh là thứ không thể thiếu. Đó là ly nước giải khát xua tan mệt mỏi cho những người nông dân sau khi lao động vất vả tăng gia sản xuất; đó cũng là hương vị quen thuộc không thể thiếu sau mỗi bữa cơm nhà; là vị rất riêng của tuổi thơ khi con cháu quây quần bên bàn trà lắng nghe các cụ ông, cụ bà kể về quá khứ... Tất cả những điều đó đã làm nên một hương vị riêng, không thể trộn lẫn, ăn sâu vào tiềm thức những người Giếng Cốc.

Chè ở đây cũng có nét lạ. Lạ ở chỗ người ta chỉ bẻ cành, vặt lá chứ không sử dụng dao kéo. Theo kinh nghiệm của người dân Giếng Cốc, chè khi chuyển lá sang màu xanh thẫm, già màu thì có thể hái vào để hãm nước. Khi hái, nếu khi thử bẻ ngang chiếc lá, thấy phát ra tiếng kêu “tách” một tiếng là được. Riêng phần lá bánh tẻ, lá chè non và búp chè thì không mấy ai uống vì vị không ngon, chát hơn nhiều. Đặc biệt, khi hãm chè cũng cần phải chú ý, phải rửa sạch lá qua mấy lượt nước, sau đó vò nhẹ rồi cho vào ấm theo tỷ lệ lá chè chiếm 1/3 thể tích ấm nước. Tiếp đó, nước đun sôi 100 độ C rót vào ấm, lắc qua lắc lại rồi đem đổ bỏ toàn bộ nước đó đi, rót nước nóng tiếp vào và để ủ trong 3 tiếng là có thể đem ra thưởng thức.

“Chè Giếng Cốc đặc biệt bởi nhiều thứ - như độ tuổi của cây, cách chế biến, vẻ ngoài của chè đến mùi hương mộc mạc, thanh tao. Tất cả những điều này kết hợp lại đã đánh thức vị giác của những người uống chè khó tính nhất” - ông Dũng chia sẻ.

Có đến tận nơi trải nghiệm mới thấy, khi được thưởng thức chè Giếng Cốc tôi có thể thỏa thuê ngắm sắc vàng sóng sánh cùng hương vị chan chát, nhưng sau đó lại ngọt thanh kéo dài nơi cổ họng. Người Giếng Cốc bảo, khi hãm chè nếu hãm được bằng chính nước giếng đá ong trong làng thì nước chè lại càng cho vị ngọt, thanh mát… thật khó quên. Chính vì chè là thức quà quê quý để đãi khách nên mỗi cây chè trong làng đều được người dân coi như báu vật. Khách đến nhà chơi không có gì ngoài chén nước chè tươi, thấm đượm tình cảm nồng hậu thôn quê.

Anh Nguyễn Văn Cường (thôn Giếng Cốc) cho biết, cả thôn hầu như nhà nào cũng trồng một vài cây chè, có cây trồng cách mấy chục năm, có cây từ hơn trăm năm trước. Dân họ trồng để lưu giữ truyền thống. ​Nhà anh hiện còn vài cây chè. Không biết có từ bao giờ, chỉ biết, khi mẹ anh sinh ra, cây chè đã được trồng ở đó, trong góc vườn.

Tài sản tinh thần vô giá

Sống và gắn bó với cây chè nhiều năm, người dân đã quen với văn hóa uống chè xanh, vui cũng ngồi nhâm nhi bên chén nước chè, tám chuyện với mọi người, khi buồn phiền cũng nhấp ngụm nước chè để ngẫm lại chuyện buồn đã qua. “Uống chè xanh ở đây đã trở thành văn hóa hàng ngày. Dân Giếng Cốc thiếu gì được chứ không thể thiếu chè trong cuộc sống thường ngày. Chè cổ pha với nước giếng đá ong thì ngon tuyệt” - ông Dũng chia sẻ.

Theo tìm hiểu, Giếng Cốc ngày xưa vốn nổi tiếng là vùng trồng chè, người dân sống nhờ chè. Nhưng những năm gần đây, cây chè không còn mang lại giá trị kinh tế nên nhiều gia đình đã chặt bỏ dần để chuyển sang trồng các cây ăn quả khác như vải, bưởi, mít, hồng bì… và chỉ để lại một vài cây lấy lá uống nước. Theo lời ông Dũng, những cây chè có tuổi thọ vài chục năm thì còn khá nhiều, còn những cây có tuổi đời hơn trăm năm thì chỉ còn khoảng vài chục cây.

Có lẽ chính điều ấy khiến cho mỗi một cây chè trở thành đáng quý. Mặc dù không mang lại giá trị kinh tế cao, nhưng cây chè đã gắn bó với người dân nơi đây từ đời này qua đời khác. Những cây chè ít ỏi còn sót lại được các gia đình chăm sóc và gìn giữ. Thậm chí, nhiều đại gia đến mua chè trả với giá cao ngất, họ cũng nhất định không bán. Bởi với người dân Giếng Cốc, những cây chè cổ thụ là tài sản tinh thần vô giá.

Khi tôi hỏi ông Dũng và nhiều vị cao niên trong làng về những mong muốn, ước vọng gửi gắm từ cây chè, không ít người đã gửi gắm hi vọng chính quyền địa phương sẽ khảo sát, vận động bà con phục hồi, giữ gìn những cây chè cổ thụ. Nếu được, sẽ xây dựng kế hoạch để làm nên thương hiệu chè Giếng Cốc, khai thác tối đa thế mạnh của các mặt hàng nông sản trên địa bàn.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội thăm và làm việc tại xã đảo Minh Châu

Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội thăm và làm việc tại xã đảo Minh Châu

Ngày 25/7, Đoàn khảo sát của Hội đồng nhân dân (HĐND) và Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Thị Thanh Mai - Phó Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Thành phố làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại xã Minh Châu nhằm khảo sát tình hình tổ chức hoạt động của HĐND xã và thăm, tặng quà tri ân các gia đình chính sách nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Thanh Trì lần thứ I: Khẳng định khát vọng đổi mới

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Thanh Trì lần thứ I: Khẳng định khát vọng đổi mới

Sáng nay (26/7), Đảng bộ xã Thanh Trì (thành phố Hà Nội) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, thể hiện quyết tâm chính trị cao trong xây dựng xã vững mạnh toàn diện, là sự kiện chính trị trọng đại, đánh dấu bước ngoặt lịch sử sau sắp xếp đơn vị hành chính và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động

Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động

“Bức tranh nhỏ, nhưng tình cảm thì lớn lắm. Thế hệ sau vẫn nhớ đến chúng tôi, thế là đủ ấm lòng rồi”, thượng sĩ Nguyễn Chí Tường - cựu chiến binh đang điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất (xã Long Điền, TP.HCM) xúc động chia sẻ khi nhận được bức tranh do chính con em nhân viên Vinamilk vẽ tặng.
Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Phúc Thọ đã tổ chức chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng.
Cầu mây Việt Nam vào chung kết thế giới sau màn hạ đẹp Thái Lan và Hàn Quốc

Cầu mây Việt Nam vào chung kết thế giới sau màn hạ đẹp Thái Lan và Hàn Quốc

Tại giải vô địch cầu mây thế giới 2025 đang diễn ra ở Songkhla (Thái Lan), cả đội tuyển nam và nữ Việt Nam đã cùng tạo nên chiến tích ấn tượng khi giành chiến thắng thuyết phục tại vòng bán kết nội dung 4 người, qua đó xuất sắc ghi tên mình vào trận chung kết của giải đấu uy tín nhất hành tinh ở môn thể thao này.
U23 Indonesia vượt Thái Lan sau loạt luân lưu, tái ngộ U23 Việt Nam ở chung kết U23 Đông Nam Á 2025

U23 Indonesia vượt Thái Lan sau loạt luân lưu, tái ngộ U23 Việt Nam ở chung kết U23 Đông Nam Á 2025

U23 Indonesia xuất sắc đánh bại U23 Thái Lan 7-6 trên chấm luân lưu sau khi hai đội hòa 1-1 trong 120 phút thi đấu tại bán kết U23 Đông Nam Á 2025. Với chiến thắng nghẹt thở này, đội bóng xứ vạn đảo giành vé vào chung kết và sẽ đối đầu U23 Việt Nam trong trận tranh cúp vô địch diễn ra ngày 29/7 tới.
Trận đấu Liverpool vs AC Milan: Sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới

Trận đấu Liverpool vs AC Milan: Sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới

Trận đấu giao hữu giữa Liverpool và AC Milan vào lúc 18h30 ngày 26/7 tại Hồng Kông không chỉ là một màn chạm trán kinh điển gợi nhớ về hai trận chung kết Champions League hào hùng giữa thập niên 2000, mà còn là cơ hội để cả hai “ông lớn” của bóng đá châu Âu thử nghiệm đội hình, chiến thuật dưới triều đại huấn luyện viên mới. Đặc biệt, với Liverpool, đây là trận đấu đầu tiên trên đất châu Á, đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới dưới thời HLV Arne Slot.

Tin khác

Phường Hoàn Kiếm dâng hương kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ

Phường Hoàn Kiếm dâng hương kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), ngày 24/7, Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ phường Hoàn Kiếm tổ chức dâng hương tại phù điêu "Hà Nội - Mùa Đông 1946" và 12 nhà bia tưởng niệm liệt sĩ trên địa bàn phường.
Xã Vân Đình: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Xã Vân Đình: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Sáng 24/7/2025, hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã Vân Đình đã tổ chức các đoàn công tác ý nghĩa, thăm hỏi và trao tặng những phần quà tri ân sâu sắc đến các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn xã. Hoạt động này thể hiện truyền thống "Đền ơn đáp nghĩa" tốt đẹp của dân tộc, đồng thời góp phần động viên, chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong  thăm hỏi, tri ân gia đình chính sách tại phường Đống Đa

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong thăm hỏi, tri ân gia đình chính sách tại phường Đống Đa

Sáng 24/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã dẫn đầu đoàn công tác của Thành phố thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tiêu biểu tại phường Đống Đa, thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những đóng góp to lớn của họ cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, xã Hòa Xá đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025); thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), phường Giảng Võ đang tích cực triển khai các chính sách ưu đãi, chăm sóc chu đáo cho gần 1.200 người có công với cách mạng và thân nhân. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình chính sách trên địa bàn được nâng cao rõ rệt, không còn hộ nghèo theo chuẩn chính sách, góp phần lan tỏa sâu rộng phong trào "Đền ơn đáp nghĩa".
Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), phường Đông Ngạc đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa. Từ khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 700 đối tượng chính sách, đến việc tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và sự quan tâm toàn diện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường.
Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Giữa dòng chảy không ngừng của thời gian, Hà Nội vẫn giữ cho mình vẻ đẹp riêng vừa cổ kính, trầm mặc, lại vừa sôi động, hiện đại. Nơi đây không chỉ là Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà còn là điểm hẹn của ký ức, của văn hóa, của những trái tim yêu khám phá. Mỗi bước chân du khách đến Hà Nội là một hành trình riêng để cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của mảnh đất và con người nơi đây. Trong mắt họ, Hà Nội hiện lên như thế nào? Điều gì khiến họ yêu, ấn tượng, hoặc bất ngờ? Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ chân thật, những ấn tượng và câu chuyện nhỏ đầy cảm xúc từ những du khách đã và đang trải nghiệm Hà Nội theo cách của riêng mình.
Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì mới ra đời, mang trong mình sứ mệnh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính phía Nam Thủ đô Hà Nội. Hình thành từ sự hợp nhất nhiều đơn vị hành chính, Thanh Trì không chỉ rộng lớn về diện tích mà còn giàu về truyền thống, đa dạng về bản sắc và tràn đầy tiềm năng phát triển.
Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Đến thời điểm hiện tại, công trình đập dâng tại Cầu Quang, 1 trong 3 đập dâng trên sông Tô Lịch đã hoàn thành cơ bản phần xây lắp với thiết kế ấn tượng.
Xem thêm
Phiên bản di động